CHƯƠNG 3 : QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến chi phí
4.3.2 Kết quả phân tích hồi quy và các kiểm định cần thiết
Bảng 4.17: Kết quả ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)
Biến phụ thuộc REaston Biến phụ thuộc REBO
VDVol -0,0643 (-1,42) -0,0557** (-2,05) Beta 0,0214*** (3,70) 0,0110*** (2,78) Size -0,0078* (-1,92) -0,0124*** (-3,89) Hệ số chặn 0,4033*** (3,16) 0,4818*** (4,88) Hiệu ứng năm Có xét đến Có xét đến Hiệu ứng ngành Có xét đến Có xét đến N 130 148 R2 0,2646 0,3350 F(12,117) 5,48 5,72
Ghi chú: *; **; *** thể hiện mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 10%, 5% và 1%. Hệ số trong ngoặc đơn thể hiện giá trị thống kê t. Khi hồi quy, các biến giả năm và ngành được đưa vào trong mơ hình, song kết quả hồi quy biến giả năm và ngành không được thể hiện ở bảng trên do đây không phải là các biến trọng tâm của mơ hình.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả trên phần mềm Stata
Kết quả hồi quy trên cho thấy:
- Trong mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc là REaston, hệ số hồi quy của biến VDVol là - 0,0643, nhưng khơng có ý nghĩa thống kê (thống kê T bằng -1,42 tương ứng với p-value bằng 0,157 >0,1). Trong mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc REBO, hệ số hồi quy của biến này là -0,0557 và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (thống kê
T bằng -2,05 tương ứng với p-value bằng 0,043<0,05). Như vậy trong cả hai mơ hình, CBTT tự nguyện đều có mối quan hệ nghịch chiều với chi phí vốn của doanh nghiệp. Song do một mơ hình cho thấy mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê, một mơ hình lại cho thấy mối quan hệ giữa hai biến này là không đáng kể, do đó nghiên cứu chưa thể khẳng định chắc chắn về mối quan hệ giữa CBTT tự nguyện và chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Mặc dù không thể rút ra kết luận thống nhất về tác động của CBTT tự nguyện lên chi phí vốn chủ sở hữu, trong cả hai mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc là REBO và REaston, hệ số hồi quy của biến mức độ CBTT tự nguyện đều mang dấu âm. Điều này phần nào chứng minh tác động tích cực, góp phần làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả này là phù hợp với lý thuyết thông tin bất cân xứng và lý thuyết rủi ro ước tính. Khi chất lượng CBTT tự nguyện tốt (thể hiện qua mức độ CBTT nhiều hoặc thông tin công bố đáng tin cậy hoặc cả hai), mức độ bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý của doanh nghiệp và các nhà đầu tư hiện tại hoặc tiềm năng sẽ giảm đi, do vậy chi phí giao dịch của nhà đầu tư sẽ giảm, cầu đối với cổ phiếu tăng và điều này cuối cùng làm giảm chi phí vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi nhận được nhiều thơng tin đáng tin cậy hơn, các nhà đầu tư sẽ giảm thiểu được rủi ro ước tính và từ đó cũng làm giảm chi phí vốn của doanh nghiệp. Mặc dù kết quả chưa đủ vững đối với cả hai mơ hình với hai thước đo chi phí vốn chủ sở hữu, song mối quan hệ nghịch chiều giữa chất lượng CBTT tự nguyện và chi phí vốn của doanh nghiệp được tìm thấy trong nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây trên thế giới (Botosan, 1997; Botosan và Plumlee, 2000; Hail, 2002) và tại Việt Nam (Binh, Ta Quang, 2014; Nguyen, D. V., & Nguyen, L. T. N., 2017; Lê Xuân Thái và Trương Đông Lộc, 2019).
- Hệ số hồi quy của biến Beta trong mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc REaston và REBO lần lượt là 0,0214 và 0,0110 và đều có nghĩa ở mức 99% trở lên ở cả 2 mơ hình. Điều này chứng tỏ rằng ở mức ý nghĩa 99% có thể khẳng định rằng hệ số Beta, đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu, có tác động thuận chiều lên chi phí vốn chủ sở hữu ở cả hai mơ hình nghiên cứu. Hay nói cách khác, nhà đầu tư địi hỏi
tỷ suất lợi nhuận cao hơn đối với cổ phiếu có sự biến động nhiều trước các rủi ro của thị trường. Điều này hoàn toàn phù hợp với những giả thuyết trong mơ hình định giá tài sản CAPM – được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Kết quả này cũng nhất quán với kết quả nghiên cứu của Botosan (1997), Hail (2002).
- Hệ số hồi quy của biến Size trong mơ hình hồi quy lần lượt là -0,0078 và - 0,0124 trong mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc REaston và REBO, cho thấy doanh nghiệp có quy mơ càng cao thì chi phí vốn chủ sở hữu càng thấp. Biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 90% và 99% trong hai mơ hình tương ứng. Hiệu ứng về quy mô này đã được nghiên cứu và chứng minh bởi nhiều lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Mơ hình định giá tài sản CAPM 3 yếu tố và CAPM 5 yếu tố đều coi quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Bowen và cộng sự (2008) chỉ ra rằng các doanh nghiệp lớn thì thu hút nhiều sự chú ý từ cơng chúng hơn, do đó giúp làm giảm hiện tượng thơng tin bất cân xứng, từ đó làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Mối quan hệ nghịch chiều giữa quy mơ doanh nghiệp với chi phí vốn chủ sở hữu cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu của Hail và Leuz (2006); Chen và cộng sự (2004).
Như vậy cả hai biến Beta và quy mô doanh nghiệp đều có dấu như kì vọng, phù hợp với các lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Điều này một lần nữa khẳng định rằng nhận định của Botosan và cộng sự (2011) là hoàn toàn đúng đối với dữ liệu Việt Nam. Hay nói cách khác, hai thước đo chi phí vốn ngầm hiểu REaston và REBO là hai thước đo tốt cho chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam, chúng có mối quan hệ kì vọng với rủi ro và quy mơ doanh nghiệp, điều mà các lý thuyết tài chính đều kỳ vọng.