Hiệp hội doanh nghiệp logistics

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 88 - 90)

5.2. Hàm ý đối với các bên liên quan

5.2.2. Hiệp hội doanh nghiệp logistics

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam có tên tiếng Anh là Vietnam Logistics Business Association – VLA. Thành lập ngày 18/11/1993 với tên gọi ban đầu là “Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam”, tên giao dịch viết tắt VIFFAS. Tên gọi “Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics” được Bộ Nội vụ phê duyệt đổi tên theo Quyết định số 07/QĐ-BNV ngày 04 tháng 01 năm 2013.

Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), hiện nay 95% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam.

Thực tế cho thấy, số lượng doanh nghiệp logistics Việt Nam nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, quy mô hạn chế cả về tài chính và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế. Phần lớn các doanh nghiệp vẫn hoạt động tự phát, riêng lẻ chưa có sự liên kết giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giữa các doanh nghiệp logistics với nhau để cùng nhau giải quyết tốt các khâu trong chuỗi cung ứng logistics. Các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện tại đang bị hạn chế về nhiều mặt ở cả chiều mua và bán ngay trên thị trường của chính mình, chính vì vậy nên chất lượng dịch vụ logistics mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cung cấp chưa được khách hàng đánh giá cao.

Với kết quả nghiên cứu có được trong chương 4, tác giả đề xuất một số hàm ý, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistics với hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics như sau:

Một là, VLA cần tuyên truyền, vận động, tập hợp hội viên đẩy mạnh liên kết

giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tạo dựng niềm tin giữa các doanh nghiệp. Đồng thời, hình thành mạng lưới các doanh nghiệp lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường. Tìm kiếm, chia sẻ đơn hàng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ logistics tại mỗi doanh nghiệp.

Hai là, VLA cần tham mưu, đưa ra các giải pháp kiến nghị với Chính phủ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy cho ngành logistics Việt Nam phát triển, cụ thể trong giai đoạn giá cước tăng đột biến như hiện nay, VLA cần kiến nghị với chính phủ làm việc với các hãng tàu nước ngồi, kiểm sốt các loại phí, phụ phí cảng biển bất hợp lý làm giảm áp lực chi phí cho doanh nghiệp. VLA cần tham mưu cho chính phủ phát triển kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ, phát triển các doanh nghiệp vận tải biển, vận tải hàng không mang thương hiệu Việt Nam.

Ba là, VLA giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển, nâng cao số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics 3PL và 4PL, hỗ trợ các doanh

nghiệp logistics được đánh giá cao trong ngành, tập trung vào phát triển thêm những dịch vụ logistics có giá trị gia tăng cao, như vận tải quốc tế, vận tải đa phương thức, kinh

doanh quản lý tồn kho với trình độ cơng nghệ và quản lý cao, năng lực quản lý chuỗi dịch vụ xuyên suốt… để phát triển thành các 3PL và 4PL, các DN dịch vụ logistics nên hướng đến những chủ hàng lớn của Việt Nam có nhu cầu và đặc biệt nên chú ý đến phân khúc dịch vụ logistics phân phối nội địa, dịch vụ hoàn tất đơn hàng phục vụ cho thương mại điện tử, phân khúc dịch vụ logistics phục vụ cho nông sản, thủy sản,... mà các doanh nghiệp chủ hàng Việt Nam có tính quyết định cao trong việc lựa chọn đối tác logistics, cũng như đang có nhu cầu cắt giảm chi phí logistics theo giải pháp. Song song đó, VLA cần tích cực đề xuất với Bộ Công Thương và các hiệp hội ngành hàng khác tăng cường tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ và tạo cơ hội cho các DN dịch vụ logistics 3PL, 4PL Việt Nam.

Bốn là, tăng cường quảng bá cho các doanh nghiệp logistics việt Nam. Để

tăng cường sức mạnh cho Hiệp hội và ngành logistics Việt Nam, VLA sẽ tập trung phát triển hội viên tiềm năng, tăng cường các hoạt động kết nối, quảng bá cho hội viên, tăng cường hợp tác quốc tế.

Năm là, VLA cần hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên về thị trường và ứng dụng

công nghệ kết nối. Ví dụ như tham gia tích cực và hiệu quả Hộ chiếu Logistics Thế

giới (WLP), các hoạt động của FIATA và AFFA có tính kết nối tồn cầu và khu vực, tiếp cận thông tin của FIATA, tận dụng hợp tác với các doanh nghiệp dịch vụ logistics thế giới thông qua các MOU mà VLA đã ký kết như với cảng biển Barlona, Peong Taek… Kết nối các hội viên với các doanh nghiệp là chủ hàng trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(174 trang)
w