2.2. Nội dung pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam về bảo đảm quyền
2.2.2. Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ vợ và chồng
Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng được ghi nhận đầu tiên trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta từ Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và đồng thời đây cũng là một nguyên tắc trong luật HN&GĐ, theo đó sắc lệnh đã cụ thể hóa về QBĐ của vợ và chồng trong hơn nhân gia đình, theo đó “Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” theo Điều 5 Sắc lệnh, cùng với đó là đảm bảo
quyền tự do kết hôn cho hai bên nam nữ, trong thời kỳ tang chế vẫn có thể lấy chồng được...những quy định trên đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến QBĐ của phụ nữ trong HN&GĐ từ những ngày đầu, điều này có ý nghĩa to
56
lớn trong việc mở ra quy định về các QBĐ về nhân thân, tài sản, con cái, các quyền và nghĩa vụ của người phụ nữ trong các quy phạm pháp luật sau này. Thứ nhất, quyền nhân thân. Quyền nhân thân trong HN&GĐ có thể hiểu là quyền của cá nhân theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 17, Luật HN&GĐ năm 2014 về Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng theo đó: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về
mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân.”, và QBĐ về quyền nghĩa vụ giữa vợ và chồng cũng chính là một trong
những nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ. Trong quan hệ nhân thân trong hôn nhân gia đình trước hết đó là quyền của người vợ được nhận được sự thương yêu, chung thủy, nội dung này được quy định tại Điều 19 của Luật HN&GĐ: “1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương u, chung thủy, tơn trọng, quan
tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các cơng việc trong gia đình.”, từ quy định này thể hiện vị trí và vai trị bình đẳng như nhau
giữa vợ và chồng và khơng có sự phân biệt về vị trí, vai trị của mỗi thành viên trong gia đình.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 19, vợ chồng cũng có quyền và nghĩa vụ phải tạo lập cuộc sống chung, xây dựng gia đình, quy định này cũng nhằm đảm bảo lợi ích của các bên trong đó có quyền của phụ nữ, tránh hơn nhân giả tạo cũng như cùng nhau san sẻ các cơng việc gia đình, Tuy nhiên trong nhiều trường hợp vì lý do nghề nghiệp, cơng tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác thì pháp luật cũng cho phép vợ, chồng có thể khơng sống chung với nhau.
Tiếp theo đó là quyền được chăm sóc, giúp đỡ và tơn trọng lẫn nhau, đó là sự quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu. Vợ chồng cùng phải có ý thức quan tâm và chăm sóc lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần, chăm lo cho gia đình, bảo đảm cho gia đình tồn tại và phát triển theo đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà
57
nước ta đã đề ra trên tinh thần “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”. Mọi hành vi ngược đãi, xúc phạm danh dự nhân phẩm đều bị pháp luật nghiêm cấm và có các chế tài xử lý. Trong Luật phịng chống bạo lực gia đình năm 2007 cũng có các quy định về các hành vi bạo lực trong đó có các hành vi vi phạm quyền được chăm sóc tơn trọng lẫn nhau như: “ Hành hạ, ngược
đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; b)
Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;…”
Thứ hai, về quyền tài sản. Trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng có mối
quan hệ bình đẳng với nhau. Theo Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2014, trước khi kết hơn vợ chồng có thể lựa chọn chế độ tài tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Nếu hai bên có thỏa thuận thì phải lập thành văn bản và có cơng chứng chứng thực, nếu các bên khơng có thỏa thuận thì áp dụng chế độ tài sản theo luật định, điều này cho thấy sự tôn trọng của pháp luật với thỏa thuận của hai bên vợ chồng đồng thời cũng bảo vệ lợi ích chung của gia đình và của người thứ ba.
Một là, tài sản riêng của vợ và chồng được quy định tại điều 43, Luật
HN&GĐ 2014, quy định về tài sản riêng như sau: “1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hơn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.” Như vậy có thể thấy người vợ
hồn tồn có quyền độc lập và toàn quyền quyết định việc chiếm hữu định đoạt tài sản riêng của mình. Pháp LHN&GĐ cũng quy định người vợ có quyền nhập hoặc khơng nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung của vợ
58
chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật HN&GĐ. Các quy định như vậy sẽ giúp đảm bảo được lợi ích của các bên trong thời kỳ hôn nhân cũng như sau khi quan hệ hơn nhân đã khơng cịn nữa, đảm bảo sự độc lập và không bị phụ thuộc của người phụ nữ.
Hai là, về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Sau khi
kết hơn cả hai sẽ cùng chung sống và cùng đóng góp cơng sức để tạo dựng tài sản chung nhằm đảm bảo đời sống chung của cả gia đình. Điểm mới của luật HN&GĐ năm 2014 như đã nêu ở trên các bên có thể thỏa thuận về chế độ tài sản theo quy định tại các điều từ điều 47 đến điều 50 hoặc khi các bên không thỏa thuận thì áp dụng chế độ theo luật định từ điều 33 đến điều 46, các quy định này nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt và nguyên tắc bình đẳng giữa vợ chồng cũng như chế độ tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên xét về mặt nguyên tắc dù hai bên có thỏa thuận áp dụng chế độ tài sản nào đi chăng nữa thì pháp luật quy định cũng đều phải tuân thủ các nguyên tắc chung về chế độ tài sản tại Điều 29 theo đó“Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc
tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.” Về tài sản chung của vợ
chồng được quy định cụ thể tại Điều 33 theo đó: “Tài sản chung của vợ chồng
gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.”
Đầu tiên, có thể thấy phụ nữ bình đẳng với người chồng trong việc
chiếm hữu, quản lý sử dụng và tạo ra tài sản chung. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc tạo ra tài sản chung dù người chồng có cơng việc ổn định và người vợ không đi làm mà chỉ ở nhà làm nội trợ đi chăng nữa thì họ vẫn được coi là bình đẳng với nhau và khơng có sự phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập, cơng sức đóng góp tạo ra thu nhập của hai người
59
là như nhau. Vợ chồng phải có nghĩa vụ sử dụng tài sản theo đúng các quy định của pháp luật, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sử dụng tài sản đó. Ngồi ra việc quản lý, sử dụng định đoạt tài sản có thể thỏa thuận giữa các bên mà không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng cùng quản lý, sử dụng.
Hai là, QBĐ của phụ nữ trong việc sử dụng tài sản chung để đảm bảo
các nhu cầu của gia đình. Các nhu cầu hàng ngày của gia đình có thể là việc ăn uống, điện nước, sinh hoạt, đi lại, việc học tập của các con, chăm lo sức khỏe các thành viên trong gia đình…Điều này được quy định tại Điều 30 của Luật HN&GĐ theo đó người vợ có quyền được thực hiện các giao dịch nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của gia đình và trong các trường hợp vợ chồng khơng có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
Ba là, QBĐ của phụ nữ thể hiện qua việc xác lập, thực hiện chấm dứt
các giao dịch liên quan đến tài sản là chỗ ở duy nhất. Theo điều 31 LHN&GĐ quy định các bên có quyền thỏa thuận về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng. Khoản 1 điều 34 cũng quy định “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ
chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.” QBĐ giữa vợ
và chồng còn được thể hiện qua việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp liên quan đến bất động sản; động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở
60
hữu; tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình (Điều 35), hoặc thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh (Điều 36). Các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung mà chỉ mang ý chí của một bên mà khơng có sự thỏa thuận của bên cịn lại thì bên đó có quyền u cầu tịa án tun bố giao dịch dân sự đó vơ hiệu theo quy định của bộ luật Dân sự năm 2015.
Cuối cùng, QBĐ của phụ nữ thể hiện qua quyền đại diện giữa vợ và
chồng trong khi thực hiện các giao dịch. Điều này xuất phát trên cơ sở bình đẳng và tự do cá nhân, vợ chồng có thể thỏa thuận giúp đỡ nhau để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi một trong các bên khơng thể trực tiếp tham gia được các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại,… cũng như các quan hệ xã hội khác. Việc đại diện có thể theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền, đại điện giữa vợ và chồng được quy định tại Điều 24 LHN&GĐ theo đó Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng; vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Có thể thấy các quy định trong đại diện giữa vợ và chồng nhằm hướng tới QBĐ của phụ nữ, người vợ cũng tương tự như người chồng trong gia đình cũng có quyền đại diện khơng bị phân biệt với người chồng, đảm bảo được lợi ích chung của gia đình, cũng như tránh các giao dịch trái với các quy định của pháp luật.
61
Thứ ba, quyền đối với con cái. Trong quan hệ với con cái, vợ chồng
cũng có các quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau. Theo quy định của pháp luật các sự kiện bao gồm như sinh con, hay nhận nuôi con nuôi… đều làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái. Con cái sinh ra sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ và môi trường giáo dục do vậy cha mẹ là những người có nghĩa vụ thực hiện các vấn đề nhằm đảm bảo chăm sóc ni dưỡng giáo dục chúng một cách tốt nhất. QBĐ về chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục con được thể hiện cụ thể tại điều 61 Luật HN&GĐ năm 2014, theo đó các quyền của cha mẹ với con cái bao gồm: “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến
của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, cơng dân có ích cho xã hội. 2. Trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên,….” Khoản 1 Điều 71 cũng quy định rất rõ
ràng về QBĐ của cha mẹ trong việc chăm sóc ni dưỡng con cái trong mọi hồn cảnh, trường hợp “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau...” . Nhằm bảo vệ các QBĐ của cha mẹ nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng, nghị định số 167/2013 NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống tệ nạn xã hội; phịng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định về các hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ơng, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau. Theo đó “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ơng, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con,...”
QBĐ giữa vợ và chồng đối với con cái cũng thể hiện qua việc bình đẳng trong việc đại diện cho con được quy định cụ thể tại khoản 3 điều 69 Luật HN&GĐ năm 2014 “Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật
62
dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.” Điều 73 cũng quy định về đại diện cho con theo đó cha mẹ sẽ là người
đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật, cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình, đối với các tài sản như động sản và bất động sản có đăng ký quyền sở hữu quyền sử dụng thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ về người sẽ trực tiếp thực hiện các giao dịch dân sự đó. Các quy định này đã góp phần thể hiện QBĐ trong quan hệ hơn nhân gia đình giữa vợ và chồng đồng thời cũng gắn liền với quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.
Không những vậy, QBĐ giữa vợ và chồng cũng được thể hiện qua các quyền được lựa chọn họ tên cho con, quyền lựa chọn tôn giáo, nơi cư trú cho con, khi thực hiện các quyền này vợ chồng đều phải có sự thỏa thuận với nhau và tất cả những vấn đề đó phải là những điều kiện giúp con phát triển và tạo điều kiện tốt nhất cho con.