động giáo dục đạo đức cho thanh niên.
Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra trong tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên, công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên. Thường xuyên thực hiện công tác sơ kết, tổng kết nhiệm vụ công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc; tiếp thu ý kiến đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho thanh niên. Thúc đẩy xã hội hóa nguồn lực để tranh thủ sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của các ngành, các cấp và tồn xã hội cho cơng tác giáo dục đạo đức cho thanh niên.
Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra trong tổ chức thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên. Trước hết, để công tác này được đảm bảo, các chính sách, quy định của tỉnh về cơng tác giáo dục đạo đức cho thanh niên phải được hoàn thiện một cách có hệ thống, được triển khai thơng suốt giữa Tỉnh Đoàn với các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội tham gia cơng tác giáo dục đạo đức cho thanh niên; được tuyên truyền rộng rãi trong thanh niên và trong xã hội để tất cả đều biết đến, nắm rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên, các chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước đối với thanh niên. Điều này là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra trong tổ chức thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên. Các cơ quan nhà nước tham gia quản lý nhà nước về công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên phải nâng cao nhận thức trong việc thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với các Sở, ngành liên quan và cơ quan quản lý nhà nước phối hợp với TỉnH Đồn về cơng tác giáo dục đạo đức cho thanh niên cấp dưới; thực hiện kiểm tra, giám
sát nội bộ việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. Hội đồng nhân dân các cấp phải đưa nội dung giám sát về quản lý nhà nước về công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên vào chương trình cơng tác nhiệm kỳ, hàng năm. Ủy ban nhân dân các cấp phải thường xuyên theo dõi, tổng kết hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên trên địa bàn trong các cuộc họp giao ban kinh tế – xã hội định kỳ hàng tháng, hàng quý; đưa nội dung thanh niên vào chương trình họp phát triển kinh tế – xã hội, xem đây là một trong những tiêu chí xác định mức độ tăng trưởng của địa phương. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, mà đặc biệt là Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức của thanh niên phải phát huy được vai trị phản biện xã hội của mình đối với hoạt động quản lý nhà nước về công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên, phản ánh được thực trạng quản lý và mong muốn của thanh niên đối với Nhà nước và xã hội.
Ngoài ra, một chủ thể rất quan trọng cùng thực hiện cơng tác này chính là thanh niên và toàn thể nhân dân. Một khi thanh niên hiểu đúng, đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, thì mới có thể tham gia vào hoạt động kiểm tra, giám sát chính sách, pháp luật của nhà nước đối với thanh niên có được thực thi nghiêm túc hay khơng, từ đó thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Đồng thời để thực hiện tốt mục tiêu trên, tỉnh Bắc Ninh cần xây dựng, ban hành cơ chế thu hút, khuyến khích thanh niên tham gia hiến kế, giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội, tổ chức cho thanh niên tham gia xây dựng chính sách để từ đó gắn kết chính sách với cuộc sống.
Tiểu kết chương 3
Công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, nhưng bênh cạnh đó cơng tác này cịn bộc lộ một số hạn chế cần giải quyết. Chính vì thế, dựa trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thực tiễn, tác giả đưa ra các giải pháp cần thiết trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đồn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh. Trong đó, tổ chức Đồn cần chú trọng đổi mới và nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đồn các cấp; hồn thiện hệ thống chính sách và pháp luật; đầu tư về cơ sở vật chất, nguồn lực; nâng cao công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên. Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ góp phần quan trọng trong đào tạo, giáo dục thế hệ thanh niên Bắc Ninh hiện nay vừa "hồng", vừa "chun", đóng góp vào tiến trình xây dựng quê hương Bắc Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh.
KẾT LUẬN
Có thể nói, thanh niên giữ vai trị và vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có; Việc gì khó thanh niên làm”, thanh niên ln là lực lượng xung kích, đi đầu trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta cũng ln đánh giá cao vai trị của thanh niên, như Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII nêu rõ: “Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay khơng, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay khơng, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên” [13, tr.82]. Do đó, việc giáo dục đạo đức cho thanh niên nói chung, thanh niên Bắc Ninh nói riêng là việc làm quan trọng đối với tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay.
Với sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng, vai trò của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh trong cơng tác giáo dục đạo đức cho thanh niên trong thời gian qua ngày càng đổi mới và đi vào chiều sâu, các hoạt động giáo dục, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước đã tạo môi trường lành mạnh để thanh niên rèn luyện, trưởng thành, góp phần hình thành đạo đức cao đẹp, lối sống nghĩa tình, tn thủ pháp luật, từng bước hồn thiện nhân cách, có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, cơng tác này vẫn cịn một số nội dung chưa theo kịp yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, nhu cầu của thanh niên ngày càng phong phú. Một bộ phận thế hệ trẻ cịn có biểu hiện suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa hoa, lãng phí, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho thanh niên trở thành vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược của cách mạng nước ta nói chung và tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong tỉnh nói riêng. Do đó, cần phải đổi mới và nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đồn các cấp; hồn thiện hệ thống chính sách và pháp luật; đầu tư về cơ sở vật chất, nguồn lực; nâng cao công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên... nhằm tạo bước chuyển mới về chất lượng tổ chức, đặc biệt là chất lượng cơ sở, chất lượng thanh niên; qua đó, xây dựng một thế hệ thanh niên Bắc Ninh vừa hồng, vừa chuyên, góp phần xây dựng quê hương Bắc Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh./.