7. Bố cục luận văn
3.2.1. Môi trường diễn xướng
Môi trường diễn xướng có thể coi là mảnh đất màu mỡ, cái nôi nuôi dưỡng và sáng tạo văn học dân gian. Môi trường diễn xướng gồm hai yếu tố, đó là thời gian diễn xướng và không gian diễn xướng.
3.2.1.1. Thời gian diễn xướng
Hát Lượn là loại hình dân ca đặc trưng của dân tộc Tày. Nó gắn bó trực tiếp và đi vào muôn mặt của đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Hát Lượn đi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 106 vào giấc ngủ của con trẻ, đi theo chị ra chợ, đi theo mẹ lên nương, đi theo anh những đêm xuân hát giao duyên tìm bạn. Rồi đến ngày trọng đại của đời người, nhà trai phải trổ hết tài để đón được nàng dâu về nhà. Khi không may một người nằm xuống, tiếng Lượn lại một lần nữa cất lên để tiễn đưa hồn người đã khuất... Và vượt ra khỏi vành nôi, bay theo làn khói lam trên nóc nhà sàn, men theo vách đá, tỏa xuống nương ngô... tiếng hát Lượn tìm về thung lũng - nơi tổ chức hội Nàng Hai.
Thường thường, khoảng thời gian có thể coi là thích hợp nhất để tổ chức hát Lượn là những ngày xuân. “Mùa xuân - mùa núi rừng ngập lá ngập hoa, con người mở hội hát ca mừng rẫy, mừng đồng, mừng núi non, mừng người, mừng tình nghĩa... Mùa xuân, mùa của sli, lượn ca hát của người Tày, Nùng” [20, Tr. 259]. Trong tiết trời mưa xuân rắc phấn lên vạn vật, cây cỏ cựa mình vươn dậy, lồng ngực đang căng đầy hơi thở của mùa xuân, bà con ở huyện Thạch An lại mở hội Nàng Hai để hát những bài Lượn Hai chan chứa ân tình. Trải dài theo nắng xuân vàng ấm áp, bay theo cánh hoa mận hoa mơ trắng muốt, chao lượn cùng đôi én ương đang tình tứ, câu hát Lượn cứ lan tỏa khắp núi rừng:
Hoa nở mùa xuân khắp núi đồi Như gấm trải dài phủ khắp nơi Bạn hỡi nào đi cùng vãn cảnh Bướm ong còn hội lọ là người.
Hình như, đất trời đã ưu ái dân tộc Tày một không khí rất xuân để đón Nàng Hai cầu mùa.
Trước năm 1945, lễ hội Nàng Hai ở Thạch An, tỉnh Cao Bằng được tổ chức bắt đầu từ ngày tết Đắp Nọi (30/1 âm lịch) đến hết ngày 18/3 âm lịch (kéo dài 48 ngày). Sau năm 1945, lễ hội được rút gọn lại còn khoảng 12 ngày,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 107 bắt đầu từ trung tuần đến hết tháng 3 Âm lịch, trong đó có hai ngày chính là 17/3 và 18/3 thực hiện nghi lễ đón trăng, cầu trăng và tiễn trăng.
Khoảng thời gian này không chỉ là lúc đất trời đương đẹp nhất, không khí tết vẫn còn vương vấn trong lòng người, mà hơn nữa đồng bào chưa bận mùa màng. Ngày xưa, đồng bào chỉ cấy lúa một vụ (từ tháng 4 âm lịch đến hết tháng 10 âm lịch) nên những tháng đầu năm với họ là “tháng ăn chơi” - tháng hội hè. Những bận rộn của vụ trước đã qua, vụ mới lại chưa tới vì vậy mà lòng người thư thái, bản trên làng dưới nô nức đi trẩy hội, hát những bài Lượn Hai để giãi bày tâm tình.
Đi trẩy hội là một nhu cầu giao lưu tình cảm của đồng bào Tày. Tiếng ca cứ cất lên thật tự nhiên, giản dị mà lại sâu sắc đến vô cùng:
Thua rườn nộc Họa mi lảnh lót Tiểng nộc rỏn vọng khóp thua khau Bjoóc mận bjoóc lì khao lướp lướp Slửa xỏm noọng slao chài chứ mại Hẹn pi lăng thâng hội tlẻo mà Hát sli lượn tẩư hai shíp hả.
Dịch:
Chim họa mi hót đầu nhà
Tiếng ca trong trẻo sao mà say mê Trắng tinh hoa mận hoa lê
Áo chàm nhuộm tím người về chẳng quên Hẹn em đến hội lại lên
Để mà hát Lượn những đêm trăng tròn.
và giữa tiết xuân đang trở lại ấy, tiếng hát của lòng người càng thêm nồng ấm và thiết tha hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 108
3.2.1.2. Không gian diễn xướng
Không gian diễn xướng của khúc hát lễ hội Nàng Hai chính là môi trường sinh hoạt, nơi tiến hành tổ chức hát Lượn.
Hát Lượn Hai được diễn ra trong không khí linh thiêng của nghi lễ tôn giáo và trong không khí vui rộn ràng của ngày hội. “Ở đây, không khí hội như trộn lẫn giữa thực tại và huyền ảo trong mối giao hoà tình cảm giữa người trần tục và người trên cõi tiên trong tiết trời xuân sáng láng đầy phấn chấn”
[40, Tr. 340].
Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, bà con quây quần xung quanh nhà Nàng Hai để nghe và hát Lượn Hai. Không khí đầy tôn nghiêm nhưng cũng rất ấm áp ấy khiến tiếng nhạc xóc càng thêm rộn ràng, tiếng đàn tính lại thêm trong trẻo thánh thót để khúc tụng ca khi trầm khi bổng vang lên trong màn khói hương tỏa lên bàn tế:
Hạ giới gần pây tlẻo ầm ầm
Nưa bân kẻo khửn háng Tam Quang Pây mừa mởi Mẻ, mởi Nàng
Mà hội sle khai khao hoa, khao nậu.
Dịch:
Hạ giới người đi lại ầm ầm
Rầm rầm kéo lên chợ Tam Quang Mời Mẹ lại thêm mời Nàng
Về hội cầu mùa khao hoa khao nụ.
Tiếng Lượn Hai trầm linh cất lên như khiến không khí buổi lễ đón trăng càng thêm linh thiêng, mang đậm màu sắc tôn giáo. Vì linh thiêng như vậy nên xung quanh sân khấu Nàng Hai bất kì ai cũng có thể giãi bày tất cả lòng mình, chỉ cấm kị một điều là không được phép nói đến tình yêu hoa nguyệt, tỏ tình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 109 Có lẽ sôi nổi và ý nghĩa nhất là phần hỏi đáp giữa người trần gian và Mẹ Trăng thông qua nhân vật trung gian là Nàng Hai. Người trần gian có thể hỏi Mẹ tất cả mọi việc, bày tỏ tình cảm yêu quí dành cho Mẹ...
Cứ như thế, hội vui kéo dài ngày lại ngày. Cũng trong thời gian đó, người ta tổ chức xen kẽ các trò chơi như đánh cầu, chọi gà, đánh quay.
Hát Lượn Hai diễn ra mang đặc trưng của “sân khấu nhà sàn” (chữ dùng của nhà văn Vi Hồng). Chính vì vậy nội dung của nó cũng mang tính chất xã hội và mọi tình cảm được thể hiện tế nhị với ngôn ngữ khá chau chuốt. Trong không gian diễn xướng pha trộn giữa hư và thực, người hát hội như càng cởi mở, tự tin cất lên làn điệu dân ca của quê hương mình. Có những bài Lượn Hai không phải để hỏi Mẹ Trăng, nói chuyện cùng người cõi tiên mà có khi là tiếng nói với chính lòng mình. Âm vang của điệu dân ca ấy được cất lên từ tâm hồn say mê, đọng lại mãi trong lòng người:
Bióoc tlào rủng rương thua bản Bióoc mận khao lướp thua khau
Tiểng lượn vọng mà tlồng tiểng noọng Tiểng shi tiểng lượn bấu ái mừa
Dịch:
Hoa đào nở thắm đồi trước Hoa mận nở trắng đồi sau Say sưa nghe ai đưa câu lượn Say sưa nghe hát chẳng muốn về.
Những khúc hát lễ hội Nàng Hai được cất lên trong không khí vừa trang nghiêm nhưng cũng thật lãng mạn và bay bổng. Tôn nghiêm đấy mà cũng thật mộng, thật thơ biết mấy. Thiếu nữ Tày không chỉ hát hay mà còn múa rất dẻo, rất đẹp. Những động tác múa của các Mụ Nàng, Mụ Nọi như cánh bướm bay lượn giữa ngàn hoa, như nâng cánh cho lời ca tiếng hát bay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 110 thật xa, ngấm thật sâu trong hồn người chơi hội. Để cạn ngày xuân, lòng người vẫn tiếc:
Ve kêu ong bướm cùng hoa cỏ Ong bướm náo nức gọi gần xa Hội vui nam nữ bao tấp nập Tan rồi ong bướm vẫn tiếc hoa
Lượn Hai cũng như các làn điệu dân ca khác nó chỉ có thể được sống dậy và sinh sôi khi đặt nó trong môi trường diễn xướng. Môi trường diễn xướng giống như thứ nước trong gột rửa cho ý câu ca thêm sâu, lời dân ca thêm sáng. Làn điệu dân ca cầu mùa Lượn Hai có môi trường diễn xướng khá đặc biệt đó là lễ hội Nàng Hai đầu xuân, do đó nó chỉ có thể toả sáng hết giá trị của nó khi nó được đặt trong môi trường ấy.