Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 128)

CHƯƠNG 3 : QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị

trị thị trường của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

4.4.1 Thống kê mơ tả dữ liệu nghiên cứu và phân tích tương quan giữa các biến

Dữ liệu nghiên cứu có thơng số thống kê mô tả như sau :

Bảng 4.18: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu trong mơ hình với lợi nhuận bất thường được ước tính dựa trên REBO

Biến nghiên cứu Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Min Max Trung vị P 148 45.463 39.077 6.360 225.500 29.550 VDVol 148 0,4774 0,1600 0,0594 0,7976 0,4883 BVPS 148 24.140 11.968 11.261 101.621 21.355 AEEBO 148 934 3.226 (8.472) 12.336 688 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bảng 4.19: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu trong mơ hình với lợi nhuận bất thường được ước tính dựa trên REaston

Biến nghiên cứu Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Min Max Trung vị P 164 45.611 37.657 6.360 225.500 30.650 VDVol 164 0,4702 0,1635 0,0594 0,7976 0,4882 BVPS 164 25.259 14.833 11.534 106.864 21.355 AEEaston 164 1.302 2.850 (6.661) 13.519 894 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4.20: Hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình với lợi nhuận bất thường được ước tính dựa trên REBO

P VDVol BVPS AEEBO P 1,0000 VDVol 0,2395 1,0000 BVPS 0,3282 0,0334 1,0000 AEEBO 0,5536 0,0553 0,2878 1,0000 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bảng 4.21: Hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình với lợi nhuận bất thường được ước tính dựa trên REaston

P VDVol BVPS AEEaston P 1.0000 VDVol 0.2567 1.0000 BVPS 0.2865 0.0419 1.0000 AEEaston 0.6047 0.1776 0.0456 1.0000 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Kết quả phân tích tương quan cho thấy biến giải thích (VDVol) và các biến kiểm sốt (BVPS và AE) đều có mối quan hệ thuận chiều như kỳ vọng với biến phụ thuộc giá trị thị trường của cổ phiếu (P). Tuy nhiên tương quan giữa mức độ CBTT (VDVol) và giá trị thị trường của doanh nghiệp (P) không mạnh bằng tương quan giữa giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS) và thu nhập bất thường (AE) với biến giá trị doanh nghiệp (P).

Bên cạnh đó, các hệ số tương quan giữa các biến giải thích đều nhỏ hơn 0,7 trong cả hai mơ hình, do đó theo Drury (2008) hiện tượng đa cộng tuyến là không đáng kể trong dữ liệu nghiên cứu.

4.4.2 Kết quả phân tích hồi quy và các kiểm định cần thiết

Bảng 4.22: Tóm tắt kết quả hồi quy ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến giá trị thị trường của doanh nghiệp theo phương pháp bình phương nhỏ nhất

(OLS) Mơ hình với lợi nhuận bất thường được ước tính dựa

trên REaston

Mơ hình với lợi nhuận bất thường được ước tính dựa

trên REBO 29.888,48** 20.208,48 VDVol (2,13) (1,56) 0,74*** 0,74*** BVPS (3,52) (6,62) 5,27*** 6,52*** AEEBO (4,52) (5,76) Hệ số chặn -2.545,72 -10.734 (-0,20) (-1,26) Hiệu ứng năm Có xét đến Có xét đến Hiệu ứng ngành Có xét đến Có xét đến N 148 164 R2 0,5428 0,5548 Thống kê F F(12, 135) =13,43 F(12, 151) = 15,68

Ghi chú: *; **; *** thể hiện mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 10%, 5% và 1%. Hệ số trong ngoặc đơn thể hiện giá trị thống kê t. Khi hồi quy, các biến giả năm và ngành được đưa vào trong mơ hình, song kết quả hồi quy biến giả năm và ngành không được thể hiện ở bảng trên do đây không phải là các biến trọng tâm của mơ hình.

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả trên phần mềm Stata

Kết quả hồi quy trên cho thấy:

- Trong mơ hình hồi quy với lợi nhuận bất thường được ước tính dựa trên REaston, hệ số hồi quy của biến VDVol lớn hơn 0 và có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Nhưng trong mơ hình hồi quy với lợi nhuận bất thường được ước tính dựa trên REBO, hệ số hồi quy của biến này mặc dù vẫn lớn hơn 0 nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác, chưa có đủ căn cứ để chứng minh CBTT tự nguyện có tác động tích cực làm gia tăng giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên TTCK

Việt Nam. Các nghiên cứu trước của Botosan (1997), Plumlee và cộng sự (2005), Uyar và Kilic (2012) cũng đưa ra nhiều kết quả không nhất quán như vậy. Trong bối cảnh Việt Nam, kết quả này có thể do một vài nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, việc CBTT tự nguyện mang lại cả lợi ích và chi phí cho doanh

nghiệp. Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng và lý thuyết rủi ro ước tính, việc CBTT tự nguyện giúp làm giảm tình trạng thơng tin bất cân xứng, từ đó làm giảm chi phí giao dịch và rủi ro ước tính của nhà đầu tư, điều này cuối cùng làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu, làm tăng giá trị nội tại của doanh nghiệp. Bên cạnh đó theo nhóm lý thuyết kinh tế chính trị, CBTT tự nguyện đặc biệt là thơng tin PTBV cịn giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan, thu hút các nhà đầu tư, các khách hàng quan tâm đến vấn đề mơi trường, xã hội… từ đó giúp doanh nghiệp đạt được thành cơng trên thị trường vốn, thị trường hàng hóa... và mang lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo lý thuyết chi phí liên quan, việc CBTT tự nguyện cũng mang lại nhiều chi phí cho doanh nghiệp như chi phí cơ hội, chi phí bất lợi cạnh tranh và nhiều chi phí trực tiếp khác. Do đó, tác động của CBTT tự nguyện lên giá trị nội tại của doanh nghiệp và giá trị thị trường – biểu hiện của giá trị nội tại vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Thứ hai, mặc dù việc CBTT tự nguyện có thể là tín hiệu mà nhà quản lý gửi

tới thị trường, song phản ứng của nhà đầu tư đối với những thơng tin đó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính kịp thời, tính đáng tin cậy của thơng tin, khả năng xử lý thông tin của nhà đầu tư… Rất nhiều thông tin tự nguyện cơng bố trên BCTN là thơng tin phi tài chính, khơng được xác thực bởi bên thứ 3, do đó tính tin cậy, kịp thời của những thơng tin này vẫn cịn là điều phải xem xét. Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chất lượng thơng tin tự nguyện tại Việt Nam cịn chưa cao. Ví dụ như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Loan và cộng sự (2020) đã chỉ ra rằng dự báo KQKD do các CTPTC niêm yết Việt Nam đưa ra thường thiếu chính xác và quá lạc quan. Trong bối cảnh như vậy, phản ứng thận trọng của nhà đầu tư đối với các thông tin tự nguyện do doanh nghiệp cơng bố là điều hồn tồn dễ hiểu.

Thứ ba, giá trị thị trường xoay quanh giá trị nội tại của doanh nghiệp. Song

có rất nhiều yếu tố làm nhiễu thơng tin này. Ví dụ như giá trị cổ phiếu tại thời điểm cuối tháng 6 ngoài việc bị ảnh hưởng bởi giá trị sổ sách, lợi nhuận bất thường của năm trước và CBTT tự nguyện, cịn có thể bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận bất thường của quý 1, quý 2, các thông tin bất thường của doanh nghiệp và cả thông tin chung của nền kinh tế. Mặc dù mơ hình hồi quy đa biến sử dụng trong nghiên cứu này đã kiểm sốt các yếu tố nhiễu đó thơng qua việc sử dụng các biến kiểm soát quan trọng và các biến giả năm và ngành, song cũng không thể đảm bảo chắc chắn rằng khơng có biến độc lập nào bị bỏ sót. Bên cạnh đó, hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập cũng có ảnh hưởng nhất định tới kết quả nghiên cứu.

- Trong cả hai mô hình hồi quy với lợi nhuận bất thường được ước tính dựa trên REaston và REBO, biến BVPS và AE đều có hệ số hồi quy lớn hơn khơng và có ý nghĩa thống kê ở mức 99%. Điều này cho thấy giá trị thị trường của cổ phiếu có mối quan hệ rất chặt trẽ với thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có giá trị sổ sách và lợi nhuận bất thường càng cao thì giá trị thị trường của doanh nghiệp cũng càng cao. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của (Clarkson và cộng sự, 2013; Nguyễn Việt Dũng, 2009; Trương Đông Lộc và Nguyễn Minh Nhật, 2016).

CHƯƠNG 5: CÁC KẾT LUẬN, MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN CỦA CÁC CƠNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM NÓI RIÊNG VÀ CÁC CƠNG TY ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM NĨI CHUNG

5.1 Các kết luận rút ra từ nghiên cứu

5.2.1 Thực trạng công bố thông tin tự nguyện tại các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Những năm vừa qua, các cơ quan nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm minh bạch hóa thơng tin trên TTCK như:

- Ban hành các thông tư hướng dẫn việc CBTT trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Cụ thể là thơng tư 155/2015/TT-BTC và gần đây nhất là thông tư 96/2020/TT- BTC thay thế cho thông tư 155/2015/TT-BTC. Thông tư 96/2020/TT- BTC được ban hành ngày 16/11/2020 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.

- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã phối hợp với các tổ chức quốc tế ban hành Bộ Nguyên tắc Quản trị Công ty theo Thông lệ Tốt nhất đầu tiên của Việt Nam vào tháng 8/2019. Việc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng Quản trị cơng ty, từ đó tạo mơi trường thúc đẩy việc minh bạch hóa thơng tin của các CTNY.

- Tổ chức các cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của nhà quản lý về tầm quan trọng của việc xây dựng một mơi trường tài chính minh bạch như cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm Yết Việt Nam được tổ chức bởi Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội, Báo Đầu tư Chứng khốn và Cơng ty Quản lý quỹ Dragon Capital.

- Khơng ngừng hồn thiện các chế tài xử phạt vi phạm hành chính về CBTT trên TTCK. Ngày 31/12/2020 Chính phủ đã ban hành nghị định số 156/2020/NĐ- CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng

khoán. Nghị định này thay thế cho nghị định 108/2013/NĐ-CP và bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2021

Nhờ những hành động tích cực từ phía các cơ quan nhà nước, chất lượng CBTT tự nguyện nói riêng trên TTCK Việt Nam đã và đang được cải thiện. Bằng chứng là trong giai đoạn nghiên cứu, mức độ CBTT tự nguyện trung bình của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam năm 2018, 2019, 2020 cao hơn đáng kể so với năm 2017 ở mức ý nghĩa 90% trở lên. Nhiều doanh nghiệp có mức độ CBTT tự nguyện rất cao như IMP năm 2017 có mức độ CBTT tự nguyện đạt 79,8%, TRA năm 2018, 2019 có mức độ CBTT đạt 77,9% và 79,5%, IMP năm 2020 có mức độ CBTT đạt 72%. Các doanh nghiệp đã chủ động áp dụng nhiều tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế trong hoạt động kinh doanh và trong việc lập các báo cáo định kỳ. Ví dụ như chuẩn mực GRI về CBTT liên quan đến PTBV. Theo thống kê của Ban tổ chức Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết, số lượng doanh nghiệp tham gia cuộc thi và chất lượng các báo cáo mỗi năm một tăng. Năm 2019, số doanh nghiệp lập báo cáo PTBV theo tiêu chuẩn quốc tế tăng lên 39 doanh nghiệp, trong đó báo cáo riêng cao nhất trong các năm là 15 báo cáo, nội dung theo chuẩn GRI phiên bản mới nhất và có độ tin cậy cao.

Bên cạnh những mặt tích cực đó, việc CBTT tự nguyện tại các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam vẫn tồn tại một số những hạn chế nhất định. Cụ thể là:

Thứ nhất, mức độ CBTT tự nguyện của các CTPTC niêm yết trên TTCK

Việt Nam còn thấp, chỉ đạt trung bình 24,65% trong giai đoạn nghiên cứu. Trong 4 loại thơng tin, thơng tin tài chính và thị trường vốn có mức độ cơng bố tự nguyện thấp nhất, chỉ đạt 13,95%, tiếp đó là thơng tin báo cáo xã hội có mức độ cơng bố tự nguyện đạt 25,12%. Các CTPTC niêm yết trên HOSE có mức độ CBTT tự nguyện cao hơn hẳn mức độ CBTT tự nguyện của các công ty niêm yết trên HNX xét trên từng năm nghiên cứu và trên từng loại thông tin nghiên cứu. Điều này khẳng định hiệu ứng quy mô thường thấy ở nhiều quốc gia (Meek và

cộng sự, 1995; Robb và cộng sự, 2001; Karim và cộng sự, 2013; Ghasempour và Yusof, 2014) và ngay cả ở Việt Nam (Vu, 2012; Binh, T. Q., 2012; Khuê, 2019). Singhvi và Sesai (1971) đưa ra 3 lý do giải thích việc các doanh nghiệp lớn thường công bố thông tin nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ. Ba lí do đó là: (1) chi phí thu thập, xử lý thơng tin là lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ; (2) các cơng ty lớn có nhu cầu CBTT cao hơn vì chứng khốn của họ được trao đổi trên đa dạng các thị trường; (3) nhà quản lý các công ty nhỏ hay lo sợ rằng việc CBTT sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty (Mohammed và Islam, 2014).

Thứ hai, mức độ CBTT tự nguyện rất khác nhau tùy theo từng doanh

nghiệp. Có những doanh nghiệp có mức độ CBTT tự nguyện rất cao như IMP (2017, 2020 ), TRA (2018, 2019) có mức độ CBTT tự nguyện lần lượt là 79,8%, 72%, 77,9% và 79,5%. Trong khi đó một số doanh nghiệp có mức độ CBTT tự nguyện chỉ đạt 1,3% như HBE, HTP trong các năm 2017-2019.

Thứ ba, cùng là một thông tin, song mỗi một doanh nghiệp sẽ trình bày

những nội dung chi tiết khác nhau và sử dụng cách thức trình bày khác nhau. Hay nói cách khác, thơng tin tự nguyện được trình bày thiếu nhất quán giữa BCTN của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. STK, DAG và APC là ba doanh nghiệp cùng ngành hóa chất. BCTN của STK năm 2019 dành riêng một mục để phân tích bối cảnh kinh doanh nói chung trên thế giới và tại Việt Nam, bối cảnh ngành dệt may và sợi trên thế giới và tại Việt Nam, xu hướng ngành trong tương lai. BCTN của DAG năm 2019 khơng có mục riêng để phân tích về nền kinh tế và môi trường kinh doanh mà nội dung này được đề cập sơ qua trong Thông điệp từ Hội đồng quản trị, hay trong đánh giá của Ban giám đốc về kết quả kinh doanh của năm hiện tại. Còn BCTN của APC năm 2019 thì hồn tồn khơng đề cập đến thơng tin về nền kinh tế và môi trường kinh doanh. Về việc lập BCTN bằng ngoại ngữ, trong khi CSM lập một BCTN song ngữ trong đó tách

riêng một bên tiếng Việt và một bên tiếng Anh, REE lập hẳn 2 bản BCTN năm

2019, một bản tiếng anh và một bản tiếng Việt, thì BCTN của AAM năm 2017, 2018 lại đan xen giữa tiếng Anh và tiếng Việt, rất khó để theo dõi.

Thứ tư, doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc cung cấp thơng tin cho nhà

đầu tư nước ngồi. Trong số 501 doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu, chỉ có 3 doanh nghiệp lập BCTC theo IFRS là VNM, EVE và STK. Một số doanh nghiệp lập BCTN bằng tiếng anh như CSM, REE, AAM. Còn lại đa phần doanh nghiệp không thực hiện những việc này. Trước bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường tài chính quốc tế, việc các doanh nghiệp không công bố báo cáo thường niên bằng ngoại ngữ và/hoặc không công bố BCTC theo IFRS sẽ là một rào cản, khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại đầu tư vào doanh nghiệp.

Thứ năm, mặc dù cũng có nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu và áp dụng

các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế trong hoạt động kinh doanh và trong việc lập

các báo cáo định kỳ, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực này vẫn còn thấp. Theo số liệu tổng hợp bởi ban tổ chức Cuộc bình chọn CTNY năm 2019, số doanh nghiệp lập báo cáo PTBV theo tiêu chuẩn quốc tế tăng lên 39 doanh nghiệp, trong đó báo cáo riêng cao nhất trong các năm là 15 báo cáo, nội dung theo chuẩn GRI phiên bản mới nhất và có độ tin cậy cao.

5.2.2 Ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w