Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong việc nuôi con nuôi

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 70 - 73)

2.2. Nội dung pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam về bảo đảm quyền

2.2.3.Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong việc nuôi con nuôi

Đối với các cặp vợ chồng hiện nay, vấn đề ni con ni ngày càng quan trọng. Trong đó, việc bình đẳng giữa người phụ nữ (người vợ) và chồng trong việc thỏa thuận nhận ni, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng… cần được quan tâm và chú trọng, giúp phụ nữ được bình đẳng ngay cả trong vấn đề nhận và nuôi con nuôi hiện nay. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.Việc được nhận và nuôi con nuôi của các cặp vợ chồng cịn thể hiện tính nhân văn trong việc tạo điều kiện cho đứa trẻ được sống và phát triển trong một gia đình trọn vẹn,

63

có đủ điều kiện về mọi mặt giúp đứa trẻ được sinh sống và phát triển tốt nhất. Điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với các cặp vợ chồng mà cịn ở đứa trẻ. Điều 2, Luật Ni con ni năm 2010 đã đặt ra quy định về mục đích ni con ni, đó là “việc nhận nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ

cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con ni được ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong

mơi trường gia đình”. Như vậy, xét ở các khía cạnh về đạo đức, về chuẩn

mực xã hội, góc độ về quyền con người hay các góc độ khác thì quyền ni con ni của người phụ nữ nói riêng hay của cặp vợ chồng nói chung cũng đều bắt nguồn và xuất phát từ những nhu cầu thiết yếu, mong muốn, hạnh phúc của con người được chuẩn mực được quốc gia và cộng đồng quốc tế ghi nhận. Từ những phân tích trên, có thể hiểu: “Quyền nuôi con nuôi là nhu cầu

khách quan tự nhiên của con người được thể hiện ở việc các cặp vợ chồng có mong muốn được nhận và nuôi con ni, có đủ các điều kiện thì được ghi nhận, thúc đẩy và bảo đảm bằng pháp luật”.

Hiện nay, tại Việt Nam đã có Luật HN&GĐ, Luật Ni con ni và các văn bản dưới luật, hướng dẫn thi hành tương đối đầy đủ về vấn đề nhận và ni con ni. Theo đó, pháp luật đã đặt ra những quy định cụ thể, rõ ràng nhằm đảm bảo QBĐ của phụ nữ trong việc có quyền được nhận, ni, chăm sóc, giáo dục con nuôi, ngang bằng với quyền của người chồng trong gia đình. Qua đó, thể hiện sự cơng bằng, bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc nhận và nuôi con nuôi. Cụ thể, pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định:

Luật Nuôi con ni năm 2010 đã có những quy định về điều kiện nhận con nuôi trong nước. Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định người nhận nuôi phải có đủ các điều kiện theo Điều 14 thì được phép nhận con nuôi. Mặt khác, Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính

64

phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi thuộc về cơ quan sau: (1) Trường hợp cha dượng hoặc

mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con ni; cơ, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con ni thì UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; (2) Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở ni dưỡng được nhận làm con ni, thì UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; (3) Trường hợp trẻ em ở cơ sở ni dưỡng được nhận làm con ni, thì UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Từ những quy định trên, nhận thấy rằng những quy định của pháp luật Việt Nam về ni con ni hiện hành đã có những quy định chi tiết, cụ thể trong việc xác định điều kiện nhận và nuôi con nuôi của từng người cụ thể; hơn nữa với việc xác định quyền được làm cha mẹ là một quyền nhân thân quan trọng của con người, gắn liền với từng người, bình đẳng như nhau giữa nam và nữ, được pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để cá nhân thực hiện quyền đó như nhau trong cùng một gia đình và được pháp luật ghi nhận, bảo đảm thực hiện.

Trong Luật HN&GĐ năm 2014 đã có quy định đề cập tới mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Cụ thể, luật quy định việc cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con cái như nhau… hay có các quyền giám hộ hoặc đại diện cho con nuôi… Những quy định trên được xây dựng dựa trên việc tiếp cận, học hỏi và kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm của pháp luật quốc tế. Điển hình, tại cơng ước CEDAW đã khẳng định: “Thừa nhận trách nhiệm chung của cả vợ lẫn chồng trong việc ni dạy và phát triển con cái, lợi ích của con cái phải được nhận thức rõ là ưu tiên hàng đầu trong mọi trường hợp” (Điểm b, Điều 5). Điều đặc biệt quan trọng đó là Công ước chỉ rõ:

65

“Quyền và trách nhiệm như nhau với vai trò làm cha mẹ trong mọi vấn đề liên quan đến con cái, bất kể tình trạng hơn nhân như thế nào” (Điểm d, Điều

16). Như vậy trách nhiệm của cha mẹ đối với con là như nhau trong mọi trường hợp: khi hôn nhân đang tồn tại, sau khi ly hơn, khi khơng có quan hệ hôn nhân hoặc trong hôn nhân trái pháp luật.

Qua đây, nhận thấy quyền giữa vợ chồng đều được pháp luật quy định bình đẳng về các phương diện trong mối quan hệ HN&GĐ. Liên quan đến quyền ni con ni, pháp luật đã có những quy định điều chỉnh vấn đề nhận, nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc và ni con ni giữa vợ và chồng.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 70 - 73)