Xây dựng mơi trường kinh tế, xã hội, văn hóa lành mạnh

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thanh niên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 87 - 89)

ảnh hưởng xã hội tích cực của những người nổi tiếng, người của cơng chúng đối với đoàn viên, thanh niên như: trong thanh niên công nhân mời các doanh nhân trẻ thành đạt đã từng trải qua quãng thời gian lập nghiệp ban đầu khó khăn từ cơng nhân bình thường, hoặc các ngành nghề tự do mà có ý chí phấn đấu vươn lên và thành công trong sự nghiệp; trong học sinh, sinh viên mời các em học sinh, sinh viên giàu nghị lực vượt khó học giỏi, các thầy cơ giáo ưu tú đến chia sẻ và truyền động lực... Đồng thời, kết hợp tuyên truyền gương điển hình thanh niên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với việc tuyên truyền các sự kiện chính trị, xã hội, các ngày lễ lớn để tạo tính lan tỏa cao trong xã hội. Đặc biệt, duy trì các mơ hình hiệu quả đã thực sự trở thành những mơ hình nổi bật của Bắc Ninh trong thời gian qua như: cuộc thi viết “Gương sáng quanh tôi”, Đại hội công dân trẻ Bắc Ninh, Liên hoan Người con hiếu thảo…nhằm phát hiện kịp thời tuyên dương các gương điển hình làm theo lời Bác để tuyên truyền và nhân rộng, bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền [60, tr.263].

3.1.2. Xây dựng mơi trường kinh tế, xã hội, văn hóa lànhmạnh mạnh

Nói mơi trường văn hóa là nói đến những giá trị, những chuẩn mực trong hành vi, ứng xử, lao động, tổ chức, lãnh đạo và quản lý xã hội đang tồn tại quanh ta, thường xuyên tác động trực tiếp đến mỗi chúng ta nhằm thiết lập mối

quan hệ gắn bó giữa con người với con người, nhằm phát huy sức mạnh nội sinh trong mỗi con người, hướng tới sự phát triển bền vững của xã hội. Theo tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng khẳng định phải “tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật”.

Trước tình hình đó, từ nhiều năm nay, việc xây dựng mơi trường văn hóa thường xun được đặt ra. Nhưng, cho đến nay, kết quả vẫn còn bất cập. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Mơi trường văn hóa cịn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội và một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng...”. Với một mơi trường văn hóa như vậy thì quả thật rất khó để “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” như Nghị quyết đã đề ra.

Khó khăn lớn nhất mà chúng ta đang gặp phải là chưa có những giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường và của tồn cầu hóa. Chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thói vơ cảm, tâm lý tiêu dùng vật chất - vốn là mặt trái của kinh tế thị trường đang có điều kiện thâm nhập vào các ngõ ngách của đời sống, thậm chí từ trong từng gia đình. Bên cạnh đó, cơng nghệ thơng tin thông qua in-tơ-nét đang cuốn hút một bộ phận không nhỏ, đặc biệt là lớp trẻ, vào thế giới ảo. Sự xuống cấp trong đạo đức học đường, trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ đều đang góp phần làm ơ nhiễm mơi trường văn hóa của đất nước.

Thứ nhất là, nêu cao vai trị của gia đình trong xây dựng mơi trường văn

hóa. Trong các đơn vị xã hội của văn hóa Việt Nam, gia đình là đơn vị xã hội nhỏ nhất, có vai trị quan trọng trong q trình nhập thân văn hóa của các cá thể, mỗi người gắn với một gia đình nhất định. Trong mơi trường văn hóa, gia đình là một loại thành tố đặc biệt. Cha ơng ta từng dạy: Nhà có tốt thì nước mới tốt.

Nơi đây vừa bảo tồn văn hóa của các thế hệ tiền nhân, vừa là nơi trao truyền văn hóa cho từng cá thể, nơi kiểm tra, giám sát quá trình nhập thân văn hóa của các c thể. Chính thành tố gia đình sẽ góp phần đắc lực vào việc ngăn chặn sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên, cán bộ có chức, có quyền. Hiện tại, đơi khi người ta nhấn mạnh vai trị của công sở, cơ quan, đơn vị… mà lãng qn vai trị của gia đình trong quá trình hình thành nhân cách văn hóa, các giá trị đạo đức, các quan niệm về ứng xử với từng cá thể. Phải làm sao xây dựng quan niệm về giá trị văn hóa ngay từ gia đình; mọi hành vi của từng cá thể ở ngồi xã hội, ở cơng sở đều được soi rọi trong lăng kính của văn hóa gia đình.

Thứ hai là, xây dựng các tiêu chí khác nhau, các nội dung khác nhau cho

xây dựng mơi trường văn hóa ở khu vực, khơng gian khác nhau. Khơng thể nói xây dựng mơi trường văn hóa chung chung mãi. Vai trị của các cơ quan quản lý nhà nước rất quan trọng trong lĩnh vực này: Tổ chức nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn trong từng đơn vị, từng không gian của mơi trường văn hóa, tổ chức cho các cộng đồng thực hiện theo một sự quản lý chung, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm như phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa hiện nay. Đổi mới việc xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn và cách đánh giá hiện nay trong thực tiễn.

Thứ ba là, khơi dậy sức mạnh của cộng đồng, vai trò của cộng đồng trong

việc xây dựng mơi trường văn hóa, tránh áp đặt từ trên xuống, tránh đưa ra kế hoạch từ trên xuống và biến cộng đồng từ chỗ phải thực hiện cơng việc của chính cộng đồng thành người quan sát, hay là khách bên lề với cơng việc của chính cộng đồng.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thanh niên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w