Cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 85 - 88)

5.2. Hàm ý đối với các bên liên quan

5.2.1. Cơ quan nhà nước

Với mục tiêu phấn đấu đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5% – 6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15% – 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% – 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16% – 20% GDP, xếp hạng theo Chỉ số hiệu quả Logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. Để có thể đạt được các mục tiêu theo Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 như trên, cơ quan nhà nước cần giải quyết được những vấn đề sau:

Một là, giảm các thủ tục hành chính. Cơ quan nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các Bộ, Ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đảm bảo tính minh bạch, đồng bộ và ổn định các quy định, chính sách. Đồng thời, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến logistics, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành, giảm mạnh thủ tục hành chính và các rào cản trên là nhà nước góp phần giúp giảm chi phí và thời gian tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics tăng năng lực cạnh tranh và chất lượng dịch vụ đối với khách hàng.

Hai là, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và kết nối vận tải đa phương thức. Hệ thống hạ tầng cơ sở logistics Việt Nam hiện tại còn yếu kém, chất

lượng của mạng lưới giao thơng cịn thấp, chưa đồng bộ, nhiều nơi tiêu chuẩn kỹ thuật chưa đảm bảo an tồn trong giao thơng. Với thực tế trên, các Bộ ngành liên quan đặc biệt

là Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương hoàn thiện cơ sở hạ tầng và kết nối các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và đường hàng khơng, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải, với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics. Hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp tích cực triển khai vận tải đa phương thức và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực vận tải nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí logistics nhằm tăng năng lực cạnh tranh và chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp.

Ba là, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường nhận thức của doanh nghiệp đối với vấn đề thuê ngoài dịch vụ logistics. Chính phủ cần đẩy mạnh xúc tiến

thương mại cho dịch vụ logistics thông qua việc đăng cai, tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics. Học hỏi kinh nghiệm nước ngoài trao đổi cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics. Đẩy mạnh tuyên truyền cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa về việc sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài, theo hướng chuyên mơn hóa, phân cơng lao động hợp lý trong chuỗi cung ứng, góp phần làm giảm chi phí logistics của doanh nghiệp nói riêng, gia tăng doanh thu cho các doanh nghiệp logistics và của ngành logistics nói chung.

Bốn là, tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý nhà nước, lao động trong ngành. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác về

logistics có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ giỏi, phẩm chất đạo đức đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới trong thời gian tới là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nên lựa chọn một số trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề để tập trung đầu tư, hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành logistics. Đồng thời, hợp tác với các tổ chức đào tạo nước ngoài tiến hành các khóa đào tạo dựa trên thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, huấn luyện nhân lực về logistics, nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ ngành logistics trong nước nói riêng và khu vực nói chung.

Năm là, ứng dụng cơng nghệ thơng tin, việc ứng dụng chuyển đổi số vào công

tờ, tiết kiệm thời gian, giúp doanh nghiệp kiểm soát và quản lý được thơng tin về hàng

hóa mọi lúc mọi nơi. Chính phủ cần ban hành thêm các chính sách ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động logistics, đặc biệt cần tận dụng ưu thế vượt trội của thương mại điện tử cho dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics quy mơ tồn cầu nhằm tạo thuận lợi trong hoạt động cung ứng dịch vụ. Ban hành các chính sách triển khai áp dụng thủ tục điện tử tại cảng biển nhằm cải cách hành chính và minh bạch trong dịch vụ công, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ tại các doanh nghiệp logistics.

Sáu là, cắt giảm chi phí logistics. Trong các loại chi phí logistics chi phí vận

tải chiếm 1/3 đến 2/3 tổng chi phí phân bổ. Các Bộ ngành, địa phương cần tiếp tục xử lý các vấn đề cịn tồn tại trong việc thu phí hạ tầng (BOT), phí, phụ phí tại các cảng biển nhằm cắt giảm các chi phí bất hợp lý. Rà sốt để sớm giảm giá phí và xóa bỏ các trạm BOT không hợp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics tăng năng lực cạnh tranh về giá, một yếu tố tác động mạnh đến chất lượng dịch vụ tại các doanh nghiệp logistics hiện nay, theo như kết quả mà nghiên cứu đã cho thấy.

Bảy là, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics tiếp cận nguồn vốn. Các

Bộ, ngành khẩn trương ban hành những chính sách hỗ trợ thúc đẩy ngành dịch vụ logistics phát triển, tháo gỡ các vướng mắc để doanh nghiệp dịch vụ logistics, đặc biệt là các doanh nghiệp logistics nhỏ và vừa, thuận lợi trong việc tiếp cận những nguồn vốn trong và ngoài nước, để giúp doanh nghiệp phát triển, mở rộng thị trường (kho bãi, phương tiện vận chuyển, nhân lực…), đào tạo, tiếp cận thông tin. nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 85 - 88)

w