Tổng hợp cho vay, giải ngân và thu hồi nợ giai đoạn 2016– 2020

Một phần của tài liệu Chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 72)

Căn cứ Bảng 2.6 và Hình 2.7, có thể thấy về tình hình nợ q hạn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam biến động qua 2 giai đoạn. Trong giai đoạn từ năm

2016 đến năm 2019, Tỷ lệ nợ quá hạn của Quỹ có xu hướng giảm mạnh, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao, cụ thể lần lượt là: 9,48%, 7,6%, 7,18% và 4,41%. Để có được kết quả này, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã đẩy mạnh và kiên quyết xử lý một số đơn vị chậm nợ kéo dài và được đánh giá là mất khả năng thanh toán.

Tuy nhiên, đến năm 2020, dưới tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến nền kinh tế, một số doanh nghiệp đã khơng đảm bảo khả năng thanh tốn nợ đúng hạn, dẫn đến chậm nợ cũng như phải tiến hành điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao.

Trước thực trạng nợ quá hạn tăng cao, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để thu hồi nợ quá hạn như đôn đốc, gửi thông báo nợ quá hạn, kiểm tra thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, phối hợp với bên bảo lãnh để đôn đốc đơn vị trả nợ.

Đánh giá tổng thể, ngồi ngun nhân khó khăn chung của nền kinh tế do tác động tiêu cực của dịch bệnh Codvid 19, nợ q hạn tại Quỹ cịn phát sinh do 02 nhóm nguyên nhân bao gồm:

Nguyên nhân khách quan từ khách hàng và thị trường:

- Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của dự án giảm, vốn bị ứ đọng dẫn đến thu nhập giảm;

- Khả năng quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của khách hàng kém dẫn đến thua lỗ.

Nguyên nhân chủ quan từ các hạn chế trong công tác thẩm định cho vay của Quỹ:

- Quỹ chưa có hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng theo quy chuẩn để đánh giá năng lực hoạt động, triển vọng phát triển và rủi ro có thể xảy ra với khách hàng.

- Hệ thống thơng tin quản lý phục vụ cho cơng tác cho vay cịn chưa hiệu quả. Quỹ chưa có chương trình, phần mềm quản lý hồ sơ khách hàng, các thông tin liên

quan đến khách hàng đều được thực hiện trên word và/hoặc excel. Do đó, để thu thập, tổng hợp số liệu mất nhiều thời gian, việc kiểm sốt, lưu trữ phân tích thơng tin đầu vào, đầu ra còn nhiều hạn chế.

- Chất lượng đội ngũ CBTD chưa cao, thiếu kinh nghiệm thực tế trong hoạt động cho vay cũng như kiến thức liên quan đến lĩnh vực môi trường.

Tất cả những nguyên nhân trên đã làm tình trạng nợ quá hạn tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động cho vay của Quỹ.

2.2.1.4. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Về tình hình phân loại nợ: Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam thực hiện phân loại nợ định kỳ vào cuối mỗi quý. Việc phân loại nợ được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản của NHNN và căn cứ vào tình hình trả nợ thực tế của khách hàng.

Bảng 2.7: Kết quả phân loại nợ giai đoạn 2016- 2020

ĐVT: triệu đồng

Nhóm nợ

Năm 2016

Nhóm 1 467.865 Nhóm 2 11.310 Nhóm 3 3.600 Nhóm 4 21.750 Nhóm 5 12.232 Tổng 515.557

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ năm 2016 - 2020)

1,000,000 900,000 800,000 700,000 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 0 Triệu đồng 46 7, 86 5 11 ,3 10 3, 60 0 21 ,7 50 NĂM 2016 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Hìn h 2.8. Biể u đồ tình hình phâ n loại nợ giai đoạ n 201 6- 202 0

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ năm 2016 - 2020) C ó thể thấy, các khoả n nợ tại Quỹ phần

lớn vẫn tập trung ở nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), tuy nhiên, số dư nợ quá hạn vẫn cao so với tổng dư nợ. Mặc dù, nợ quá hạn và nợ xấu đã được cải thiện với nhiều tín hiệu tích cực trong giai đoạn từ năm

-Một số dự án Quỹ thực hiện cho vay theo chương trình hợp tác với Quỹ mơi trường tồn cầu và Bộ Khoa học và Cơng nghệ. Chương trình này mang tính chất hỗ trợ và khuyến khích các đơn vị thực hiện dự án để cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề truyền thống. Vì vậy, việc thu hồi, xử lý nợ đối với các đơn vị chậm nợ thuộc chương trình này chưa thể thực hiện triệt để được.

- Việc xử lý tài sản thế chấp của một số đơn vị chậm nợ gặp khó khăn như: Tài sản thế chấp ở miền Nam trong khi Quỹ chỉ có trụ sở duy nhất ở Hà Nội, vì vậy việc xử lý tài sản mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí; tài sản thế chấp là thiết bị, máy móc của ngành sản xuất đặc thù trong lĩnh vực mơi trường nên tính thanh khoản và khả năng thanh lý khơng cao.

Về tình hình nợ xấu của Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 được tổng hợp tại bảng dưới đây:

Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020

ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 1 Nợ xấu (Nhóm 3, 4, 5) 2 Tổng dư nợ 3 Tỷ lệ nợ xấu (%) Số tiền trích lập dự 4 phịng rủi ro tín dụng

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ năm 2016 - 2020)

8.00% 7.29% 7.00% 6.00% 5.46% 5.00% 4.00% 2.92% 3.00% 2.58% 2.49% 2.00% 1.00% 0.00%

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Hình 2.9. Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2016-2020

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ năm 2016 - 2020)

Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay ưu đãi của Quỹ, nó phản ánh những rủi ro tín dụng mà Quỹ phải đối mặt.

Qua số liệu của Bảng 2.8 và Hình 2.9, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 của Quỹ đã được cải thiện đáng kể: Tỷ lệ nợ xấu năm 2016 là 7,29%, năm 2017 giảm xuống còn 5,46% và năm 2018 tiếp tục giảm mạnh xuống còn 2,58% do trong Quỹ đã thu hồi được nợ xấu của một số đơn vị nhóm 4 và nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh vào năm 2019 tăng nhẹ lên 2,92% chủ yếu vẫn là những đơn vị có lịch sử chậm nợ từ trước, một số đơn vị đã được Quỹ cơ cấu nợ và tiếp tục chậm nợ. Tỷ lệ nợ xấu năm 2020 đã được kiểm soát tốt hơn và giảm xuống 2,49% (mức thấp nhất kể từ năm 2016). Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu của Quỹ hiện đang được đánh giá là mức tốt (Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, tốt ở mức 1 - 3%). Việc duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp sẽ giảm thiểu rủi ro tín dụng, từ đó nâng cao chất lượng cho vay của Quỹ.

Đánh giá nguy cơ và tình trạng nợ xấu gia tăng trong thời gian qua, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam nhận định trong điều kiện kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế trong nước vẫn đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và gặp khó khăn về tài chính dẫn đến phát sinh nợ xấu tại Quỹ. Ngoài nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế cũng cần kể đến các nguyên nhân khác ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như các chính sách mới ban hành của Nhà nước, thị trường bất động sản, vật liệu xây dựng đóng băng,…Vì vậy, xét trên khía cạnh các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến doanh nghiệp, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam chủ trương tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp. Theo đó, Quỹ đã thực hiện rà soát, đánh giá các khoản nợ xấu đủ điều kiện để xem xét tiến hành cơ cấu nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và miễn giảm lãi quá hạn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với những doanh nghiệp có lịch sử chậm nợ kéo dài, số tiền nợ quá hạn lớn và thiếu thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, Quỹ đã chủ động phối hợp cùng các bên liên quan kiên quyết thực hiện xử lý nợ một cách triệt để nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, góp phần nâng cao chất lượng cho vay và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho Quỹ.

2.2.2. Các tiêu chí định tính

2.2.2.1. Chính sách cho vay:

Qua thực tế quá trình cho vay ưu đãi gần 400 dự án tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam kể từ năm 2004 đến nay, tác giả nhận thấy hoạt động cho vay ưu đãi còn chưa đạt chất lượng cao do một số chính sách cho vay của Quỹ chưa linh hoạt và chưa thực sự mang tính hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp.

Thứ nhất, về biện pháp bảo đảm tiền vay: Thực tế hiện nay, bảo lãnh ngân

hàng là biện pháp đảm bảo tiền vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số dư nợ tín dụng của Quỹ (chiếm trên 97% tổng dư nợ), hình thức thế chấp bằng tài sản chiếm tỷ trọng nhỏ (chiếm dưới 3% tổng dư nợ).

Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng theo đảm bảo tiền vay

ĐVT: Triệu đồng Biện pháp ĐBTV Bảo lãnh Thế chấp Tổng

(Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam)

Có một số lý do giải thích cho tình trạng này như sau:

- Phần lớn tài sản khách hàng đề nghị đưa vào thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai từ dự án vay vốn. Đây là những tài sản có tính chất đặc thù trong lĩnh vực môi trường: Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp, hệ thống xử lý nước thải của nhà máy, xí nghiệp, các máy móc thiết bị đặc thù trong lĩnh vực mơi trường (xe chun chở rác, lị đốt rác, lị nung gốm),... Những tài sản này thường có giá trị khơng cao và khả năng thanh khoản rất thấp. Vì vậy, rủi ro khi nhận tài

sản thế chấp này rất cao.

- Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam chỉ có một trụ sở duy nhất đặt tại thành phố Hà Nội, Quỹ khơng có chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác. Vì vậy, khi nhận tài sản thế chấp sẽ rất khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát tình trạng tài sản.

- Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đầu tư bảo vệ môi trường hầu hết chỉ vay vốn tại Quỹ một lần. Vì vậy, Quỹ khơng có đủ cơ sở dữ liệu liên quan đến khách hàng để xem xét, chấp thuận các hình thức đảm bảo tiền vay khác như tín chấp.

- Nguyên tắc hoạt động của Quỹ là phải bảo tồn vốn điều lệ. Vì vậy, Quỹ chủ trương nhận các hình thức đảm bảo tiền vay có độ an tồn cao nhất nhằm hạn chế nguy cơ rủi ro mất vốn.

Có thể thấy, với hình thức bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh ngân hàng sẽ giúp Quỹ kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của chủ đầu tư một cách chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn vì ngồi sự kiểm tra, giám sát của Quỹ, Chủ đầu tư cũng chịu sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng bảo lãnh nên hình thức bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh ngân hàng hạn chế rủi ro hơn so với nhận tài sản thế chấp. Tuy nhiên, khi thực hiện đảm bảo tiền vay bằng bảo lãnh ngân hàng, ngoài việc phải trả lãi tiền vay,chủ đầu tư phải mất mức phí bảo lãnh trung bình khoảng 2%/năm. Như vậy, chủ đầu tư phải chịu mức lãi suất vay (hiện nay Quỹ đang áp dụng là 2,6%/năm) và phí bảo lãnh là khoảng 4,6%/năm. Mức lãi suất này là cao đối với các chủ đầu tư khi vay vốn đầu tư các dự án bảo vệ mơi trường. Vì vậy, cần phải có chính sách ưu đãi nhiều hơn về lãi suất cho vay để khuyến khích đối với các chủ đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay này.

Thứ hai, về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ưu đãi là điểm khác biệt chính

trong đặc thù hoạt động cho vay ưu đãi của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam so với các Ngân hàng thương mại. Theo Điều lệ Quỹ, lãi suất cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Hội đồng Quản lý Quỹ quy định cho từng nhóm đối tượng trong từng thời kỳ. Trên thực tế triển khai chưa có quy định về lãi suất cho từng nhóm đối tượng vay tại Quỹ.

Lãi suất cho vay do Quỹ BVMTVN quy định nhưng khơng vượt q 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền cơng bố tại thời điểm cho vay. Hội đồng Quản lý Quỹ BVMTVN xác định lãi suất cho vay ưu đãi trên cơ sở lãi suất tín dụng đầu tư do Ngân hàng Phát triển Việt Nam thông báo.

Bảng 2.10: Lãi suất ưu đãi của Quỹ BVMTVNThời gian vay Thời gian vay

Năm 2004 đến hết tháng 05/2009 Từ tháng 6/2009 đến tháng 12/2009 Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2013 Từ tháng 01/2014 đến nay

Hiện nay, xét mặt bằng chung mức lãi suất trên thị trường, mức lãi suất của Quỹ vẫn còn chưa thực sự ưu đãi cũng như chưa linh hoạt về hình thức áp dụng lãi suất (áp dụng cùng một mức lãi suất cho vay đối với tất cả các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên khác nhau) để thu hút các chủ đầu tư vay vốn thực hiện các dự án đầu tư bảo vệ môi trường nhất là trong xu thế lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại đang giảm mạnh theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó dịch bệnh Covid-19.

Xem xét các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên khác nhau, có thể phân chia các dự án này thành hai nhóm:

Nhóm 1: Các dự án xử lý môi trường khi đi vào hoạt động trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho Chủ đầu tư (gọi chung là các dự án sản xuất kinh doanh) như: dự án sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, xử lý rác thải sinh hoạt, xử lý chất thải nguy hại, xã hội hóa thu gom rác thải,...

Nhóm 2: Các dự án xử lý mơi trường không trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho Chủ đầu tư (gọi chung là các dự án xử lý ô nhiễm môi trường đơn thuần) như: dự án xử lý nước thải, khí thải của nhà máy, xử lý chất thải bệnh viện và làng nghề,… hoặc dự án có tạo ra doanh thu, lợi nhuận nhưng khơng đáng kể như dự án xử lý nước thải tại Khu, cụm cơng nghiệp tập trung.

Đối với các dự án thuộc nhóm 2, việc đầu tư dự án đối với các Chủ đầu tư là bắt buộc nhằm đảm bảo cho dự án tổng thể có thể đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này không tạo ra nguồn thu trực tiếp cho Chủ đầu tư hoặc nguồn thu từ dự án rất thấp, Chủ đầu tư thực hiện dự án là trách nhiệm đối với xã hội và bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngồi ra, xét về phương diện mơi trường - xã hội, các dự án thuộc nhóm 2 mang tính cấp thiết cao hơn so với các dự án thuộc nhóm 1. Trên thực tế nếu các dự án này không được đầu tư sẽ gây nguy hại lớn cho môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng dân cư trong khu vực triển khai dự án. Như vậy, so với các dự án thuộc nhóm 1, các dự án thuộc nhóm 2 cần nhận được sự hỗ trợ về tài chính nhiều hơn từ Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam nhằm khuyến khích các chủ đầu tư triển khai, thực hiện dự án.

Thứ ba, về thời hạn vay: Các dự án bảo vệ mơi trường thường có mức đầu tư

lớn thời gian hồn vốn dài (thơng thường 07 đến 15 năm), việc quy định thời gian cho vay theo thẩm quyền của Giám đốc là 05 năm và tối đa là 10 năm chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp, mặt khác lại tạo gánh nặng cho doanh nghiệp trong việc trả nợ. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư xử lý nước thải đơn thuần (phi lợi nhuận) sẽ càng khó khăn hơn. Vì vậy, Quỹ cần nghiên cứu, đề xuất HĐQL Quỹ tăng thời hạn cho vay tối đa đối với loại hình dự án nêu trên nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tốt hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay của Quỹ.

Một phần của tài liệu Chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w