Tỷ trọng tín dụng theo lĩnh vực ưu tiên giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu Chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 70 - 72)

(Nguồn: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam)

Căn cứ vào Bảng 2.5 và Hình 2.6, ta thấy tỷ trọng cho vay ưu đãi đối với các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên có nhiều biến động qua các từng năm, cụ thể:

Lĩnh vực 6 (Triển khai công nghệ thân thiện môi trường, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng tái tạo) kể từ khi đưa vào triển khai thực hiện năm 2017 đã có bước tăng trưởng mạnh, chiếm tỷ trọng cao nhất các năm 2019 và 2020, lần lượt đạt 25,96% và 43,81% vốn vay. Lĩnh vực này chủ yếu bao gồm các dự án điện mặt trời áp mái và điện mặt trời mặt đất, đây là loại hình dự án trọng điểm mới, nhiều tiềm năng, phù hợp với chủ trương của Bộ chính trị tại Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11/02/2020 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Lĩnh vực 01 (Xử lý nước thải tập trung Khu/Cụm công nghiệp, nước thải sinh hoạt tập trung công suất >2.500m3/ngày đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên) chiếm tỷ trọng vốn vay lớn nhất trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018 (duy trì từ 22,16% đến 28,46% vốn vay), nhưng đã giảm xuống chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong năm 2019 và lớn thứ 3 trong năm 2020. Lĩnh vực này chủ yếu bao gồm các dự án đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu, Cụm cơng nghiệp. Đây là những dự án mang tính cấp thiết và bắt buộc phải triển khai thực hiện theo quy định của Luật bảo vệ môi trường. Hơn nữa, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý

nước thải không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho Chủ đầu tư, vì vậy, nhu cầu vay vốn ưu đãi để đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực này là rất lớn.

Lĩnh vực 04 (Xử lý rác thải sinh hoạt) đã tăng trưởng mạnh qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong năm 2019 (20,19% vốn vay) và lớn thứ 2 trong năm 2020 (22,66% vốn vay). Lĩnh vực này chủ yếu bao gồm những dự án đầu tư hệ thống lò đốt rác thải sinh hoạt tại các khu xử lý rác thải tập trung. Trong những năm gần đây, đây là loại hình dự án nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như nhân dân nhằm giải quyết tình trạng rác thải sinh hoạt quá tải trong khu dân cư.

Tỷ trọng vốn vay của các lĩnh vực khác như Lĩnh vực 02 (Xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp tập trung) và lĩnh vực 05 (Sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải) được phân bổ phù hợp với tình hình thực tế của các năm. Đây là những dự án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực mơi trường có tổng mức đầu tư lớn và địi hỏi Chủ đầu tư thực hiện dự án phải có năng lực tài chính tốt và có kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực này. Vì vậy, dự án thuộc các lĩnh vực này phần lớn đều đáp ứng được các điều kiện vay vốn của Quỹ.

Tỷ trọng vốn vay thấp nhất ở Lĩnh vực 03 (Xử lý chất thải nhà máy, bệnh viện và làng nghề), lĩnh vực 7 (Mua sắm thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, quan trắc và phân tích mơi trường) và lĩnh vực 8 (Các lĩnh vực khác theo quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ). Đây là các lĩnh vực cịn nhiều vướng mắc trong cơ chế chính sách, nên đang tạm dừng hoặc hạn chế thực hiện.

Có thể thấy, cơ cấu vốn có sự chênh lệch khá lớn giữa các lĩnh vực ưu tiên cho vay, trong năm 2020, lĩnh vực cao nhất chiếm 43,81% vốn vay trong khi lĩnh vực thấp nhất là 0%. Tuy cơ cấu vốn phản ánh đúng tình hình thực tế về nhu cầu vốn đầu tư dự án và tính cấp thiết của các dự án theo từng lĩnh vực nhưng việc phân bổ vốn theo cơ cấu hiện tại được đánh giá là chưa hợp lý, đặc biệt là với một tổ chức hoạt động mang tính chất hỗ trợ như Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam, bởi vì trên thực tế các dự án đầu tư bảo vệ môi trường thuộc mọi lĩnh vực đều cần được hỗ trợ về vốn vay ưu đãi. Hơn nữa, việc phân bổ vốn đồng đều cho các lĩnh

vực cũng giúp giảm thiểu rủi ro cho Quỹ khi tập trung cho vay vào một lĩnh vực nhất định, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động cấp tín dụng của Quỹ.

2.2.1.3. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Ngoài những nguyên nhân khách quan, nợ quá hạn cũng là cơ sở để đánh giá việc thực hiện các điều kiện cho vay của Quỹ có đảm bảo hay khơng. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay.

Tình hình nợ quá hạn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2016 - 2020TT TT

1 Nợ quá hạn (Nhóm 2-

5)

2 Tổng dư nợ

3 Tỷ lệ nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w