2.4 Các lý thuyết giải thích ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá
2.4.3 Lý thuyết chi phí liên quan
Bên cạnh những lợi ích của việc CBTT, các nghiên cứu trước đây chỉ ra rất nhiều chi phí liên quan tới cơng bố thơng tin tự nguyện. Các chi phí này đóng vai trị quan trọng trong việc cản trở việc công bố thông tin một cách đầy đủ (Verrecchia, 1983). Đó có thể là những chi phí trực tiếp như chi phí thu thập, lưu trữ, kiểm tốn, chi phí cung cấp thông tin (Edwards và Smith, 1996; Leuz và Wysocki, 2008). Hassan và Marston (2010) lấy ví dụ về chi phí sản xuất và phổ biến thơng tin như: chi phí cải tiến hệ thống thơng tin để thu thập, xử lý dữ liệu và báo cáo thơng tin, chi phí th hoặc đào tạo kế tốn, kiểm tốn… Chi phí trực tiếp này là đáng kể, nếu tính đến chi phí cơ hội của việc đầu tư. Eccles và cộng sự (2014) nói rằng việc đầu tư vào CSR có thể làm giảm nguồn lực tài chính để đầu tư vào những dự án tốt; bỏ qua các cơ hội đầu tư với lợi suất cao vì lí do đạo đức như khơng bán các sản phẩm gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, khơng hối lộ để có được các cơ hội kinh doanh tốt. Eccles và cộng sự (2014) bổ xung thêm rằng, khi thực hiện CSR các doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí hơn như chi phí tiền lương cao hơn so với thị trường, chi phí mơi trường lớn hơn so với luật pháp yêu cầu, bỏ qua các cơ hội đầu tư không phù hợp với giá trị của doanh nghiệp, lợi nhuận thấp trên sản phẩm do các chi phí tốn kém nhằm thuyết phục các tổ chức phi chính phủ, mất khách hàng do giá sản phẩm cao vì những tính năng mà khách hàng không muốn.
Tất cả những điều này, cuối cùng tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh và giá trị doanh nghiệp.
Ngồi ra, việc cơng bố thơng tin tự nguyện cịn tạo ra các chi phí gián tiếp cho doanh nghiệp bởi vì khi những thơng tin đó được cơng bố rộng rãi ra bên ngồi, chúng có thể được sử dụng bởi các bên liên quan (như đối thủ cạnh tranh, cơng đồn, cơ quan thuế…) để gây bất lợi cho doanh nghiệp. Depoers (2000) giải thích rằng chi phí bất lợi cạnh tranh phát sinh từ việc thông tin như chiến lược, công nghệ, cải tiến trong quản trị doanh nghiệp… được cơng bố rộng rãi ra bên ngồi. Ví dụ như, công bố thông tin liên quan tới việc phát triển sản phẩm trong tương lai có thể tạo ra rủi ro cạnh tranh tiềm ẩn cho doanh nghiệp khi đối thủ sử dụng các thơng tin đó để phát triển ra một sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp. Lập luận này cũng được rất nhiều các học giả ủng hộ (Verrecchia, 1983; Dye, 1986; Hassan và Marston, 2010; Armitage và Marston, 2008). Tuy nhiên, đe dọa từ cạnh tranh có thể khơng cản trở việc doanh nghiệp cơng bố thơng tin. Ví dụ, doanh nghiệp lớn có thể cơng bố để đe dọa sự gia nhập của các đối thủ mới. Doanh nghiệp cũng có thể chia sẻ thơng tin về nhu cầu thị trường để tránh việc sản xuất thừa (Kirby, 1988). Hơn nữa, đối thủ có thể thu được thơng tin từ sự thật là doanh nghiệp khơng cơng bố. Vì vậy mối quan hệ giữa CBTT và chi phí liên quan rất phức tạp, phụ thuộc vào loại bất lợi kinh tế (Vives, 1984; Gal-Or, 1986; Verrecchia, 1990; Wagenhofer, 1990; Feltham et al 1992).
Một lập luận khác cho rằng minh bạch thơng tin có thể gây tốn kém cho các mối quan hệ tài chính hiện tại đặc biệt là mối quan hệ với ngân hàng (Rajan và Zingales, 1998; Leuz và Oberholzer-Gree, 2006). Mối quan hệ tài trợ có thể u cầu một luồng thơng tin riêng giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhằm bảo vệ mối quan hệ đầu tư, trong đó doanh nghiệp sẽ trả lãi suất cao hơn thị trường ở thời điểm kinh doanh tốt, và đổi lại sẽ vẫn được vay ở thời điểm kinh doanh khơng tốt. Vì vậy doanh nghiệp tham gia vào quan hệ này thường không công bố hêt thông tin.