1.2.3.1.Lập, thông qua, xét duyệt quyết định QHSDĐ
Theo quy định, lập (xây dựng)QHSDĐ gồm các công đoạn sau:
a. Về lập quy hoạch sử dụng đất:
Dựa vào các nguyên tắc, căn cứ lập QHSDĐ, nội dung và kỳ QH đã được quy định trong các VBQPPL, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc tổ chức soạn thảo xây dựng QHSDĐhay cịn gọi là lập QHSDĐ.
Trong q trình lập QHSDĐ, thường có nhiều mối quan hệ phát sinh như quan hệ giữa người với người; quan hệ giữa người với đất đai, các quan hệ đó có nhu cầu điều chỉnh bằng các quy tắc xử sự chung của pháp luật mà khơng thể để nó tồn tại, phát triển một cách tự phát. Tuy nhiên, các quan hệ đó cần được điều chỉnh ở những mức độ khác nhau. Luật Đất đai quy định về trách nhiệm tổ chức lập QHSDĐcủa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, song quy trình lập được thực hiện theo quy trình mang tính kỹ thuật và được quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn do bộ, ngành ban hành
Các quy định của pháp luật hiện hành quy định về thẩm quyền lập QHSDĐ sẽ giúp cho việc thực hiện pháp luật về QHSDĐ đạt hiệu quả, góp phần bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, dân chủ của pháp luật, bảo đảm sự phân công phân nhiệm trong hoạt động quản lý quy hoạch một cách rõ ràng.
Theo đó, Điều 42 Luật Đất đai 2013 quy định, việc thực hiện thẩm quyền lập QHSDĐ được quy định như sau:
- Chính phủ tổ chức lập QHSDĐ cấp quốc gia. Bộ Tài ngun và Mơi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập QHKHSDĐ cấp quốc gia.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập QHKHSDĐcấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập QHKHSDĐ cấp huyện.
- Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phịng; Bộ Cơng an tổ chức lập QHKHSDĐ an ninh quốc phịng.
Cụ thể hóa việc lập QHSDĐ, Điều 7 Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các chủ thể tham gia lập QHSDĐ như sau:
- Trách nhiệm trong việc lập, điều chỉnh QHSD đất cấp quốc gia gồm:
+ Các bộ, ngành xác định nhu cầu sử dụng đất đối với các dự án của ngành, lĩnh vực phụ trách theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh; UBND cấp tỉnh xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương;
+ Các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh gửi nhu cầu sử dụng đất về Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất;
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đến từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-Trách nhiệm trong việc lập QHSD đất cấp tỉnh:
+ Các sở, ngành xác định nhu cầu sử dụng đất đối với các dự án sử dụng đất thuộc chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh theo từng đơn vị hành chính cấp huyện; UBND cấp huyện xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương;
+ Các sở, ngành và UBND cấp huyện gửi nhu cầu sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
+ Trong trường hợp cần thiết mà phải thay đổi về quy mô, địa điểm và số lượng dự án, cơng trình trong cùng một loại đất nhưng khơng làm thay đổi về chỉ tiêu và khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được phê duyệt thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi quyết định cập nhật vào QHKHSDĐcấp huyện để tổ chức thực hiện.
-Trách nhiệm trong việc lập QHSD đất cấphuyện:
Các phòng, ban cấp huyện xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dự án sử dụng đất thuộc danh mục chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện theo từng đơn vị hành chính cấp xã; UBND xã, phường, thị trấn xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương.
Các phòng, ban cấp huyện và UBND cấp xã gửi nhu cầu sử dụng đất về Phịng Tài ngun và Mơi trường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Phịng Tài ngun và Mơi trường đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất.
Phòng Tài nguyên và Môi trường xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh và các dự án trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bố cho cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã; tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
b. Thơng qua phê duyệt, quyết định QHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất lập xong vẫn chưa có giá trị pháp lý nên chưa thể tổ chức thực hiện, vì thế pháp luật quy định bước tiếp theo sau khi lập QHSDĐ là hoạt động thông qua, phê duyệt quyết định bởi cơ quan có thẩm quyền nhà nước.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền thông qua, phê duyệt quyết định QHSDĐ được quy định tại Điều 45 Luật Đất đai 2013 bao gồm:
- Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
- Chính phủ phê duyệt QHKHSDĐcấp tỉnh; QHKHSDĐ quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp thơng qua QHKHSDĐ cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt QHKHSDĐcấp huyện.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện trình HĐND cùng cấp thông qua đề án QHKHSDĐ cấp huyện trước khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
Như vậy, đối với UBND cấp huyện khi thực hiện trách nhiệm lập QHSDĐ phải gửi báo cáo kết quả thực hiện QHSDĐ của mình đến UBND tỉnh; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện QHKHSDĐ đến Bộ Tài nguyên và Mơi trường, Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện QHKHSDĐ quốc phòng, an ninh đến Bộ Tài ngun và Mơi trường, theo đó, Bộ sẽ có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện hàng năm về quy hoạch sử dụng đất của cả nước để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm.
Ngoài việc quy định về báo cáo thực hiện QHSDĐ, pháp luật còn quy định về việc thực hiện điều chỉnh QHKHSDĐ đối với các cấp có thẩm quyền cịn xuất phát từ đặc tính “khả biến” của quy hoạch để đạt được những mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo cơng bằng xã hội.
Tóm lại, những quy định trên đã làm rõ hơn trách nhiệm của cơ quan QLNN về đất đai trong việc chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn, giúp Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lập và phê duyệt QHKHSDĐ cũng như quy định thêm trách nhiệm lấy ý kiến nhân dân trong quá trình xây dựng QH. Trong quá trình tổ chức lập QHKHSDĐ cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện cơ quan có trách nhiệm lập QHKHSDĐ phải tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân theo quy định của Chính phủ (Điều 43 Luật Đất đai 2013).
c. Thực hiện việc công bố quy hoạch sử dụng đất
Công bố QHSDĐ là một trong những nội dung tiến bộ, khoa học của pháp luật đất đai nhằm đảm bảo tính cơng khai, dân chủ, minh bạch. Luật Đất đai 2013 Điều 48 quy định như sau:
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố công khai.Trách nhiệm công bố công khai QHSDĐ được thực hiện như sau:
- Bộ Tài nguyên và Mơi trường có trách nhiệm cơng bố cơng khai QHSDĐ cấp quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cơng bố cơng khai QHSDĐ cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cơng bố cơng khai QHSDĐ cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và công bố công khai nội dung QHSDĐ cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thời điểm, thời hạn công bố công khai QHSDĐ được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt; việc cơng khai được thực hiện trong suốt kỳ QHSDĐ.
Như vậy, việc thực hiện công bố công khai QHSDĐ sẽ giúp người dân nắm bắt thông tin, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân trong lĩnh vực đất đai. Chỉ có nắm bắt được thơng tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời thì quyền dân chủ của cơng dân mới được phát huy đồng thời hạn chế tiêu cực trong hoạt động quản lý và sử dụng đất đai và cũng làm hạn chế tình trạng mua bán thơng tin về quy hoạch sử dụng đất mà theo đó sẽ tác động vơ cùng lớn tới thị trường bất động sản từ đó có thể dẫn tới những tác động tiêu cực tới nền kinh tế.
1.2.3.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 49 Luật Đất đai, QHSDĐ sau khi được công bố phải được tiến hành thực hiện trên thực tế, theo đó việc tổ chức thực hiện QHSD đất được tiến hành như sau:
Một là, Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện QHKHSDĐ sử dụng đất cấp quốc gia. Hai là, Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia đã được Quốc hội quyết định.
Ba là, UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện QHKHSDĐ của địa phương.UBND xã có trách nhiệm thực hiện QHKHSDĐ trên địa bàn cấp xã.
Bốn là, Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an có trách nhiệm thực hiện QHKHSDĐ quốc phòng, an ninh.
Trường hợp QHSDĐ đã được cơng bố mà chưa có KHSDĐ hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đã có KHSDĐhàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo KH được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, cơng trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, cơng trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
Nếu diện tích đất ghi trong KHSDĐ hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt KHSDĐphải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong KHSDĐ.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt KHSDĐ khơng điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng khơng cơng bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Khi kết thúc kỳ QHSDĐ mà các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi QHSDĐkỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Cụ thể hóa những vấn đề trên, Điều 11 Nghị định 148/2020/NĐ-CP đã xác định trách nhiệm thực hiện QHSDĐcủa các cơ quan nhà nước như sau:
- Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có trách nhiệm rà sốt, điều chỉnh QHSDĐ của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất bảo đảm phù hợp với QHSDĐ sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên ngoài thực địa.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã được xác định trong QHSDĐ.
- Bộ Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong QHSDĐ quốc gia, cấp tỉnh và giám sát các địa phương, các bộ, ngành trong việc thực hiện QHSDĐ.
- Trường hợp đến thời điểm kết thúc kỳ QHSDĐ mà các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ QHSDĐ chưa thực hiện hết thì được tiếp tục thực hiện đến khi QHSDĐ kỳ tiếp theo được phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm căn cứ hiện trạng sử dụng đất và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để chỉ đạo việc tổ chức thực hiện QHSDĐ đã được phê duyệt, rà soát việc sử dụng đất tại vị trí đã có văn bản chấm dứt chủ trương đầu tư dự án theo quy định.