Thực trạng công bố thông tin tự nguyện của các cơng ty phi tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 113 - 122)

CHƯƠNG 3 : QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Thực trạng công bố thông tin tự nguyện tại các công ty phi tài chính niêm yết

4.2.2 Thực trạng công bố thông tin tự nguyện của các cơng ty phi tài chính

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo loại thơng tin

Thực trạng cơng bố thơng tin về chiến lược và doanh nghiệp của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020

Thông tin về chiến lược và doanh nghiệp bao gồm 9 mục thông tin. Mức độ CBTT của từng mục thơng tin trong giai đoạn nghiên cứu được tóm tắt lại ở Bảng sau:

Bảng 4.9: Mức độ CBTT của từng mục thông tin chiến lược và thông tin chung về doanh nghiệp của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai

đoạn 2017-2020

Đơn vị : %

Mục thơng tin

Mức độ CBTT trung bình

Thảo luận về nền kinh tế và môi trường kinh doanh 66,27 Thảo luận về môi trường cạnh tranh trong ngành 60,53

Các chiến lược và mục tiêu cụ thể 27,50

Ảnh và mô tả các sản phẩm chính 23,90

Ảnh của đội ngũ quản lý 20,66

Thảo luận về hoạt động R&D 20,56

Chất lượng sản phẩm và sự hài lịng của khách hàng 19,11

Mơ tả về mạng lưới marketing, kênh phân phối 13,97

Sự kiện nổi bật trong niên độ 10,78

Trung bình 29,25

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Từ bảng trên có thể thấy thơng tin chung về nền kinh tế và môi trường kinh doanh, thông tin về môi trường cạnh tranh và thông tin chiến lược và mục tiêu là ba

mục thông tin được các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam tự nguyện công bố nhiều nhất, với tỷ lệ lần lượt là 66,27%, 60,53% và 27,50%. Thông tin vê sự kiện nổi bật trong niên độ, thông tin mô tả về mạng lưới marketing, kênh phân phối, thông tin về chất lượng sản phẩm và sự hài lịng của khách hàng, và thơng tin về hoạt động R&D là 4 loại thông tin được cơng bố tự nguyện ít nhất bởi các doanh nghiệp với tỷ lệ lần lượt là 10,78%, 13,97%, 19,11% và 20,56%.

Tuy nhiên điều đáng nói là mỗi doanh nghiệp có một hành vi cơng bố thơng tin khác nhau. Ví dụ như STK, DAG, APC là ba doanh nghiệp cùng ngành hóa chất, song thơng tin về nền kinh tế và mơi trường kinh doanh trình bày trong BCTN của 3 doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau. BCTN của STK năm 2020 dành riêng một mục để phân tích bối cảnh kinh doanh nói chung trên thế giới và tại Việt Nam, bối cảnh ngành dệt may và sợi trên thế giới và tại Việt Nam, xu hướng ngành trong tương lai. BCTN của DAG năm 2020 khơng có mục riêng để phân tích về nền kinh tế và mơi trường kinh doanh mà nội dung này được đề cập sơ qua trong Thông điệp từ Hội đồng quản trị, hay trong đánh giá của Ban giám đốc về kết quả kinh doanh của năm hiện tại. Cịn BCTN của APC năm 2020 thì hồn tồn khơng đề cập đến thơng tin về nền kinh tế và môi trường kinh doanh. Hay như VNM, BBC là 2 doanh nghiệp cùng ngành Thực phẩm và đồ uống. Hai doanh nghiệp này có hành vi CBTT về chất lượng sản phẩm và sự hài lịng của khách hàng hồn tồn khác nhau. BCTN của VNM năm 2019 mô tả rất rõ các tiêu chuẩn chất lượng đang áp dụng cũng như quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm trong từng khâu sản xuất. Trong khi đó BBC lại khơng đề cập đến thông tin về chất lượng sản phẩm và sự hài lịng của khách hàng trong BCTN 2019 của mình. Sở dĩ hành vi CBTT của các doanh nghiệp khác nhau là do bản chất tự nguyện của thông tin và nhận thức của nhà quản lý về tầm quan trọng của việc cơng bố từng mục thơng tin là khác nhau.

Thực trạng công bố thông tin tài chính và thị trường vốn của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2017-2020

Thơng tin tài chính và thị trường vốn bao gồm 20 mục thơng tin. Mức độ CBTT của từng mục thông tin trong giai đoạn nghiên cứu được tóm tắt lại ở Bảng sau:

Bảng 4.10: Mức độ CBTT của từng mục thông tin tài chính và thị trường vốn của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020

Đơn vị : %

Mục thơng tin

Mức độ CBTT trung bình

Phân tích đối thủ cạnh tranh 3,49

Phân tích thị phần 10,43

Thơng tin về NVL đầu vào và nhà cung cấp 22,31

Thảo luận về hoạt động quảng cáo, marketing 15,07

Chính sách cổ tức 7,58

Giá trị vốn hóa thị trường 4,59

Xu hướng vốn hóa thị trường 1,85

Thơng tin về giá cổ phiếu và khối lượng cổ phiếu giao dịch 6,44

Xu hướng thay đổi giá và khối lượng cổ phiếu 4,84

Lịch sử tài chính tóm tắt -4 năm hoặc hơn 13,67

Lịch sử tài chính tóm tắt - 3 năm 22,11

Chỉ tiêu khả năng sinh lời và phân tích liên quan 91,17 Chỉ tiêu phân tích dịng tiền và phân tích liên quan 4,24

Phân tích tuổi nợ 1,90

Chi tiết và phân tích doanh thu, thu nhập 38,72

Chi tiết và phân tích chi phí SXKD 12,92

Thơng tin về các đơn hàng đang chờ hoàn thành 6,34

Các chỉ tiêu ko bắt buộc khác 5,99

Thơng tin về giá trị tài sản vơ hình 4,94

BCTC theo IFRS 0,40

Trung bình 13,95

Thơng tin tài chính và thị trường vốn là thơng tin có mức độ cơng bố tự nguyện thấp nhất trong 4 loại thông tin được đề cập đến với mức độ CBTT trung bình của giai đoạn nghiên cứu là 13,95%. Mức độ công bố tự nguyện của từng mục thông tin cũng rất khác nhau. Các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam thường đưa ra phân tích chi tiết về khả năng sinh lời (91,17%), doanh thu, thu nhập (38,72%), báo cáo thông tin về lịch sử tài chính tóm tắt 3 năm (22,11%), báo cáo thông tin về NVL đầu vào và nhà cung cấp (22,31%) trên BCTN của doanh nghiệp mình. 4 mục thơng tin trên là tương đối sẵn có với doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cũng dễ dàng cơng bố hơn những mục thơng tin khác. Bên cạnh đó, sở dĩ các doanh nghiệp phân tích chi tiết về khả năng sinh lời và doanh thu, thu nhập một phần là để đáp ứng quy định của thông tư 155/2015/TT-BTC. Trong phụ lục 4 của thông tư này chỉ yêu cầu chung là các công ty đại chúng phải nêu tình hình hoạt động trong năm, nêu một số chỉ tiêu tài chính và Ban giám đốc phải đánh giá kết quả hoạt động SXKD, chứ không yêu cầu doanh nghiệp phải phân tích cụ thể doanh thu, thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên dù đã được định hướng bởi thông tư 155/2015/TT-BTC, vẫn cịn có những doanh nghiệp chỉ đưa ra các chỉ tiêu tài chính mà khơng kèm phân tích sự thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy khơng nhận được điểm nào cho các mục phân tích chi tiết doanh thu, chi phí và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ví dụ như BCTN của CVT, DGC, LCM trong cả 3 năm 2017-2019.

Trong khi đó, những thơng tin về báo cáo tài chính theo IFRS, phân tích tuổi nợ, thơng tin về xu hướng vốn hóa, phân tích đối thủ cạnh tranh và phân tích dịng tiền được cơng bố ít nhất, với tỷ lệ lần lượt là 0,40%; 1,85%; 1,9%; 3,49%, 4,24%.

Trong tổng số 501 CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam chỉ có 3 doanh nghiệp cơng bố BCTC theo IFRS là VNM, EVE và STK. Trong đó chỉ có VNM thực hiện cơng bố BCTC theo IFRS trong cả 4 năm 2017-2020, EVE thực hiện công bố BCTC theo IFRS trong 3 năm 2017-2019, cịn STK chỉ cơng bố BCTC theo IFRS trong năm 2017. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường vốn nói riêng đang hội nhập với nền kinh tế quốc tế và thị trường vốn quốc tế với

một tốc độ nhanh chóng. Việc cơng bố BCTC theo IFRS mang lại nhiều lợi ích cho các CTNY như: (1) Dễ dàng thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngồi có thể so sánh BCTC của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng hơn, (2) nâng cao tính minh bạch và trung thực của BCTC, giúp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư do IFRS đề cao việc cơng bố thơng tin hữu ích cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp mà chủ yếu là nhà đầu tư và đơn vị cho vay, nợ, (3) giúp doanh nghiệp dễ niêm yết trên TTCK nước ngoài hoặc nhận được các khoản vay ưu đãi từ các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB.. Nhận thấy được những lợi ích của việc lập BCTC theo chuẩn mực IFRS, ngày 16/03/2020 Bộ tài chính đã ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC đưa ra lộ trình

hướng tới việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Khi không công bố BCTC theo IFRS đồng nghĩa với việc doanh nghiệp khơng thể có được các lợi ích kể trên.

Bên cạnh đó, trong q trình thu thập dữ liệu, nghiên cứu sinh nhận thấy đã có một số doanh nghiệp cơng bố BCTN bằng cả tiếng việt và tiếng anh, điều này sẽ tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngồi khi tìm hiểu về doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp trình bày báo cáo song ngữ theo một kiểu khác nhau. Có những doanh nghiệp trình bày báo cáo song ngữ trong đó tách riêng một bên tiếng Việt và một bên tiếng anh rất dễ theo dõi như BCTN của CSM trong cả 3 năm nghiên cứu. Năm 2019, REE lập hẳn 2 bản BCTN, một bản tiếng anh và một bản

tiếng Việt. Trong khi đó BCTN của AAM năm 2017, 2018 thì lại đan xen giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong cùng một bản báo cáo, rất khó theo dõi. Cịn đa phần các doanh nghiệp khác đều không công bố BCTN bằng tiếng anh hoặc một vài công ty cịn giữ ngun mẫu BCTN trong TT155/2015/TT-BTC trong đó đề mục là song ngữ, cịn nội dung hoàn toàn bằng tiếng việt (BCTN của DHM, HCD, PJT, SMA, TMT, VPS).

Thực trạng cơng bố thơng tin mang tính tương lai của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020

Thơng tin mang tính tương lai bao gồm 13 mục thơng tin. Mức độ CBTT của từng mục thông tin trong giai đoạn nghiên cứu được tóm tắt lại ở Bảng sau:

Bảng 4.11: Mức độ CBTT của từng mục thơng tin mang tính tương lai của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020

Đơn vị : %

Mục thơng tin

Mức độ CBTT trung bình

Các cơ sở, giả định trong dự báo 13,72

Thông tin về xu hướng của ngành trong tương lai 13,07 Thảo luận về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến KQKD

tương lai 37,08

Thảo luận về phát triển sản phẩm trong tương lai 22,80

Dự báo doanh thu - định tính 67,37

Dự báo doanh thu - định lượng 66,47

Dự báo chi phí trong tương lai 8,28

Dự báo lợi nhuận - định tính 67,66

Dự báo lợi nhuận - định lượng 66,12

Dự báo dịng tiền - định tính 0,25

Dự báo dịng tiền - định lượng 0,09

Dự báo các chỉ số (giá bán/số lượng bán/giá NVL) 29,94

Tỷ lệ lợi nhuận, lợi ích dự kiến của các dự án 0,65

Trung bình 30,27

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Thơng tin mang tính tương lai là loại thơng tin được cơng bố tự nguyện nhiều nhất bởi các doanh nghiệp với tỷ lệ cơng bố trung bình là 30,27%. Điều này là do, phần lớn doanh nghiệp điều đưa ra dự báo doanh thu và lợi nhuận cũng như có thảo luận về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến KQKD trong tương lai. Tuy nhiên những dự báo đó thường ít chi tiết, ít đưa ra dự báo các thành phần chi tiết như giá bán, số lượng bán, giá NVL năm tới, dự báo dòng tiền, tỷ lệ lợi nhuận dự kiến của các dự án… Một trong những BCTN có dự báo KQKD chi tiết nhất là

BCTN của IDI năm 2019. Trong báo cáo của mình, IDI đưa ra dự báo chi tiết về khối lượng tiêu thụ theo sản phẩm và theo tháng, rồi đến dự báo về doanh thu kế hoạch, kế hoạch sản xuất, kế hoạch NVL đầu vào, dự kiến sản lượng thức ăn tiêu thụ, giá bán thức ăn,... cuối cùng mới đưa ra dự báo KQKD trong những năm tới. Một số doanh nghiệp thì khơng đưa ra dự báo KQKD cụ thể trong BCTN vì nhiều lí do như dự báo KQKD sẽ được thảo luận trong Đại hội đồng cổ đơng thường niên (ví dụ MSN năm 2019), do bối cảnh dịch bệnh khó dự đốn (ví dụ VIP năm 2019). Cịn đa phần các doanh nghiệp đều đưa ra dự báo KQKD theo thông lệ tại Việt Nam, điều này đã được chỉ ra bởi Nguyễn Thị Thanh Loan (2020). Tuy nhiên hình thức của dự báo KQKD thì cũng rất đa dạng. Trong khi đa phần doanh nghiệp đưa ra dự báo điểm, thì một vài doanh nghiệp lại đưa ra dự báo khoảng đóng hoặc khoảng mở. Ví dụ như NAF đưa ra kịch bản xấu nhất về KQKD năm 2020, VHC đưa ra 2 kịch bản tốt và xấu về KQKD năm 2020, GIL đưa ra dự báo khoảng trong cả 3 năm. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid, số lượng dự báo khoảng có xu hướng tăng so với những năm trước, điều này thể hiện rằng các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam đã có sự thận trọng khi đưa ra dự báo trong điều kiện khơng chắc chắn.

Bên cạnh đó, cũng cần thấy được rằng doanh nghiệp mới chỉ chú trọng đưa ra các dự báo KQKD, mà chưa chú trọng việc phân tích bối cảnh, cơ sở của dự báo. Điều này thể hiện qua điểm CBTT trung bình về cơ sở, giả định của dự báo, thông tin về xu hướng của ngành trong tương lai, thảo luận về phát triển sản phẩm trong tương lai thấp hơn so với điểm CBTT trung bình về dự báo doanh thu và lợi nhuận. Các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam cần cải thiện điểm này, bởi vì những thơng tin về cơ sở, giả định của dự báo là những thông tin quan trọng, giúp nhà đầu tư hiểu hơn về doanh nghiệp và góp phần tăng tính tin cậy của dự báo. Trong bối cảnh dự báo KQKD có chất lượng thấp như ở Việt Nam (Nguyễn Thị Thanh Loan, 2020) lại kèm thêm việc doanh nghiệp ít đưa ra thơng tin về cơ sở, giả định của dự báo, cũng như ít đưa ra các thơng tin dự báo chi tiết, sẽ khiến nhà đầu tư mất lòng tin vào dự báo của doanh nghiệp, khiến thơng tin này trở nên có cũng như khơng.

Thực trạng cơng bố thơng tin xã hội của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020

Thông tin xã hội bao gồm 16 mục thông tin. Mức độ CBTT của từng mục thông tin xã hội trong giai đoạn nghiên cứu được tóm tắt lại ở Bảng sau:

Bảng 4.12: Mức độ CBTT của từng mục thông tin xã hội của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020

Đơn vị : %

Mục thơng tin

Mức độ CBTT trung bình

Tun bố của nhà quản trị cấp cao về PTBV 23,65

Các chương trình sức khỏe, giáo dục cộng đồng đã thực hiện 54,69

Số tiền đóng góp từ thiện 27,10

Thơng tin về các giải thưởng của cơng ty 34,23

các chương trình bảo vệ mơi trường 29,04

cơ cấu lao động theo giới, địa lý, lĩnh vực kinh doanh 31,59 Lý do cho những thay đổi trong số lượng và cơ cấu lao động 6,59 Mô tả về hoạt động tun dương, khen thưởng nhân viên,

hoạt động cơng đồn 38,52

Ảnh của hoạt động tuyên dương, khen thưởng nhân viên 6,44

Hoạt động đào tạo nhân viên - định lượng 27,69

Bản chất của đào tạo - định tính 39,27

Thơng tin về vấn đề bình đẳng 6,79

Dữ liệu về tai nạn lao động 6,34

Vấn đề an toàn lao động 56,74

Thảo luận về an toàn sản phẩm 8,43

Thảo luận liên quan tới giá trị tạo ra bởi công ty và việc phân

phối giá trị đó cho các bên liên quan 4,79

Trung bình 25,11

Mức độ công bố thông tin xã hội của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam khơng cao, chỉ đạt trung bình 25,11% trong giai đoạn nghiên cứu. Những mục thơng tin được công bố tự nguyện nhiều là: vấn đề an tồn lao động (56,74%), các chương trình sức khỏe, giáo dục cộng đồng đã thực hiện (54,69%), bản chất của đào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 113 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w