Các nghiên cứu về các lợi ích khác của cơng bố thơng tin tự nguyện vớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 25 - 30)

1.1 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc công bố thông tin tự nguyện tới giá trị

1.1.3 Các nghiên cứu về các lợi ích khác của cơng bố thơng tin tự nguyện vớ

doanh nghiệp

Sengupta (1989) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên xem xét mối quan hệ giữa CBTT tự nguyện với chi phí vốn vay. Ơng lập luận rằng khi ra quyết định cho vay, nhà đầu tư cá nhân và tổ chức phải đánh giá rủi ro ước tính của doanh nghiệp dựa trên những thơng tin đang có. Một trong những yếu tố làm tăng rủi ro phá sản của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp giữ lại các thông tin bất lợi phù hợp. Khả năng này càng cao thì phần bù rủi ro yêu cầu càng lớn. Rủi ro này được đánh giá qua lịch sử CBTT của doanh nghiệp. Sử dụng mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp Mỹ trong giai đoạn 1987-1991, kết quả thực nghiệm khẳng định nhận định trên là đúng. CBTT tự nguyện làm giảm chi phí vốn vay trong cả 2 mơ hình với biến phụ thuộc là lợi suất đáo hạn và tổng chi phí lãi vay.

Nghiên cứu của Plumlee và cộng sự (2010) xem xét ảnh hưởng của CBTT môi trường tới giá trị doanh nghiệp thông qua việc xem xét mối quan hệ giữa chất lượng CBTT môi trường tự nguyện với các thành phần của giá trị doanh nghiệp (kỳ vọng dịng tiền trong tương lai và chi phí vốn chủ sở hữu). Mẫu nghiên cứu là các CTNY Mỹ thuộc 5 ngành: dầu khí, hóa chất, thực phẩm/đồ uống, dược phẩm và đồ điện trong 6 năm từ 2000 đến 2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ CBTT mơi trường tự nguyện có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến cả kỳ vọng dòng tiền trong tương lai và chi phí vốn chủ sở hữu. Hơn nữa, khi phân loại thông tin công bố theo loại thông tin (thông tin cứng và mềm) và theo bản chất (thông tin tích cực/trung lập/tiêu cực), các tác giả chỉ ra một vài loại thơng tin có mối quan hệ dương với kỳ vọng dịng tiền trong tương lai; trong khi đó, một số loại thơng tin có mối quan hệ thuận chiều, một số có mối quan hệ nghịch chiều với chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Wang, Choi, and Li (2008) chỉ ra mối quan hệ phi tuyến, hình chữ U ngược giữa việc từ thiện với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Wang và cộng sự (2008) giải thích rằng việc từ thiện giúp doanh nghiệp nâng cao danh tiếng, do đó giúp cải

thiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, được đo lường bởi chỉ tiêu ROA và TobinQ. Song, số tiền từ thiện nhiều làm tăng chi phí người ủy quyền và các chi phí cơ hội, dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận biên giảm ở mức đóng góp từ thiện cao. Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu của 817 CTNY Mỹ thuộc danh mục Taft Corporate Giving Directory trong giai đoạn 1987-1999 sử dụng mơ hình hồi quy lựa chọn mẫu Heckman. Hơn nữa, họ cũng chỉ ra rằng môi trường kinh doanh đóng vai trị quan trọng trong việc xác định mức độ hưởng lợi của doanh nghiệp từ hoạt động từ thiện. Trong môi trường kinh doanh năng động, doanh nghiệp phụ thuộc nhiều hơn vào các bên liên quan, trong việc cung cấp các nguồn lực quan trọng, do đó, những doanh nghiệp hoạt động trong môi trường này thu được lợi ích lớn hơn từ việc từ thiện.

Lev và cộng sự (2010) sử dụng phương pháp kiểm định nhân quả granger để kiểm tra ảnh hưởng của tăng trưởng từ thiện lên tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp Mỹ trong giai đoạn 1989 - 2000. Kết quả thực nghiệm cho thấy đóng góp từ thiện có mối quan hệ tích cực đáng kể với tốc độ tăng trưởng doanh thu sau đó, trong khi chiều ngược lại có ý nghĩa thống kê ở mức thấp (90%). Bên cạnh đó, những ngành nghề thuộc lĩnh vực tiêu dùng trong đó khách hàng lẻ là chủ yếu (ví dụ: ngành bán lẻ, ngành dịch vụ tài chính) nhạy cảm hơn với việc đóng góp từ thiện. Lev và cộng sự (2010) giải thích rằng việc đóng góp từ thiện có thể giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh đến khách hàng, nâng cao sự hài lòng, lòng trung thành của khách hàng, giảm sự co dãn về giá của cầu đối với sản phẩm.

Eccles, Ioannou và Serafeim (2012) cho rằng việc thực hiện CSR tốt có thể giúp doanh nghiệp thu hút nguồn nhân lực có chất lượng, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững hơn, tránh xung đột và các chi phí đi kèm với cộng đồng xung quanh (duy trì giấy phép tiếp tục kinh doanh), phát triển các sản phẩm, quy trình kinh doanh ưu việt, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Điều này góp phần cải thiện KQKD của doanh nghiệp trong dài hạn. Theo dõi hiệu quả của mẫu bắt cặp gồm 180 doanh nghiệp Mỹ trong khoảng thời gian 18 năm từ 1993 – 2010, Eccles và cộng sự (2012) rút ra kết luận rằng lợi nhuận bất thường hàng năm của nhóm PTBV cao cao

hơn của nhóm PTBV thấp 4.8% (nếu tính trọng số dựa trên giá trị). Nhóm PTBV cao cũng có tỷ lệ lợi nhuận theo kế toán (ROA, ROE) trong dài hạn cao hơn tỷ lệ lợi nhuận của nhóm PTBV thấp. Điều này cho thấy tác động tích cực của PTBV đến hiệu quả thị trường vốn cũng như hiệu quả kế toán của doanh nghiệp trong dài hạn.

Chen và cộng sự (2018) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bắt buộc CBTT TNXH tại Trung Quốc năm 2008 đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID), Chen và các cộng sự (2018) đã kết luận rằng việc bắt buộc CBTT TNXH giúp thay đổi hành vi của doanh nghiệp, giảm lượng khí thải, nước thải ra mơi trường, song việc này đánh đổi bằng chi phí của cổ đơng, hay khả năng sinh lời của doanh nghiệp giảm. Bên cạnh đó, họ cịn chỉ ra rằng hiệu quả đầu tư TNXH tại các doanh nghiệp sở hữu bởi nhà nước thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Bằng chứng là những doanh nghiệp sở hữu bởi nhà nước có mức độ sụt giảm khả năng sinh lời lớn hơn, song mức độ cải thiện về môi trường cao hơn lại ở những thành phố có ít doanh nghiệp sở hữu bởi nhà nước.

1.2 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc công bố thông tin tự nguyện tớigiá trị doanh nghiệp trên thế giới giá trị doanh nghiệp trên thế giới

Các nghiên cứu về CBTT tự nguyện ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ tập trung vào tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ CBTT tự nguyện của các doanh nghiệp chứ chưa tập trung vào tìm hiểu tác động của CBTT tự nguyện tới giá trị doanh nghiệp nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Trong hiểu biết của nghiên cứu sinh, ở Việt Nam hiện có những nghiên cứu sau viết về chủ đề này:

Bài viết của Binh, Ta Quang (2014) với tiêu đề “The impacts of Voluntary Information Disclosure on the Fluctuation of Stock Market: Evidence from Vietnam” tạm dịch là “Ảnh hưởng của CBTT tự nguyện tới sự biến động của TTCK: Bằng chứng từ Việt Nam” là một trong những nghiên cứu tiên phong tìm hiểu mối quan hệ giữa CBTT tự nguyện và giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam. Sử dụng mẫu nghiên cứu là 199 công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam năm 2009, tác giả xem xét ảnh hưởng của CBTT tự nguyện lên chi phí vốn bình

quân (WACC), chỉ số giá trị thị trường trên giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu, mức độ biến động về giá cổ phiếu, độ lệch chuẩn của loganepe của khối lượng giao dịch. Kết quả nghiên cứu cung cấp một vài bằng chứng về lợi ích của CBTT tự nguyện tới giá trị doanh nghiệp. Cụ thể là trong mơ hình với các biến kiểm sốt, mức độ CBTT tự nguyện chỉ có mối quan hệ thuận chiều với mức độ biến động về giá cổ phiếu và có mối quan hệ ngược chiều với mức độ biến động về khối lượng giao dịch ở mức ý nghĩa 90%, và khơng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với chi phí vốn chủ sở hữu và tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị ghi sổ. Khi phân tích thơng tin ra thành 6 loại thơng tin, kết quả chỉ có thơng tin chung về doanh nghiệp là có mối quan hệ đáng kể nghịch chiều với chi phí vốn ở mức ý nghĩa 95%, có mối quan hệ thuận chiều với mức độ biến động giá cổ phiếu ở mức ý nghĩa 90%. Cịn lại tất cả các loại thơng tin khác đều khơng có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của Nguyen, D. V., & Nguyen, L. T. N. (2017) với mẫu nghiên cứu là 225 cơng ty phi tài chính niêm yết trên HOSE năm 2015, tìm ra bằng chứng ủng hộ mối quan hệ nghịch chiều giữa CBTT và chi phí vốn chủ. Trong nghiên cứu này, chi phí vốn chủ được ước tính dựa trên mơ hình chiết khấu cổ tức như Botosan (1997), song do thiếu dữ liệu dự báo của nhà phân tích nên hai tác giả sử dụng tỷ lệ trả cổ tức và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong quá khứ để tự ước tính lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp. CBTT được đo lường theo phương pháp chỉ số công bố dựa trên danh mục thông tin phát triển bởi Botosan (1997).

Không hẳn là nghiên cứu về CBTT tự nguyện song bài viết của Lê Xuân Thái và Trương Đơng Lộc (2019) cũng là một trong số ít bài nghiên cứu về vai trị của thông tin trong việc làm giảm chi phí vốn chủ tại Việt Nam. Nghiên cứu này tìm hiểu ảnh hưởng của minh bạch thơng tin đến chi phí vốn chủ thơng qua nghiên cứu 294 cơng ty niêm yết HOSE trong giai đoạn 2014-2016. Kết quả ước lượng SGMM cho thấy minh bạch thơng tin có mối quan hệ nghịch chiều với chi phí vốn chủ ở mức ý nghĩa thấp 10%. Trong khi đó, kết quả theo phương pháp FEM thì lại khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể là do trong nghiên cứu của mình Lê Xuân Thái và Trương Đơng Lộc sử dụng mơ hình CAPM để ước tính chi phí vốn

chủ sở hữu mà nhiều nghiên cứu trước đã khẳng định rằng những mơ hình truyền thống như CAPM đều giả định rằng mọi thông tin phù hợp đã được phản ảnh trong giá ở mọi thời điểm, do đó thơng tin bất cân xứng ko ảnh hưởng tới giá. Hay nói cách khác, trong mơ hình CAPM khơng xét đến vai trị của thơng tin (Botosan, 1997; Francis và cộng sự, 2004).

Nguyễn Văn Bảo (2020) nghiên cứu về ảnh hưởng của CBTT bắt buộc và tự nguyện tới năng lực cạnh tranh của các CTNY Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mẫu là 145 doanh nghiệp ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản trên hai sàn HOSE và HNX trong giai đoạn 2016-2018. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo lường bằng tỷ lệ doanh thu của doanh nghiệp so với tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Sau khi so sánh kết quả hồi quy, tác giả kết luận phương pháp hồi quy REM là phù hợp và mức độ CBTT tự nguyện có tác động tích cực, làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khác với những nghiên cứu trên, luận án tiến sỹ của Tạ Thị Thúy Hằng (2019) chỉ tập trung vào xem xét ảnh hưởng của việc CBTT TNXH tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu gồm 43 CTNY Việt Nam trong thời gian 11 năm từ 2006-2016, sử dụng các phương pháp hồi quy FEM, REM, 2SLS, GMM với biến phụ thuộc là ROA và TobinQ. Kết quả cho thấy việc thực hiện và CBTT TNXH q khứ có ảnh hưởng tích cực đến chỉ tiêu ROA và TobinQ của năm tiếp theo.

Trước đó, Hồ Ngọc Thảo Trang và Liafisu Sina Yekini (2014) cũng đã thực hiện một nghiên cứu về chủ đề mối quan hệ giữa CBTT TNXH với hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhưng với số mẫu nhỏ hơn nhiều. Mẫu nghiên cứu chỉ gồm 20 doanh nghiệp tài chính niêm yết lớn nhất Việt Nam trong thời gian 3 năm từ 2010-2012. Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp được đo lường bằng nhiều thước đo khác nhau: ROA, ROE, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (ROS) và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. Kết quả cho thấy mức độ CBTT TNXH có mối quan hệ thuận chiều có ý nghĩa thống kê ở mức từ 95% trở lên với tất cả các biến phụ thuộc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w