Vùng đất Bắc Ninh xưa với tên gọi Kinh Bắc đã có từ rất lâu đời và được mang tên Bắc Ninh vào thời nhà Nguyễn (năm 1823). Theo dòng lịch sử với các tên gọi khác nhau như: Bộ, Lộ, Trấn… đến năm 1831, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Kể từ đây, Bắc Ninh chính thức có tên trên bản đồ theo đơn vị hành chính là một tỉnh của nước Việt Nam. Năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập.
Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có diện tích 822,7 km2, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đơ Hà Nội, trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Theo niên giám thống kê tháng 12/2018, dân số Bắc Ninh là 1.247.454 người, trong đó nam giới chiếm 49,2 %, nữ giới 50,8%. Bắc Ninh có vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc và 105o 54’ đến 106o 19’ kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Thủ đơ Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng n, phía Đơng giáp tỉnh Hải Dương. Đây là tỉnh có tổng diện tích tự nhiên nhỏ nhất cả nước là 822,7 km2. Tồn tỉnh có 8 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện: Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và Lương Tài với 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 94 xã, 26 phường và 6 thị trấn.
Bắc Ninh là tỉnh có các đường giao thơng lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền Bắc. Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; đường cao tốc Quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc. Mạng lưới đường thuỷ sơng Cầu, sơng Đuống, sơng Thái Bình chảy ra biển Đơng. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giao lưu với bên ngoài.
Sau hơn 20 năm tái lập, từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy, đến nay Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, với nhiều chỉ
tiêu kinh tế - xã hội đứng trong tốp đầu cả nước. Kinh tế trong năm 2019 phát triển toàn diện, tổng sản phẩm (GRDP) tăng nhẹ 1,1% với quy mơ tiếp tục duy trì vị trí thứ 7 toàn quốc, đạt 119.832 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010). GRDP bình quân đầu người đạt 6.163 USD, gấp 2,23 lần so với bình quân cả nước và đứng thứ 2 so với cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 73,3 triệu đồng, đứng thứ 5 cả nước.
Về thu ngân sách nhà nước năm 2019 ước đạt 29.912 tỷ đồng, vượt 2.515 tỷ đồng so với dự toán năm, tăng 6,5% so năm 2018, trong đó: Thu nội địa ước 23.662 tỷ đồng, vượt 2.515 tỷ đồng dự toán, tăng 8%; thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi 8.900 tỷ đồng, vượt 100 tỷ đồng và tăng 10,3%. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1,07 triệu tỷ đồng (giá so sánh 2010), trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi ước 991,2 nghìn tỷ đồng. Duy trì vị trí thứ 1 so với cả nước về quy mô sản xuất. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 8.223 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), đạt 91,9% kế hoạch năm. Về giải quyết việc làm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 27.200 người lao động (trong đó đưa 1.877 người lao động đi làm việc ở nước ngoài), tỷ lệ lao động qua đào tạo nâng lên 72%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,27%.
Là vùng đất địa linh nhân kiệt, nổi tiếng với bề dày lịch sử văn hóa, Bắc Ninh được biết đến là quê hương của những lễ hội truyền thống. Nơi đây, mỗi năm có khoảng 500 lễ hội lớn, nhỏ được tổ chức vào tất cả các mùa trong năm… Nét văn hóa đặc sắc nhất của Bắc Ninh khơng thể khơng nhắc đến, đó là dân ca Quan họ và những văn hóa gắn liền với loại hình nghệ thuật – nguồn tài sản văn hóa phi vật thể vô giá của nước ta.
Những thành quả đạt được sau hơn 20 năm xây dựng, đổi mới và phát triển của Bắc Ninh không những là niềm vui, niềm tự hào của mỗi người dân trong tỉnh mà còn là động lực, là tiền đề để tồn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tiếp tục phấn đấu, nỗ lực quyết tâm đưa Bắc Ninh vươn lên tầm cao mới, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của thế kỷ XXI theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.