Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ khi chấm dứt hôn nhân

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 75 - 78)

2.2. Nội dung pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam về bảo đảm quyền

2.2.5.Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ khi chấm dứt hôn nhân

Chấm dứt hơn nhân có thể hiểu là sự kết thúc của mối quan hệ hôn nhân được pháp luật công nhận. Tại chương IV, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định có 02 trường hợp chấm dứt hơn nhân là ly hôn và hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Trường hợp ly hôn được chia thành ly hơn theo u cầu một bên (cịn gọi là đơn phương ly hôn) (Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014) và thuận tình ly hơn (Điều 55 Luật HN&GĐ năm 2014).

Khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Khi cuộc sống hôn nhân trở nên mâu thuẫn khơng cịn tiếng nói chung, và việc hịa giải khơng cịn hiệu quả nữa thì việc ly hơn trong lúc này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên. QBĐ của phụ nữ thể hiện ở quyền yêu cầu ly hôn: Quyền này được quy định cụ thể tại điều 51 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn cụ thể:“ Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền u cầu Tịa án giải quyết ly hôn.” Như vậy khi xảy ra mẫu thuẫn và

khơng thể tiếp tục hơn nhân thì cả hai bên vợ và chồng đều có quyền u cầu tịa án giải quyết việc ly hơn. Người vợ có quyền u cầu thuận tình ly hơn theo quy định tại Điều 55 theo đó trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc

68

chia tài sản, việc trông nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tịa án cơng nhận thuận tình ly hơn; nếu khơng thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng khơng bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tịa án giải quyết việc ly hôn. Việc đơn phương yêu cầu ly hôn được quy định tại điều 56 Luật HN&GĐ. Trong các quy định về ly hơn ngồi người vợ có quyền yêu cầu thì những người thân trong gia đình hồn tồn có quyền u cầu tịa án giải quyết việc ly hôn, điều này được quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ theo đó: “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền u cầu Tịa án giải quyết ly

hôn” Quy định này sẽ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một trong

hai bên vợ chồng khi một trong hai bên vợ chồng bị tâm thần, hoặc mắc bệnh không làm chủ được hành vi đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình. Họ là những người bị mất năng lực hành vi dân sự do vậy khơng có khả năng tự mình thực hiện quyền u cầu Tịa án giải quyết, đây cũng là một quy định mới trong Luật HN&GĐ năm 2014 và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ QBĐ của phụ nữ.

Trong quy định tại Điều 51 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, nhằm đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ, cũng như bảo vệ quyền của trẻ em, pháp luật HN&GĐ có quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng. Trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang ni con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng sẽ khơng có quyền u cầu ly hơn. Trong trường hợp này, tịa án sẽ khơng thụ lý đơn xin ly hôn của người chồng và người chồng phải đợi đến khi người vợ sinh con xong và đứa trẻ trên 12 tháng tuổi mới được tiếp tục xin ly hôn. Trong thời kỳ mang thai là thời kỳ hết sức nhạy cảm, người vợ phải chịu rất nhiều những áp lực và sự thay đổi rất lớn từ tâm sinh lý, lúc này trách nhiệm của người chồng là vô cùng quan trọng trong việc chăm lo cho sức khỏe của người vợ. Tuy nhiên có thể thấy pháp luật chỉ hạn chế quyền yêu cầu ly

69

hôn của người chồng có nghĩa là trong trường hợp người vợ dù đang có thai hoặc đang ni con dưới 12 tháng tuổi mà có đơn u cầu thì tịa án vẫn thụ lý giải quyết, nhằm đảm bảo và tôn trọng sự lựa chọn của người vợ đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của người phụ nữ.

QBĐ của phụ nữ trong việc trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: Theo quy định tại điều 81, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về việc trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn .Như vậy, sau khi ly hơn cha mẹ vẫn có các quyền và nghĩa vụ như nhau, về người trực tiếp ni con các bên có thể thỏa thuận ai sẽ là người thực hiện và pháp luật tơn trọng các thỏa thuận đó. Đáng chú ý tại Khoản 3 Điều 81 quy định “Con dưới 36 tháng tuổi được giao

cho mẹ trực tiếp nuôi” cho thấy trong trường hợp người mẹ có đủ các điều kiện

để trực tiếp trơng nom, chăm sóc và ni dưỡng con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được pháp luật ưu tiên trong quyền nuôi dưỡng con cái, và chúng ta cũng có thể thấy rằng một đứa trẻ 36 tháng tuổi rất cần sự chăm sóc và ni dưỡng của người mẹ vì chúng cịn q nhỏ, điều này là hoàn toàn phù hợp đồng thời cũng bảo đảm quyền của người mẹ và các quyền của đứa trẻ đó.

Sau khi đã quy định hoặc thỏa thuận của các bên về ai sẽ là người trực tiếp ni con thì bên cịn lại có quyền và nghĩa vụ thăm nom mà khơng ai có quyền cản trở cụ thể tại Điều 82 “Cha, mẹ không trực tiếp ni con có nghĩa

vụ tơn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp ni.”Ngồi

ra, trong trường hợp người vợ khơng có quyền trực tiếp ni con nhưng vẫn sẽ có quyền được thăm nom và chăm sóc con, đảm bảo con vẫn nhận được sự quan tâm, chăm sóc của cả bố và mẹ.

QBĐ về tài sản sau khi ly hôn. Khi chấm dứt quan hệ hôn nhân, pháp luật thường tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Về mặt nguyên tắc theo điều 59 Luật HN&GĐ “Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật

70

hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận mà vợ chồng đã xác lập trước đó. Như vậy có thể thấy pháp luật rất tơn trọng và đề cao thỏa thuận của hai bên, vợ chồng đều có QBĐ như nhau trong định đoạt, phân chia tài sản chung. Chỉ khi các bên có tranh chấp và có u cầu Tịa án giải quyết thì khi đó tài sản sẽ được chia đơi và căn cứ vào các yếu tố như: hồn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; cơng sức đóng góp; yếu tố lỗi. Những yếu tố căn cứ này cũng đều đã thể hiện nguyên tắc bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản chung sau khi ly hôn, đảm bảo quyền lợi của các bên khi có tranh chấp xảy ra.

QBĐ của người vợ trong chấm dứt hơn nhân do Chồng chết hoặc tịa án tun bố đã chết: theo Điều 66 trong trường hợp này người vợ có quyền quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản. Khi có các u cầu về chia di sản thì nếu khơng có thỏa thuận khác thì tài sản sẽ được chia đôi, đối với phần tài sản chung đã chia người vợ sẽ có quyền thừa kế đối với phần tài sản đó. Pháp luật cũng quy định trong trường hợp người vợ thấy việc phân chia di sản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của mình hoặc gia đình có quyền u cầu tịa án hạn chế phân chia di sản.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 75 - 78)