Khái quát về những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở

Một phần của tài liệu những khúc hát lễ hội nàng hai của người tày ở thạch an - cao bằng (Trang 31 - 36)

7. Bố cục luận văn

1.2.2. Khái quát về những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở

- Cao Bằng

Lượn là một loại hình dân ca tiêu biểu của người Tày nói chung và người Tày Thạch An nói riêng. Hát Lượn gắn bó với muôn mặt của đời sống nhân dân Tày. Tiếng ca ấy chính là hương sắc của cuộc đời, làm đẹp và phong phú thêm tâm hồn của họ.

1.2.2.1. Khái niệm về Lượn

Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm “Lượn”.

Lượn là thể hát giao duyên phổ biến của dân tộc Tày - Nùng, bao giờ cũng có hai phía hát đối nhau. Một bên nam - một bên nữ, hoặc một bên chủ - một bên khách” [32, Tr.193].

Trong dân ca trữ tình Tày Nùng, nhà nghiên cứu Vi Hồng lại cho rằng:

“Đối với người Tày, từ lượn là từ để chỉ âm thanh hát lên với những làn điệu này nọ. Ngay cả dân ca nghi lễ, mê tín cũng được gọi là lượn: lượn pựt, lượn tảo - các bài hát của các ông các bà làm nghề cúng bái: Lượn “nàng hai” - Những bài hát mời nàng trăng “xuống trần chơi”, lượn “hảy phi” - những bài khóc đám tang ma, lượn “suông lồng” - hát nghi lễ các bà then, lượn “toóc bổn” - những bài cầu chúc mùa màng... Những bài ca, khúc ca được người ta lượn bao giờ cũng mang hơi thở trữ tình” [20, Tr. 33].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Như vậy, khái niệm về Lượn được hiểu theo nhiều cách khác nhau và mỗi cách hiểu đều có lí. Cách hiểu của cố nhà văn Vi Hồng mang tính khái quát và trong đó ông có phân chia một số tiểu loại Lượn cũng như chỉ ra được đặc trưng cơ bản nhất của loại hình dân ca này chính là chất trữ tình.

Lượn có nhiều hình thức khác nhau, cho đến nay việc phân chia cũng chưa đồng nhất.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, Lượn Tày gồm 3 loại chủ yếu: Lượn Cọi, lượn Slương và Lượn Nàng ới. Ngoài ra ở một số địa phương như Cao Bằng, Lạng Sơn còn có Lượn Nàng Hai (hay còn gọi là Lượn Hai, Lượn Trăng, Lượn Then)

1.2.2.2. Tìm hiểu chung về Lượn Hai

Đếndự hội Nàng Hai, ắt hẳn sẽ chẳng ai quên những khúc Lượn Hai đầm ấm, mượt mà, sâu lắng. Hát Lượn Hai đã trở thành một nét độc đáo và là một phần không thể thiếu của lễ hội này. Nếu không có Lượn Hai, hội chẳng thành.

* Khái niệm Lượn Hai

Lượn Hai hay còn goị là “Lượn nàng trăng gồm những bài lượn cầu mong, chúc mừng, ca ngợi... về nhiều mặt của đời sống con người, của bản mường...” được hát trong lễ hội Nàng Hai [1, Tr.30].

Theo nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Triệu Thị Mai, người ta gọi Lượn Hai bởi loại dân ca này chỉ được hát riêng trong lễ hội Nàng Hai mà thôi. Còn một lí do khác nữa là trong lễ hội đó, người ta hát cho Nàng Trăng nghe, hát để bày tỏ lòng mình với Nàng Trăng (mà trăng theo tiếng Tày gọi là Hai) nên những bài hát đó được gọi bằng cái tên như vậy.

Hình thức của bài Lượn Hai giống với bài Then. Thông thường một bài Lượn Hai được làm theo thể thơ 5 chữ hay 7 chữ, có trường hợp 10 đến 12 chữ, không giới hạn về số lượng câu thơ. Vì không qui định chặt chẽ về thể thơ nên cách gieo vần trong Lượn Hai khá tự do. Đặc điểm này thích hợp cho việc ứng tác tại chỗ, sáng tác mang tính chất ngẫu hứng. Có những bài Lượn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 Hai gần giống với cách nói vần vè, “phuối pác”, “phuối rọi”, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Phuối pác, phuối rọi là những lời nói có vần, có điệu của người dân Tày trong cuộc sống hàng ngày. Đây là lối nói tự do, thường được diễn ra khi gặp nhau trên đường, ở chợ hay trong lễ hội... Nó cũng được coi là một hình thức biểu hiện tình cảm với nhiều sắc thái. Được thời gian gọt rũa, những lời phuối pác, phuối rọi ngày càng cô đọng, bóng bẩy và mềm mại một chất thơ lãng mạn.

Về mặt ngôn từ, nhiều bài Lượn Hai thể hiện trình độ lựa chọn ngôn ngữ khá tinh tế của người dân Tày:

Nậu bjoóc rồm hom van Dú đông na phia lẩc Nậu bjoóc cút khiêu đây Khoen dú co mạy cải

Bjoóc khảo khinh tlềnh đán Lồm plạt plẻo si mê

Dịch:

Thơm ngát bông hoa rầm Khắp sơn lâm mây phủ Sáng hồng bông hoa mạ Treo lơ lửng những vàng Hoa khảo chuông núi đá Gió thổi về si mê

Nội dung của những bài Lượn này khá phong phú. Bên cạnh nội dung chính là những lời cầu mùa, cầu an, cầu phúc, Lượn Hai còn thể hiện tình nghĩa giữa người với người, lòng biết ơn của con người với thiên nhiên... Tuy nhiên, có điều đặc biệt là thể loại dân ca này không được phép nói đến tình yêu hoa nguyệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 Lượn Hai bao gồm những khúc hát như: Giải uế, Cẩm thé, Vào cửa Giả Gỉn, Vào cửa Slấn… Những khúc hát này có nội dung giống như những khúc ca trong Then, vì vậy mà có nơi còn gọi là Lượn Then. Ca từ của của những bài hát được cất lên trong chặng đầu của phần lễ này mang đậm màu sắc tín ngưỡng tôn giáo:

Khoăn chính tẻ trang đi

Khoăn đíp khảu thua kháu bưởng soa Hai Há oóc thua khen, thua kha bưởng rại Khoăn mà nhập khẩu pây

Khoăn lẻ tỉnh Mẻ Nàng

Đảy nhìn tiểng Gường sa gỏi mà Đảy nhìn tiểng Sở sa gỏi lại Mỉnh nắc nắm đảy khửn tềnh nưa Mỉnh nẩư chính pền Gường pền Sở Khửn nưa bân mởi Mẻ, mởi Nàng Mà dương gian dự hội.

Dịch:

Hồn chính chạy trong lòng Hồn sống ra đấu gối bên phải

Hai Há vào đầu chân, đầu tay bên trái Hồn vía hãy nhập vào

Hồn vía hãy nghe lời Mẹ Nàng Nghe thấy lời chúa gọi hãy về Nghe lời chúa gọi hãy lại

Vía nặng không lên được tiên cảnh Vía nhẹ nên nàng Gường nàng Sở Cùng lên đường mời Mẹ, mời Nàng Về dự hội cầu mùa dương gian.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 Hình thức sinh hoạt diễn xướng của Lượn Hai có hai hình thức cơ bản: hình thức đối đáp và hình thức tự lượn.

Dân ca Tày nói chung và Lượn Hai nói riêng đã được đồng bào Tày sáng tác, lưu truyền và thưởng thức. Làn điệu dân ca ấy đã song hành cùng với cuộc sống của họ. Ngày nay, những làn điệu này không còn được xuất hiện và sử dụng nhiều như ngày xưa nữa. Chính vì vậy lễ hội xuân cũng là một dịp để con người tìm về với nét đẹp xưa của dân tộc, để thưởng thức, để giữ gìn và để biết trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống quí báu ấy.

Tiểu kết:

Qua phần tìm hiểu trên, chúng ta không chỉ biết rõ hơn những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, xã hội, đời sống văn hóa của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng mà còn nhận thấy mối quan hệ, ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố này với nền văn hóa dân gian dân tộc Tày, trong đó có những bài dân ca được hát lên trong lễ hội Nàng Hai. Môi trường văn hóa càng sinh động và phong phú bao nhiêu thì nó càng được khúc xạ vào trong các sáng tác văn học dân gian càng đa dạng và giàu màu sắc bấy nhiêu. Vì vậy mà Lượn Hai đã trở thành một loại ngôn ngữ đặc biệt của dân tộc Tày - ngôn ngữ biểu hiện sự rung động vô cùng tinh tế của tâm hồn con người. Nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần chung của cả cộng đồng, trở thành một nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Tày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36

CHƢƠNG 2:

GIÁ TRỊ NỘI DUNG NHỮNG KHÚC HÁT LỄ HỘI NÀNG HAI Ở THẠCH AN - CAO BẰNG

Một phần của tài liệu những khúc hát lễ hội nàng hai của người tày ở thạch an - cao bằng (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)