hướng làm rõ từng chính sách để đảm bảo sự phát triển thanh niên. Có thể hiểu, chính sách phát triển thanh niên là chính sách cơng, là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng thanh niên nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định hoặc giải quyết những vấn đề nhất định. Vì vậy, việc xác định rõ ràng mục tiêu và những vấn đề cần giải quyết là rất quan trọng để các chính sách dành cho thanh niên thực sự đạt được hiệu quả. Hiện nay, những vấn đề lớn trong phát triển chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nằm ở các chính sách về: Giáo dục; việc làm và cơ hội; sức khỏe; sự tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Trong đó, chính sách được thanh niên quan tâm nhất là giáo dục và việc làm(3). Điều này cũng xuất phát từ cơ sở thực tiễn là thực trạng trình độ học vấn của thanh niên Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với chất lượng lực lượng lao động. Trình độ học vấn là nền tảng cơ bản để mỗi cá nhân có thể tiếp tục nỗ lực phát triển kỹ năng, sự sáng tạo và khả năng đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề. Tìm được cơ hội làm việc phù hợp sẽ giúp thay đổi hoàn toàn cuộc sống cá nhân của thanh niên cũng như góp phần tạo những chuyển đổi tích cực trong xã hội.
3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm tổ chứcgiáo dục đạo đức cho thanh niên giáo dục đạo đức cho thanh niên
Công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên không thể đạt hiệu quả cao nếu khơng có nguồn nhân lực làm cơng tác giáo dục cho thanh niên chất lượng cao. Sinh thời Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên có thực hiện được tốt hay khơng, ý thức về chính trị, ý thức về truyền thống, ý thức về pháp luật của thanh niên có
được nâng cao hay khơng, điều này phụ thuộc trước hết vào chất lượng đội ngũ làm cơng tác giáo dục đạo đức cho thanh niên.
Có thể khẳng định rằng, các chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đều thơng qua những chủ thể này mà đến với các tầng lớp nhân dân lao động, trong đó có thanh niên. Hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ làm công tác này. Công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên không thể hiệu quả cao khi mà hiểu biết và kỹ năng truyền đạt của đội ngũ này thấp. Điều này đồng nghĩa với việc đội ngũ làm công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên vừa là chủ thể giáo dục đạo đức, nhưng đồng thời chính họ cũng lại là đối tượng cần được giáo dục đạo đức.
Thời kỳ hội nhập đã, đang đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với nguồn nhân lực Việt Nam nói chung, thanh niên Việt Nam nói riêng, địi hỏi nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng khác ngồi kiến thức chuyên môn như: khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo hay trình độ tin học... Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm sau:
Đổi mới yêu cầu về giáo dục đạo đức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng nguồn lực cho phát triển giáo dục nghề nghiệp.
Tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn để tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức đối với toàn xã hội; Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng; giới thiệu việc làm trong thanh niên
Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên.
Cán bộ làm công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên là chủ thể của mọi hoạt động, do đó nếu khơng xây dựng được một đội ngũ cán bộ am hiểu sâu sắc vè chuyên môn, tinh thơng về nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giàu nhiệt tình cách mạng thì khó mang lại hiệu quả mong muốn cho cơng tác này trong thời kỳ đất nước đổi mới. Công việc này phải đáp ứng hai yêu cầu cơ bản: có đủ lực lượng cán bộ làm công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên với các phương thức khác nhau và lực lượng này phải được đào tạo, tái đào tạo bài bản để có một trình độ, kiến thức chính trị, xã hội, pháp luật cần thiết cũng như có kỹ năng sư phạm, phương pháp giáo dục đạo đức hiệu quả nhất. Vì vậy, cần bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức mới, nghiệp vụ phổ biến, nhằm nâng cao năng lực cho người thực hiện làm công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên.
Định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho giáo viên dạy các mơn liên quan đến chính trị, chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong Đồn các trường trực thuộc Tỉnh Đoàn, trực thuộc các huyện, thị, thành Đoàn.
Hàng năm Tỉnh Đoàn phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh tổ chức các cuộc thi báo cáo viên giỏi, cuộc thi Bí thư Đồn giỏi, các cuộc thi tìm hiểu ngày truyền thống của đất nước, của Đảng, Đoàn, về các lãnh tụ, thi tuyên truyền về một nội dung pháp luật cụ thể như tuyên truyền về an tồn giao thơng, luật hơn nhân và gia đình…. Nhằm nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ này.
Điều dễ nhận thấy là người dân và thanh niên ln nhìn vào thái độ ứng xử của đội ngũ cán bộ để làm căn cứ cho thái độ ứng xử của mình trong những hồn cảnh tương tự. Do đó, bên cạnh việc cần xây dựng một đội ngũ làm công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên có chun mơn sâu, có khả năng tun truyền, thuyết phục thì cũng phải xây dựng ý thức đạo đức, pháp luật cho đội ngũ đó, làm tấm gương cho đoàn viên, thanh niên noi theo.