Xu hướng của thời đại về bảo đảm quyền của phụ nữ trong pháp luật hôn

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 98 - 107)

hơn nhân và gia đình

Quyền bình đẳng của phụ nữ lần đầu tiên được chính thức thừa nhận trong luật quốc tế kể từ khi tổ chức Liên hợp quốc ra đời ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai. Theo đó, Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 lần đầu tiên khẳng định và đề cập tới sự cần thiết trong việc bảo đảm sự bình đẳng về các quyền giữa phụ nữ và nam giới. Hay trong tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948 cũng xác lập nguyên tắc nền tảng, đó là: “Mọi người sinh ra đều

được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền…”31

hay “Mọi người

đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tun ngơn này mà khơng có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác. Ngồi ra, cũng khơng có bất cứ sự phân biệt nào với một người mà dựa trên địa vị chính trị, pháp lý hoặc quốc tế của quốc gia hoặc lãnh thổ mà người đó xuất thân, dù đó là lãnh thổ độc lập, uỷ trị, quản thác, chưa được tự quản hay đang phải

chịu bất kỳ hạn chế nào khác về chủ quyền”32

. Tiếp đó, nhiều điều ước quốc tế cũng được Liên hợp quốc lần lượt thông qua nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ như: Cơng ước về các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952, Công ước về đăng ký kết hôn, tuổi tối thiểu khi kết hôn và việc kết hôn tự nguyện năm

31 Điều 1 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948.

32

91

1962... Đặc biệt, việc đề cao nguyên tắc bình đẳng nam nữ cũng được khẳng định trong hai Công ước quốc tế quan trọng về quyền con người, đó là Cơng ước về các quyền chính trị, dân sự (ICCPR) và Cơng ước về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội (ICESCR); trong đó nổi nhất là cơng ước CEDAW – Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, được thông qua ngày 18-12-1979, có hiệu lực từ ngày 3-9-1981 và thu hút được phần lớn các quốc gia trên thế giới tham gia vào cơng ước này, tính đến tháng 8-2011, đã có tới 187 quốc gia thành viên. Trong đó, những quy định quan trọng trong CEDAW có thể kể tới như: Định nghĩa sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Điều 1); Nghĩa vụ các quốc gia (Điều 2, Điều 3); Ngăn chặn mọi hình thức bn bán và bóc lột tình dục phụ nữ (Điều 6); Quyền tham chính của phụ nữ (Điều 7); QBĐ của phụ nữ trong việc tham gia các quan hệ quốc tế (Điều 8); QBĐ của phụ nữ trong giáo dục hay bình đẳng về việc làm; chăm sóc sức khỏe; đời sống kinh tế, xã hội; bình đẳng trong các quan hệ dân sự; QBĐ trong quan hệ hơn nhân, gia đình (Điều 16 CEDAW)… Nhìn chung, các cơng ước trên được tổ chức Liên hợp quốc thông qua bước đầu xác lập được QBĐ giữa nam và nữ giới trên vị trí tiếp cận quyền con người của từng chủ thể.

Về phía Việt Nam - một quốc gia xã hội chủ nghĩa ở khu vực Đông Nam Á. Với quan điểm, chủ trương và mục tiêu xây dựng đất nước của dân, do dân và vì dân. Trong nhiều thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước đã và đang từng bước tiếp thu những bài học kinh nghiệm trên thế giới, đồng thời vận dụng tư tưởng, quan điểm quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vấn đề xây dựng và đảm bảo nhân quyền của con người tại Việt Nam, trong đó đặc biệt đề cao việc bảo vệ nhóm người yếu thế trong xã hội, cụ thể là phụ nữ - một trong những đối tượng điển hình cần bảo vệ và quan tâm hơn trên mọi phương diện xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực HN&GĐ. Vấn đề quan tâm, đấu tranh và bảo vệ quyền của người phụ nữ trong chính gia đình của họ sẽ giúp tiến tới việc

92

bảo đảm quyền BĐG trên phương diện xã hội, phù hợp với xu thế của thời đại và pháp luật quốc tế được xem như một trong những mục tiêu cốt lõi, hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển bền vững, ổn định xã hội. Hơn nữa, xuyên suốt chiều dài phát triển của lịch sử Việt Nam, nhận thấy người phụ nữ được xem như một bộ phận quan trọng, đóng vai trị là một lực lượng to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Quan điểm này luôn được Đảng ta đề cập trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết qua từng thời kỳ. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: (1) Cơng dân nam, nữ bình đẳng về

mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội BĐG; (2) Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển tồn diện, phát huy vai trị của mình trong xã hội; (3) Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Đây được xem như một văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất và các ngành luật khác đều phải tuân theo những giá trị và nguyên tắc của hiến pháp. Vấn đề trên còn được cụ thể trong những kỳ họp Đại hội toàn quốc. Cụ thể, trong văn kiện Đại hội XII năm 2016, Đảng tiếp tục chỉ rõ cần phải thực hiện quyết liệt các biện pháp, chủ trương nhằm đảm bảo quyền BĐG và bảo đảm sự an toàn trên mọi phương diện xã hội, cụ thể: “Thực hiện hiệu quả các giải pháp

thúc đẩy BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ”33; đồng thời “Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và xử lý nghiêm minh theo pháp luật các hành

vi bạo lực, buôn bán, xâm hại nhân phẩm phụ nữ”34. Gần đây hơn, tại Đại hội

lần thứ XIII của Đảng về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, Đảng và Nhà nước ta đã đề cập tới vấn đề, đó là: “Cần phải quan tâm và nhấn mạnh các nhóm yếu thế trong xã hội. Trên cơ sở đề cao vai trò của các thiết chế nhà nước và xã hội trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người, cần phải đặc biệt

33 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Văn phịng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.304.

34 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr. 163.

93

quan tâm tới các nhóm như: trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, đồng bào dân tộc

thiểu số, người Việt Nam ở nước ngoài,...” 35

. Để đảm bảo quyền của phụ nữ

được thực hiện trên thực tế đạt hiệu quả cao hơn thì một số cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền của người phụ nữ được ra đời để thực hiện chức năng trên, trong đó phải kể đến Hội Liên hiệp phụ nữ - một tổ chức quan trọng, đảm nhận nhiệm vụ tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động, giúp đỡ phụ nữ phát triển. Từ đó, giúp nâng cao vai trị, vị trí của phụ nữ trong thực tế, đảm bảo quyền BĐG giữa nam và nữ trên mọi phương diện trong đời sống xã hội; đặc biệt là trong mối quan hệ hơn nhân, gia đình.

Qua đây, nhận thấy quan điểm của Đảng và Nhà nước đã thể hiện rõ ràng, rành mạch trong vấn đề đảm bảo quyền BĐG nói chung và QBĐ của phụ nữ trong pháp luật HN&GĐ nói riêng. Quan điểm này được xây dựng và dần hoàn thiện qua từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đảng và Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân được sống một cuộc sống hạnh phúc, ấm no mà mỗi cá nhân ai cũng xứng đáng có được. Qua từng giai đoạn, nhận thấy, Đảng và Nhà nước Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn, luôn chăm lo, quan tâm tới đời sống người dân đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội đồng thời đề ra những chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm quyền của người phụ nữ trong gia đình và xã hội trên phương diện bình đẳng về vấn đề nhân quyền của con người. Vì vậy, trong thời gian sắp tới với mục tiêu và hy vọng, Nhà nước sẽ đề ra những phương hướng và biện pháp hiệu quả để vừa sửa đổi, hoàn thiện pháp luật và đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo QBĐ của người phụ nữ trên mọi lĩnh vực nói chung và trong pháp luật HN&GĐ nói riêng. Với mục đích chung đó là “quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con

35 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

94

người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết” đúng với Cương lĩnh xây

dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) mà Đảng và Nhà nước đã nêu ra trước đó.

Với xu thế phát triển của thời đại cùng với những thay đổi của vấn đề bảo vệ quyền con người thì QBĐ của phụ nữ sẽ được đảm bảo và thúc đẩy phát triển hơn trong tương lai; đặc biệt là nhóm QBĐ của phụ nữ trong pháp luật HN&GĐ. Hiện nay, trên thế giới, phần lớn các quốc gia đều có mục tiêu xây dựng đất nước gắn liền với việc đảm bảo và thúc đẩy vấn đề nhân quyền con người. Đặc biệt là các quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới. Với số lượng lớn các thành viên tham gia vào Công ước CEDAW (187 quốc gia thành viên) tính đến tháng 8 - 2011. Với hy vọng trong tương lai, số lượng các quốc gia tham gia vào công ước CEDAW sẽ không ngừng tăng lên.

Từ các vấn đề trên, có thể khẳng định trong tương lai, quyền của phụ nữ sẽ ngày càng được quan tâm và bảo vệ hơn, cũng như việc Nhà nước Việt Nam sẽ quyết tâm khắc phục và xử lý nghiêm những hành vi xâm phạm quyền con người như tình trạng phân biệt đối xử, ngược đãi và bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, hay các tệ nạn mại dâm,… Qua đó, góp phần hồn thiện pháp luật, giáo dục tuyên truyền, nâng cao ý thức tôn trọng, thúc đẩy QBĐ của phụ nữ một cách toàn diện, đầy đủ tại Việt Nam.

3.2. Giải pháp chung bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật hơn nhân và gia đình

Bảo đảm quyền của phụ nữ trong HN&GĐ có vai trị quan trọng đối với

bản thân người phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội. Đây là vấn đề được xã hội rất quan tâm, do vậy bảo đảm quyền của phụ nữ trong HN&GĐ cần được bảo đảm thực hiện một số giải pháp chung, đây là các giải pháp nền tảng, thúc

95

đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hiệu quả các giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp cấp bách khác nhau.

Thứ nhất, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục QBĐ của phụ

nữ. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đóng vai trị quan trọng. Khi người dân và các chủ thể trong xã hội hiểu biết về pháp luật, hiểu được tầm quan trọng của việc bảo đảm QBĐ của phụ nữ trong HN&GĐ, ngồi xã hội thì các chủ thể hình thành ý thức bảo vệ và tơn trọng các quyền đó. Mỗi người dân sẽ là tuyên truyền viên tuyên truyền cho các thành viên trong gia đình và những người xung quanh hiểu hơn về QBĐ của phụ nữ, bảo đảm các quyền của họ giúp gia đình được ổn định, phát triển. Xã hội ngày càng phát triển, ý thức con người được nâng cao sẽ giúp việc bảo đảm quyền của phụ nữ được bảo đảm dễ dàng hơn.

Thứ hai, đối với người phụ nữ, người vợ trong gia đình cần phải cố gắng hơn đặc biệt là chủ động hơn, có thái độ tích cực, tự tin hơn trong cuộc sống cũng như vì họ cũng sống và cống hiến những giá trị tốt đẹp cho xã hội loài người. Họ cần thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi, trang bị kiến thức cũng như tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật để họ không bị mắc vào con đường sai lầm và có hiểu biết pháp luật để có thể bảo vệ mình trước các hành vi xâm hại có thể xảy ra, nắm các quy định của pháp luật để không bị dẫn đến hiện tượng bị xâm phạm các quyền mà không biết cũng như khơng biết mình có quyền gì và nên xử lý như thế nào? Bản thân người phụ nữ hoặc thông qua các tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ có thể đề đạt, đề xuất các quan điểm, ý kiến, mong muốn và nguyện vọng của mình lên các tổ chức bảo vệ quyền lợi của họ, sau đó chuyển lên các cơ quan có thẩm quyền xem xét kiến nghị đó. Việc đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật đồng thời giúp người phụ nữ hiểu hơn về quyền của mình là rất quan trọng và cần thiết.

96

Thứ ba, cần đẩy mạnh, quan tâm đến việc giáo dục về giới tính cho trẻ từ sớm để trẻ có những hiểu biết về mình, về giới tính ngay từ nhỏ thì khi lớn lên các em sẽ khơng cịn bỡ ngỡ hay có thái độ bất bình đẳng với phụ nữ và những người yếu thế trong xã hội. Chúng ta cần nâng cao hiểu biết của những người dân nói chung. Trên thực tế, sự hiểu biết của người dân nói và cũng chính sự thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và quyền của người phụ nữ nói riêng nên khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại, họ không biết cách để bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.

Thứ bốn, nâng cao kiến thức pháp luật cho người phụ nữ, nâng cao tiếng

nói của người phụ nữ trong gia đình cần có các quy định pháp luật rõ ràng và khung pháp lý hoàn thiện để đảm bảo quyền của những người phụ nữ trong gia đình tránh những lỗ hổng pháp luật và chưa có cách hiểu thống nhất dẫn đến việc thi hành sai hoặc chưa có cơ chế, quy định để xử lý. Đồng thời, cần hoàn thiện pháp luật về người phụ nữ một cách đồng bộ trên các lĩnh vực không chỉ riêng lĩnh vực HN&GĐ, như vậy quyền của người phụ nữ mới được bảo đảm tồn diện và bình đẳng như mọi người trong xã hội. Tuy nhiên, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật cần mang tính đồng bộ, có lộ trình và hệ thống, tránh việc bổ sung một cách hình thức, từ đó dẫn đến việc chồng chéo quy định và khó áp dụng trong thực tế.

Thứ năm, tăng cường, bảo đảm BĐG, bình đẳng ngồi xã hội, trong gia

đình. Việc bảo đảm quyền của phụ nữ cần có sự tồn diện, trên các lĩnh vực và phạm vi khác nhau. Vì vậy, việc bảo đảm trên các lĩnh vực sẽ giúp quyền của phụ nữ được thực thi một cách hiệu quả, góp phần bảo đảm quyền của họ cả trong gia đình và ngồi xã hội. Khi trong mỗi gia đình, quyền của người phụ nữ được quan tâm, thúc đẩy và tơn trọng thì nâng cao vị thế của họ, ý kiến của họ được lắng nghe. Từ đó, khi ở mơi trường ngồi xã hội, hình thành một xã hội có sự cơng bằng, bình đẳng và tơn trọng quyền của người phụ nữ

97

nói chung. Phụ nữ sẽ được tơn trọng, bình đẳng và an tồn ngay ở trong gia đình và ngồi xã hội.

Thứ sáu, tăng cường xử lý nghiêm những hành vi xâm hại, xâm phạm

đến QBĐ của phụ nữ. Pháp luật hiện hành đã có các quy định liên quan đến chế tài xâm phạm đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, cá nhân, tổ chức. Do vậy, việc xử lý nghiêm các hành vi xâm hại đến quyền của phụ nữ là rất cần thiết, khi các hành vi bị xử lý nghiêm thì các hành vi vi phạm sẽ được hạn chế, phòng chống hiệu quả, bảo đảm các chủ thể

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 98 - 107)