Nội dung tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh niên

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thanh niên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 34 - 39)

1.2.2.1. Nội dung tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh niên

Thứ nhất, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, kiên định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm thiêng liêng có truyền thống ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: "Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"[63, tr.38]. Giáo sư Trần Văn Giàu cũng khẳng định: chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại… Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam” [26, tr.100-101]. Tình yêu quê hương đất nước đã trở thành sức mạnh của mọi người dân Việt Nam ta để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng đất nước ta như ngày hơm nay.

Giáo dục lịng yêu nước cho thanh niên phải bắt đầu từ việc giáo dục cho họ nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước, ý thức độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa gắn chặt với nhau, tạo nên sức mạnh của con người Việt Nam trong thời đại mới. Do vậy, cần làm cho thanh niên hiểu rằng, có giữ vững được độc lập dân tộc thì chúng ta mới xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội; đồng thời chỉ có thể đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội thì nền độc lập dân tộc mới được bảo đảm vững chắc. Sự gắn bó giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là thuộc tính của cách mạng Việt Nam; là đặc điểm cơ bản phản ánh nội dung cốt lõi và bản chất của ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới, như Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát

triển của lịch sử” [16, tr.70].

Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, vì vậy, hơn ai hết, thế hệ trẻ phải có tình u đất nước nồng nàn và phải ý thức được một cách sâu sắc vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối Tổ quốc, với đồng bào như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà! Mình phải làm thế nào cho ích nước lợi nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào…"[58, tr.455].

Có thể thấy rằng, thế hệ trẻ hơm nay, có rất nhiều cách để thể hiện lịng u nước chân chính của mình. Tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tơn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là u nước. Giáo dục tình u q hương đất nước, lịng tự hào dân tộc, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn sẽ giúp cho thanh niên có thể vượt qua những cám dỗ vật chất tầm thường, đứng vững trên con đường xây dựng quê hương, đất nước còn nhiều khó khăn, thử thách trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã xây đắp nên nhiều truyền thống đạo đức cao đẹp. Trong đó, nổi bật là các giá trị đạo đức truyền thống như: lòng yêu thương, độ lượng, tinh thần đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, sống nhân nghĩa, thủy chung, thông minh hiếu học, đề cao nhân phẩm, quý trọng tình người, khiêm tốn, trung thực, giản dị, tiết kiệm… đây là những nét đặc sắc được giữ vững và nâng cao trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trở thành một tình cảm sâu sắc, thành những giá trị đạo đức tốt đẹp được các thế hệ nối tiếp nhau nâng niu, trân trọng bồi đắp và giữ gìn.

Truyền thống u thương, độ lượng, đồn kết, sống có nghĩa tình với

con người là một trong những giá trị đạo đức nhân văn sâu sắc của dân tộc ta.

cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống lam lũ hàng ngày từ nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam. Điều đó thể hiện qua những tình cảm: tình cảm đối với đấng sinh thành “Cơng cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tình anh em “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng “đầu gối, tay ấp”; rộng hơn là tình làng xóm láng giềng “tắt lửa tối đèn có nhau” và bao trùm hơn cả là tình yêu thương đồng loại “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”… Lòng yêu thương và sống có nghĩa tình cịn được biểu hiện trong sự tương trợ, giúp đỡ nhau, lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương, sự khoan dung, độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam cịn là cơ sở của tinh thần u chuộng hồ bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.

Đoàn kết cũng là một giá trị truyền thống có sức mạnh to lớn đối với

con đường đi lên của đất nước ta ở mọi thời đại. Trải qua thực tiễn trong cuộc sống lao động cũng như chiến đấu, tinh thần đoàn kết dân tộc bền chặt càng được đề cao và đã trở thành một triết lý nhân sinh sâu sắc như Bác Hồ đã dạy: “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết/Thành cơng, thành công, đại thành công”. Trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước hiện nay, tinh thần đoàn kết dân tộc càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết, như Đảng ta nhấn mạnh “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế… phát huy cao độ nội lực, đồng thời phải tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại” [16, tr.66]. Như vậy, biểu hiện về tinh thần đại đoàn kết cộng đồng đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, có giá trị lý luận và thực tiễn cách mạng sâu sắc. Phát huy đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết rộng rãi và lâu dài, đó là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam, là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta.

Thứ ba, giáo dục tinh thần lao động, học tập

Lao động là cơ sở tiến bộ xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, cần giáo dục cho thanh niên có thái độ lao động, học tập

đúng đắn, đó là tình cảm, lịng say mê, sự cần cù, tính kỷ luật, sáng tạo trong lao động và học tập. Đức tính cần cù thể hiện trong tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, một nắng hai sương, thức khuya dậy sớm “canh ba chưa nằm, canh năm đã dậy” vật lộn với đất, với trời để làm ra của cải.

Bên cạnh đó, trong q trình lao động, một trong những giá trị đạo đức cần đặc biệt lưu tâm nữa đó là vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Ở độ tuổi của mình, dù đang đi học, hay đã đi làm, thì thanh niên cũng cần phải được giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Theo đó, dù chọn nghề nào thì thanh niên cũng nên hết lịng vì nghề. Bởi khi đến tuổi trưởng thành, mỗi người đều phải kiếm cho mình một Nghề để làm phương tiện kiếm sống, bên cạnh đó, thơng qua Nghề mà mình đã chọn, mỗi người có thể cống hiến sức lực và trí tuệ cho xã hội, góp phần xây dựng q hương, đất nước. Khi mới 17 tuổi, trong luận văn tốt nghiệp trung học, C.Mác đã thể hiện bản lĩnh của mình khi viết rằng “nếu ta chọn một nghề trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta khơng cịng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hy sinh vì mọi người. Những việc làm của ta sẽ sống một cuộc sống âm thầm nhưng mãi mãi có hiệu quả, và trên thi hài của chúng ta sẽ nhỏ xuống những giọt nước mắt nóng bỏng của những con người cao quý” [47, tr.4].

Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, sự cần cù, sáng tạo đi đôi với thực hành tiết kiệm, yêu lao động, đề cao giá trị và sáng tạo trong lao động sản xuất, đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp càng trở nên có ý nghĩa thiết thực, bởi đây chính là động lực tiên quyết nhằm tăng năng suất, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, qua đó thanh niên Việt Nam đóng góp một phần vào cơng cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Thứ tư, giáo dục đức tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật cho thanh niên

mối quan hệ tốt là đức tính khiêm tốn. Từ điển tiếng Việt đã định nghĩa về khiêm tốn như sau: "Khiêm tốn là biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa

phải và dè dặt" [84, tr.425]. Do vậy, khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con

người nó thể hiện qua từng lời nói, cử chỉ và hành động của con người đối với người đối diện một cách thật tâm nhất. Khiêm tốn giúp chúng ta sống tích cực và làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiệm, uy tín, lịng tin, sự u mến. Thực tế trong cuộc sống cho thấy, những người có đức tính khiêm tốn họ không biểu lộ sự tự mãn, kiêu căng, bốc đồng… nói q về những gì mình có, đang làm, đang biết và nhờ vậy họ luôn tạo được sự gần gũi, đồng cảm của những người xung quanh. Nhờ đó, họ kết giao được với nhiều người, các mối quan hệ của họ cũng trở nên tốt đẹp, thân tình, bền chặt hơn. Đây là một đức tính tốt mà mỗi thanh niên cần phải trau dồi, rèn luyện và cần phải được giáo dục.

Giản dị theo Hồ Chí Minh là phong cách sống của con người mới.

Nghĩa là phải biết sống chừng mực, khơng cầu kì, xa hoa, ít lịng ham muốn về vật chất, đúng thời, đúng hoàn cảnh. Người dạy thanh niên , trong lúc nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn thiếu thốn mà cá nhân chỉ muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp là khơng có đạo đức.

Trong thời đại ngày nay, việc giáo dục chuẩn mực đạo đức trung thực cũng rất quan trọng. Sống trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lý, ln thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc, yêu lẽ phải, ghét sự giả dối. Rèn luyện lối sống trung thực phải bắt đầu từ bản thân mỗi người. Nếu khơng trung thực với bản thân thì khơng thể trung thực với mọi người. Trung thực là đầu mối của chữ “Tín”. Nhờ có tính trung thực mà trong quan hệ xã hội, con người được tạo niềm tin, dám dũng cảm đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống. Tính trung thực sẽ giúp con người tạo được lòng tin trong mọi mối quan hệ, giao dịch, đó là sức mạnh lớn nhất giúp thuyết phục người khác. Trung thực làm nên nhân cách con người.

được quan tâm giáo dục, đặc biệt trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này được biểu hiện qua việc chấp hành những quy định, nội quy như của trường học, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức… một cách tự giác và chủ động. Ngoài ra, ý thức tổ chức kỷ luật cũng thể hiện ở tinh thần tôn trọng pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật. Do vậy, việc giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thanh niên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w