Một số kiến nghị với UBND tỉnh Đồng Nai và TP Biên Hòa

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 74 - 79)

9 Số đơn vị kinh tế tập thể tăng với 70 hợp tác xã và 11 Quỹ tín dụng

3.3. Một số kiến nghị với UBND tỉnh Đồng Nai và TP Biên Hòa

Để thực hiện QHKHSD của TP Biên Hịa đạt hiệu quả cao, chúng tơi xin đề xuất vấn đề sau:

Một là, công bố công khai, kịp thời về nội dung QHSDĐ về quản lý và giám sát QHKHSD; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về chính sách, pháp luật đất đai của Nhà nước trước, trong và sau khi QHSDĐ như: quy định về thu hồi đất từ lý do, nguyên tắc, phương án đền bù, giải tỏa, nhất là giá đất đối với việc chuyển đổi sang sử dụng vào mục đích kinh doanh, thương mại…Qua đó tạo đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân trong việc thực hiện pháp luật về QHSDĐ. Phát huy vai trò của các cấp ủy trong việc chỉ đạo thực hiện đúng chính sách, chế đội khi thực hiện việc giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích và thu hồi đất đai.

Hai là, nâng cao trình độ đội ngũ CBCC thực hiện chính sách, pháp luật đất đai nói chung, pháp luật về QHSDĐ nói riêng, nhất là đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về công tác QHSDĐ, chú trọng nguồn nhân lực trong công tác QLNN về đất đai.

Ba là, đề nghị chính quyền cấp tỉnh và chính quyền TP Biên Hịa chú trọng cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, về QHKHSDĐ; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giám sát, quản lý và thực hiện các quy định về Công bố công khai, kịp thời về nội dung QHSDĐ.

Bốn là, tăng cường quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện QHKHSDĐ; theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất theo định kỳ. Đồng thời triển khai thực hiện phương án điều chỉnh QHKHSDĐ của thành phố, đảm bảo sự thống nhất chặt chẽ giữa các cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phịng, an ninh của thành phố. Bên cạnh đó bám sát các chỉ tiêu QHKHSDĐ được duyệt để tổ

chức thực hiện, khi có phát sinh nhu cầu mới cần điều chỉnh bổ sung QHKHSDĐ theo luật định.

Năm là, ưu tiên đầu tư, triển khai nhanh việc xây dựng các cơng trình trọng điểm của tỉnh trên địa bàn thành phố, đồng thời kiến nghị các cấp ngành Trung ương sớm triển khai thực hiện các cơng trình có tính chất liên vùng, liên tỉnh trên địa bàn thành phố Biên Hòa cũng như tỉnh Đồng Nai làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển hạ tầng kết nối giữa các địa phương, khu vực cũng như sự phát triển của các ngành liên quan.

Tiểu kết chƣơng 3

Tại chương 3, tác giả luận văn đã đưa ra một sốđịnh hướng cho việc bảo đảm thực hiện pháp luật về QHSDĐ nói riêng, pháp luật đất đai nói chung trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng và chính sách đất đai của Nhà nước.

Tác giả luận văn đi từ việc phân tích định hướng bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật về QHSDĐnói chung và của TP Biên Hịa nói riêng từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại địa phương như: thực hiện pháp luật QHSDĐ nhằm bảo vệ quỹ đất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả và các loại đất khác, giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật QHSDĐ trong việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa tại địa phương cũng như các giải pháp về yêu cầu bảo vệ môi trường trong QHSDĐ; giải pháp tăng cường sự giám sát của nhân dân trong q trình lập, thơng qua, xét duyệt QHSDĐ; giải

pháp khoa học - công nghệ và các nguồn lực trong công tác lập, phê duyệt, thẩm định và quyết định công bố, thực hiện QHSDĐ; giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của QHSDĐ như tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai nói chung, pháp luật về QHSDĐ nói riêng thơng qua báo nói, bài viết, các chương trình truyền thơng khác.

Tác giả cũng kiến nghị một số nội dung cần thiết đối với chính quyền cấp tỉnh và TP Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai nhằm nâng cao hiệu quả của QHSDĐ trong thời gian tiếp theo.

KẾT LUẬN

Quy hoạch sử dụng đất và thực hiện QHSDĐ là công cụ và phương thức thực hiện thẩm quyền QLNN đối với đất đai nhằm tiếp tục khẳng định và thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai, giúp Nhà nước lựa chọn được phương án sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường - sinh thái, an ninh - quốc phòng…

Hệ thống pháp luật về quy hoạch sử dụng đất đã tạo hành lang pháp lý an tồn, cơng khai, minh bạch cho mọi chủ thể tham gia hiện pháp luật về quy hoạch. Tại chương 1, tác giảluận văn đã nghiên cứu và luận giải những vấn đề về QHSDĐ, vềthực hiện pháp luật về quy hoạch đất như: khái niệm đặc điểm, các loại QHSD đất, nguyên tắc của QHSDĐ. Tác giả cũng đã làm rõ hơn nội ham khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về QHSDĐ, quy trình và những nội dung cơ bản của việc thực hiện pháp luật về QHSDĐ.

Luận văn cịn phân tích, đánh giá đối với các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới việc thực hiện pháp luật về QHSDĐ như yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa- truyền thống và yếu tố lịch sử

Tại chương 2, Thứ tư, tác giả luận văn đã làm rõ hơn các điều kiện tự nhiên, xã hội của TP Biên Hịa có ảnh hưởng tới thực hiện pháp luật về QHSDĐ, từ đó luận văn cũng đi trình bày và phân tích việc lập thực hiện pháp luật về QHSDĐ của TP Biên Hòa từ sau năm 2011- 2020 và việc điều chỉnh thực hiện pháp luật về QHSDĐ của TP đến 2030 và KHSD đất đến 2021 theo các nội dung của pháp luật đã làm dịch chuyển diện tích sử dụng các loại đất sau khi thực hiện pháp luật về QHSDĐ. Trên cơ sở đó, luận văn cũng đã đánh giá những thành công và hạn chế của việc thực hiện pháp luật QHSDĐ tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cũng rút ra những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện pháp luật về QHSDĐ tại địa phương.

Từ những vấn đề đặt ra khi thực hiện pháp luật về QHSDĐ, chương 3, tác giả luận văn đã đưa ra một số định hướng và giải pháp bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật về QHSDĐ nói chung, tại TP Biên Hịa nói riêng.

Các định hướng như: Đổi mới, nâng cao tính liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác; Huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, định hướng thị trường bất động sản phát triển lành mạnh; Bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc…

Các giải pháp thực hiện pháp luật về QHSDĐ nhằm bảo về quỹ đất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả và các loại đất khác, giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật QHSDĐ trong việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa tại địa phương cũng như các giải pháp về yêu cầu bảo vệ môi trường trong QHSDĐ; giải pháp tăng cường sự giám sát của nhân dân trong q trình lập, thơng qua, xét duyệt QHSDĐ; giải pháp khoa học - công nghệ và các nguồn lực trong công tác lập, phê duyệt, thẩm định và quyết định công bố, thực hiện QHSDĐ; giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của QHSDĐ như tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai nói chung, pháp luật về QHSDĐ nói riêng thơng qua báo nói, bài viết, các chương trình truyền thơng khác.

Tác giả cũng đề xuất một số biện pháp cụ thể cho việc thực hiện pháp luật về QHSDĐ tại TP Biên trong thời gia tới ngày một tốt hơn.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w