7. Bố cục luận văn
2.2. Khúc hát Lƣợn Hai thể hiện trí tƣởng tƣợng phong phú, tƣ duy
sắc màu miền núi của nhân dân Tày Thạch An - Cao Bằng
Xưa kia, sống giữa đại ngàn, được bao bọc bởi núi non trùng điệp quanh năm sương mờ hầu như chưa từng ai đặt chân tới, trước âm thanh gào thét của những con thác dữ, những vực nước bí hiểm thâm u... người Tày cảm thấy thiên nhiên, vũ trụ thật bí hiểm. Để giải thích cho sự thắc mắc của mình, cho cộng đồng và con cháu của mình, đồng bào đã lí giải và cụ thể hóa các hiện tượng thiên nhiên bằng trí tưởng tượng phong phú và lối tư duy mộc mạc giản dị.
Theo quan niệm của người Tày cổ, thế giới được chia làm ba tầng: mường trời, trần gian và địa ngục. Mường trời ở trên cao là nơi sinh sống của tiên phật. Mặt đất nơi loài người sinh sống. Dưới tận cùng là âm ti địa ngục với những thác cao, giếng sâu, là nơi ở của quỷ dữ, thuồng luồng. Trong văn học dân gian, thế giới mường trời được người Tày nhắc đến khá nhiều. Theo quan niệm và trí tưởng tượng của dân gian thì cõi mường trời chẳng khác gì trần gian. Nơi đó cũng có bản mường, cánh đồng được đặt tên rất cụ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46
Quá Mường Rấn, phja Kẹm Quá Mường Nà, Phja Miềng Pây thâng tổng Nghiêm La Pây quá Nà Nghiêm, Nà Ngậu
Dịch:
Qua Mường Rấn, núi Kẹm Qua Mường Nà, Phja Miềng Đi qua cánh đồng Nghiêm La Đi qua Nà Nghiêm, Nà Ngậu.
có chợ nhỏ, chợ lớn để trao đổi mua bán mọi thứ:
Pây quá háng Tam Quang
Pây quá hàng tẳng, hàng khoang thuổn tlỉ Pây quá háng hội hoa
Pây quá háng pia háng rọm Pây quá háng phjéc, háng phjải Pây quá háng kim ngần
Pây thâng háng tiên tức cờ Háng cải wạ háng eng Háng mì slíp nhỉ tàng Tam quan slíp nhỉ lỏ
Dịch:
Vượt qua chợ Tam Quang
Vượt qua lối hàng ngang hàng dọc Vượt qua chợ hội chợ hoa
Vượt qua chợ hàng tôm hàng cá Vượt qua chợ vải chợ rau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47 Vượt qua chợ nàng tiên chơi cờ
Vượt qua chợ lớn chợ nhỏ Chợ phố mười hai nẻo đường Tam Quang mười hai lối
Nhưng khác với trần gian, đó là chốn thanh bình đầy hương hoa, con người ở trên đó là tiên và có khả năng và sức mạnh phi thường. Trên trời là nơi ở của các Mẹ Trăng. Nhiệm vụ của các Mẹ là coi sóc và bảo về mùa màng, cuộc sống cho con người dưới hạ giới.
Cha ông ta xưa luôn cho rằng trời và đất, thế giới tiên cảnh và chốn trần gian rất gần nhau, có con đường lên trời. Sử thi Tây Nguyên kể lại có chi tiết: Đăm San lấy cái thang để bắc lên trời, bắt trời cho hai người vợ của mình là Hơ Nhí và Hơ B Hí sống lại. Đồng bào Tày cũng tưởng tượng có con đường từ trần gian lên trời. Không phải ai cũng lên trời được mà chỉ có những người có phép thuật như thầy Tào, bà Bụt. Họ chính là chiếc cầu nối để con người trần gian và thần tiên giao lưu với nhau.
Đi theo những câu hát Lượn Hai, cảnh thần tiên cứ dần mở ra trước mắt. Trí tưởng tượng của dân gian đã vẽ lên một khung cảnh vừa quen vừa lạ. Đoàn người từ trần gian lên cống tiến Mẹ Trăng phải đi qua nhiều chặng đường đầy gian lao, vất vả, bắt buộc mọi người phải bền tâm vững chí mới có thể tới được nơi. Nàng Hai dẫn đầu đoàn người vượt núi, băng rừng, qua sông để lên đến cung trăng.
Lênh đênh trên biển bằng thuyền bè, với sức khỏe phi thường của những sluông chèo thuyền, họ qua nhiều nơi trên biển trời:
Pin khửn búng tua pất áp ne Pin khửn búng tua le le thua tlả Pin khửn búng tua quang Đồng Xuân Pin khửn búng tua lình nưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48
Pin khửn búng Ngưu Lang Chức Nữ Pin khửn ngàu hai khảm pế
Pin khửn co bióoc ngựu phông đeng Pin khửn nưa khau phia nổc én Pin khửn sam shíp nhỉ tlả lây Pin khửn phia Thiên Ô chắc phuối.
Dịch:
Chèo lên chốn con vịt sẵn rong Chèo lên chốn con le le đậu bến Chèo lên lối hươu rừng Đông Xuân Chèo lên lối khỉ đàn mây móc Chèo lên lối Ngưu Lang, Chức Nữ Chèo đò bóng nguyệt phá sóng Chèo lên lối đỏ rực hoa gạo Chèo lên lối đá nặng thả én
Chèo lên ba mươi hai dòng nước chảy Chèo lên lối núi đá Thiên Ô biết nói.
Đúng là một cảnh biển độc đáo hấp dẫn, mang đậm chất tư duy của đồng bào Tày: hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ. Cảnh vật ở đây vừa thực, cụ thể, vừa hư cấu tưởng tượng. Trên biển, có hoa gạo tháng ba đỏ rực, có đàn hươu nai, bầy khỉ trong rừng, có núi đá Thiên Ô cao ngất và nước chảy nối tiếp nhau... lại có lối lên nơi của chàng Ngưu Lang, nàng Chức Nữ...
Quả thực trí tưởng tượng của dân gian phong phú và độc đáo vô cùng. Nơi người Tày sống không có biển và chắc hẳn lúc bấy giờ họ cũng chưa từng tới biển nhưng qua thế giới tâm hồn phong phú của họ, biển hiện lên thật sinh động và đậm chất miền núi. Họ đã đem hơi thở của rừng, đem những gì là của miền núi đến với biển để biển trở thành hình ảnh sáng tạo của người Tày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49 Nội dung của văn học dân gian là phản ánh đời sống của nhân dân. Đời sống của nhân dân ở đây chính là những vấn đề thân thiết với cuộc sống hàng ngày của họ. Điều đặc biệt là những khía cạnh ấy được lí giải theo quan điểm, biểu đạt theo kinh nghiệm sống của người lao động. Tuy nhiên, có lúc sự cắt nghĩa, lí giải của cha ông xưa còn chứa đựng yếu tố tư tưởng lạc hậu và tiêu cực. Họ quan niệm về thế giới tự nhiên, vũ trụ mang tính chất tư duy ngây thơ, nguyên thủy. Song dù vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận được giá trị nhân văn sâu sắc chứa đựng trong lời cầu mùa Lượn Hai.