3.3. Một số giải pháp hồn thiện pháp luật về bảo đảm quyền bình đẳng của
3.3.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền bình đẳng của
của phụ nữ trong Luật hơn nhân và gia đình
Trong cuộc sống HN&GĐ, người phụ nữ luôn phải cân bằng, dung hòa giữa thiên chức làm vợ, làm mẹ, làm con với những cơng việc bên ngồi xã hội mà họ đảm nhận. Tuy nhiên, so với những đóng góp mà họ đã tạo ra, QBĐ của phụ nữ trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam dường như vẫn bị coi nhẹ, mặc dù pháp luật luôn thể hiện sự quan tâm và bảo vệ cho quyền và lợi ích của họ. Để bảo đảm tốt nhất QBĐ của người phụ nữ, pháp luật cần có những quy định cụ thể, thống nhất, có hệ thống. Luật HN&GĐ là văn bản
100
pháp lý có mối quan hệ mật thiết, quyết định trực tiếp đến vấn đề bảo đảm QBĐ cho người phụ nữ trong pháp luật về HN&GĐ. Chính vì thế, để QBĐ của phụ nữ được bảo đảm, Luật HN&GĐ cần có những quy định phù hợp, giải quyết được những vấn đề cịn thiếu sót, chưa phù hợp trong thời gian qua và dự liệu những vấn đề phát sinh trong tương lai.
Từ thực tiễn HN&GĐ Việt Nam hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật HN&GĐ được xem là cần thiết để đáp ứng được các nhu cầu khách quan phát sinh. Trước tiên, sau khi tham khảo quan điểm của tác giả Lường Ánh Nhàn trong cơng trình nghiên cứu: “Bảo vệ quyền của phụ nữ
trong quan hệ hơn nhân và gia đình”36
, tác giả luận văn rất đồng tình và cho rằng các nguyên tắc được ghi nhận trong Luật HN&GĐ năm 2014 cần phải được sắp xếp lại theo một hệ thống. Mặc dù các nguyên tắc được ghi nhận khá đầy đủ và chi tiết, song lại chưa bao hàm hết các nội dung về bình đẳng giữa nam và nữ trong các quyền gắn với mỗi chủ thể và trong mối quan hệ của họ với các thành viên khác trong gia đình như: bình đẳng trong quan hệ giữa con gái, con trai với cha mẹ, bình đẳng giữa vợ và chồng. Bởi QBĐ của phụ nữ trong HN&GĐ khơng chỉ đề cập đến khía cạnh của họ trong mối quan hệ với người chồng của mình mà cịn với những mối quan hệ khác trong gia đình của họ, với tư cách là một thành viên, cũng cần được đảm bảo sự bình đẳng. Theo đó, khoản 1 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2014 nên quy định như sau: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng…”. Việc quy định có sự bao hàm, khơng giới hạn sự bình đẳng của người phụ nữ chỉ trong mối quan hệ với người chồng sẽ giúp người phụ nữ được bảo đảm QBĐ tối đa trong khía cạnh HN&GĐ. Bên cạnh đó, ngun tắc nam, nữ bình đẳng cũng thể hiện sự tương thích với Cơng ước CEDAW, nội luật hóa những
36 Lường Ánh Nhàn (2016), Bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 50.
101
quy định ngăn chặn sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ nói chung, bảo đảm QBĐ nam, nữ.
3.3.1.1. Giải pháp bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ khi kết hơn
Trước thực trạng những hủ tục bắt vợ vẫn còn xảy ra phổ biến tại các địa phương miền núi, pháp luật cần có những quy định cụ thể để hạn chế tình trạng này. Xã hội phát triển đã xuất hiện những biến tướng khác của tục bắt vợ, nó khơng cịn là sự đồng ý của cả hai bên nam nữ khi tiến tới hôn nhân mà cịn là tình trạng cướp vợ, đưa người phụ nữ về làm vợ khi họ chưa đồng ý. Điều này xâm phạm nghiêm trọng đến QBĐ của người phụ nữ trong việc tự do, tự nguyện kết hôn. Hay trường hợp cha mẹ ép buộc con gái mình kết hơn với người mà họ khơng có tình cảm, dưới vỏ bọc là sự yêu thương, quan tâm, săn sóc đến tương lai của con. Vơ hình trung, những hành vi này đều bị pháp luật nghiêm cấm, song lại chưa có biện pháp xử lý khi phát hiện những hành vi vi phạm. Ngồi ra, hiện tượng tảo hơn vẫn xảy ra phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, hay người phụ nữ vì cơng việc gia đình mà đánh mất đi nhiều cơ hội học tập, vui chơi, phát triển nghề nghiệp… Chính vì thế, pháp luật cần quy định đồng bộ, cụ thể các chế tài xử phạt đối với hành vi này và thực hiện nghiêm túc trên thực tế, tránh trường hợp bỏ qua các địa phương nổi cộm tình trạng này. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại địa phương cần có những biện pháp ngăn ngừa, xóa bỏ những hành vi xâm phạm QBĐ của phụ nữ. Pháp luật cần quy định những chế tài nghiêm khắc hơn thay vì những chế tài hành chính q mềm mỏng, không tác động nhiều tới những người có hành vi vi phạm QBĐ của phụ nữ.
3.3.1.2. Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng
Về quan hệ nhân thân, các quy phạm điều chỉnh cần phải gắn với các chế tài cụ thể. Tuy Luật HN&GĐ điều chỉnh các quan hệ theo hướng mềm dẻo, song trước thực trạng những vụ việc xâm phạm đến QBĐ của người phụ nữ bị
102
xâm phạm một cách nghiêm trọng, pháp luật cần xem xét để có những quy định cụ thể về chế tài xử phạt mà hữu hiệu nhất là biện pháp phạt tiền để giảm thiểu và hạn chế những hành vi vi phạm các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng. Như vậy, nếu như người phụ nữ bị hạn chế hay bị xâm phạm quyền được lựa chọn nơi cư trú, quyền lựa chọn nghề nghiệp, quyền tham gia các hoạt động xã hội… như đã phân tích ở trên, hay người phụ nữ không được san sẻ công việc nội trợ, cơng việc chăm sóc con cái… thì cần phải áp dụng những biện pháp chế tài đối với những người đàn ông này để đảm bảo người phụ nữ nhận được những quyền lợi mà họ xứng đáng được hưởng. Mặc dù là một khía cạnh riêng tư trong gia đình, những vấn đề này nhạy cảm và khó có thể được xác định cũng như định lượng một cách cụ thể như thế nào là giúp đỡ hay không giúp đỡ; như thế nào là tôn trọng, trao quyền lựa chọn hay không vẫn cần được xem xét gắn với những chế tài để QBĐ của phụ nữ được đảm bảo tối đa.
Về quan hệ tài sản, các quy phạm điều chỉnh các vấn đề về tài sản giữa vợ và chồng cần phải tiếp tục hoàn thiện theo hướng đảm bảo QBĐ của phụ nữ. Cụ thể:
Thứ nhất, cần có những quy định hướng dẫn cụ thể về tài sản có nguồn gốc từ việc tặng, cho. Theo quy định, việc tặng cho phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Đối với tặng cho động sản, Điều 458 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tặng cho động sản và Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tặng cho bất động sản,
Trên thực tế, việc tặng cho tài sản chưa tuân thủ và đáp ứng các quy định của pháp luật. Vấn đề về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với những loại tài sản được xác định có nguồn gốc từ việc tặng cho cần được quy định nghiêm ngặt và cần tn thủ triệt để, khơng để tình trạng chỉ có người chồng là người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng
103
tài sản được tặng cho. Theo đó, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này theo hướng: Trong hợp đồng tặng cho nêu rõ đối tượng được tặng cho là ai, nếu tặng cho cả hai vợ chồng thì cả hai người phải cùng đứng tên trong hợp đồng tặng cho và giấy tờ đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản.
Thứ hai, việc đăng ký tài sản chung của vợ, chồng cần phải được thực hiện một cách đồng bộ. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phối hợp chặt chẽ để giải quyết việc đăng ký tài sản chung đứng tên cả hai vợ chồng trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng một cách nhanh chóng, triệt để song vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan. Tuân thủ được những điều này sẽ tạo tiền đề để quá trình xác minh, giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa hai bên vợ, chồng được tiến hành thuận lợi, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.
3.3.1.3. Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ với tư cách là thành viên trong gia đình
Pháp luật cần có quy định cụ thể về việc khơng phân biệt đối xử giữa các thành viên là nữ giới trong gia đình với các thành viên nam. Với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn xảy ra phổ biến, nhiều phụ nữ đã không nhận được những quyền lợi hợp pháp mà lẽ ra mình được hưởng. Nhiều gia đình chỉ cho con trai đi học, con trai được mặc đẹp, được ăn ngon, không cần làm việc nhà… đã vi phạm QBĐ của phụ nữ. Tuy xã hội phát triển, nhận thức của nhiều bậc phụ huynh đã được cải thiện hơn, song tình trạng này vẫn xảy ra phổ biến, gây ra nhiều tình cảnh trái ngang cho những người con gái. Pháp luật cần có những quy định xử phạt cụ thể, nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị với nhóm yếu thế theo hướng: có sự phân biệt giới tính, đặc biệt là phân biệt đối xử với nhóm phụ nữ trong gia đình sẽ bị xử phạt hành chính với những mức phạt có tính răn đe.
104
Theo quy định tại Luật HN&GĐ hiện hành hay những văn bản dưới luật, pháp luật mới chỉ chưa đưa ra những chế tài xử phạt đối với những hành vi phân biệt đối với những thành viên nữ trong gia đình xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ, điều này cần được bổ sung trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hơn nhân gia đình nói chung và trong vấn đề bạo lực gia đình nói riêng.
3.3.1.4. Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ khi chấm dứt hôn nhân
Các quy định về QBĐ đối với phụ nữ trong Luật HN&GĐ cần phải được quy định mang tính đặc thù về giới. Trong khía cạnh quyền ly hơn, pháp luật không nên quy định một cách chung chung người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hơn trong thời gian người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi37
mà phải quy định người chồng khơng có quyền u cầu ly hơn cả trường hợp người phụ nữ sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản hoặc hai vợ chồng đang nhờ mang thai hộ mà người mang thai hộ đang mang thai, hay chẳng may người vợ mất con ngay sau khi sinh. Quy định này cần được đặt ra để nhằm mục đích đảm bảo hạn chế sự tác động xấu đến tinh thần của người vợ đang trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ, bởi giai đoạn mang thai nói chung, người chồng vẫn có trách nhiệm ở bên cạnh động viên, chăm sóc và thực hiện những nghĩa vụ khác đối với vợ. Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em, người phụ nữ cần được bình đẳng thể hiện trong việc hạn chế yêu cầu ly hôn của người chồng.
Bên cạnh đó, mặc dù pháp luật có quy định về trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết đối với những vụ việc ly hôn, song vấn đề ly hôn của người phụ nữ vẫn chưa được giải quyết một cách nhanh chóng, gây nên tình trạng vợ chồng vẫn phải chung sống dưới một mái nhà trong khi tình cảm đã rạn nứt, ảnh hưởng tiêu cực trong sinh hoạt và tâm lý của cả hai bên, nhất là phía
37
105
người phụ nữ. Trước tình trạng này, Luật HN&GĐ nói riêng, Bộ luật TTDS nói chung cần có những quy định cụ thể, thống nhất thủ tục về ly hơn. Theo đó, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao cần nhanh chóng xây dựng và ban hành Nghị quyết hướng dẫn Bộ luật TTDS năm 2015, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để TAND địa phương thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự, tránh tình trạng thiếu văn bản hướng dẫn, việc tổ chức thực hiện tại các địa phương không thống nhất, gây lãng phí thời gian, tiền bạc, cơng sức và phiền hà cho đương sự và những người có quyền, lợi ích liên quan. Bên cạnh đó, TAND tối cao cần kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý hành chính nhà nước tại địa phương trong lĩnh vực gia đình, trẻ em, trong đó có việc nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trong việc hòa giải các tranh chấp liên quan đến HN&GĐ; xác định trách nhiệm của các cơ quan này khi thực thi quy định của Bộ luật TTDS 2015 trong việc cung cấp thơng tin, chứng cứ cho Tịa án và tham dự các phiên họp, phiên hòa giải các vụ án HN&GĐ tại Tịa án38. Hồn thiện các vấn đề trên, không chỉ QBĐ của người phụ nữ được đảm bảo, mà những chủ thể khác trong quan hệ cũng được pháp luật bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3.3.2. Một số giải pháp hồn thiện pháp luật về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong Luật bình đẳng giới của phụ nữ trong Luật bình đẳng giới
Luật BĐG năm 2006 là văn bản pháp lý quan trọng, giải quyết trực tiếp các vấn đề về phân biệt giới tính giữa nam và nữ. Hiện nay, mặc dù Luật BĐG năm 2006 đã có những quy định đảm bảo BĐG trong HN&GĐ, song những quy định này cịn mang tính chung chung. Điều này là khó tránh khỏi
38 Nguyễn Văn Dũng, Nhận diện thủ tục giải quyết vụ việc HN&GĐ theo Bộ luật TTDS 2015; một số vấn đề
từ thực tiễn áp dụng và kiến nghị, Trang Thông tin điện tử TAND tỉnh Quảng Nam,
https://toaanquangnam.gov.vn/nhan-dien-thu-tuc-giai-quyet-vu-viec-hon-nhan-va-gia-dinh-theo-bo-luat-to- tung-dan-su-2015-mot-so-van-de-tu-thuc-tien-ap-dung-va-kien-nghi/, truy cập ngày 31/7/2021.
106
bởi Luật BĐG điều chỉnh vấn đề về giới trong nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực lại được quy định cụ thể trong các ngành luật có liên quan.
Do đó, pháp luật BĐG cần có sự sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để có sự tương thích với Cơng ước CEDAW, thực hiện vai trị là văn bản pháp lý chứa đựng những quy định chặt chẽ xóa bỏ sự phân biệt về giới tính, làm cơ sở để các văn bản pháp lý điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể căn cứ áp dụng.
Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể các hình thức thơng tin, giáo dục, truyền thông về BĐG không chỉ trong môi trường gia đình mà cịn trong những môi trường khác mà phụ nữ tham gia như: môi trường nhà trường, cộng đồng, nơi làm việc… bao gồm các buổi tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để người phụ nữ nhận thức được những quyền lợi mà mình được hưởng, những hành vi nào là hành vi xâm phạm QBĐ đó và cần phải làm gì nếu bị xâm phạm. Đây là những biện pháp cần được thực hiện để đảm bảo QBĐ về giới nói chung và bình đẳng về quyền của phụ nữ trong HN&GĐ nói riêng.
3.3.3. Một số giải pháp hồn thiện pháp luật về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong Tư pháp hình sự của phụ nữ trong Tư pháp hình sự
Hiện nay, mặc dù pháp luật hình sự nước ta đã quy định hành vi xâm phạm tình dục trái với ý muốn của nạn nhân là tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 tại các điều: Điều 141, 142 (tội hiếp dâm), Điều 143, 144 (tội cưỡng dâm), Điều 146 (tội dâm ô), Điều 145 (tội giao cấu). Tuy nhiên, điều này vẫn gây ra khó khăn trong cơng tác thực thi, khi chủ thể mà hành vi này hướng đến là những người phụ nữ trong gia đình