Tổng hợp kết quả cho vay giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu Chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 65 - 70)

(Nguồn: Quỹ bảo vệ mơi trường Việt Nam)

Nhìn vào Hình 2.5 tổng hợp kết quả hoạt động cho vay ưu đãi giai đoạn 2016 - 2020 của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có thể thấy doanh số cho vay biến động theo các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Doanh số cho vay tăng từ mức 240.710 triệu đồng năm 2016 lên

mức 444.529 triệu đồng năm 2017 (tương ứng với mức tăng 84,6%). Mức tăng trưởng này đáng ghi nhận này đạt được chủ yếu Quỹ đã mở rộng một số loại hình dự án cho vay (sản xuất vật liệu xây dựng không nung, cấu kiện bê tông từ tro xỉ,…) và đảm bảo duy trì mức lãi suất thấp và ổn định (2,6%-3,6%) trong bối cảnh mặt bằng chung về lãi suất tín dụng tăng cao.

Giai đoạn 2: Đến năm 2018, doanh số cho vay giảm xuống còn 379.989 triệu

đồng (tương ứng với mức giảm 14,52% so với 2017). Nguyên nhân dẫn đến giảm doanh số cho vay trong năm 2018 bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan:

Nguyên nhân từ nền kinh tế: Năm 2017, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp tập trung chuyển dịch tập trung đầu tư vào các lĩnh vực mang lại lợi nhuận lớn như bất động sản, hàng điện tử, tiêu dùng, điều này dẫn đến nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực nhiều rủi ro và lợi nhuận chưa cao như lĩnh vực đầu tư bảo vệ mơi trường giảm. Chính vì vậy, việc thu hút khách hàng vay vốn đầu tư bảo vệ môi trường của Quỹ gặp rất nhiều khó khăn.

Ngun nhân từ phía khách hàng vay vốn:

- Khách hàng không đáp ứng được các điều kiện vay vốn của Quỹ.

- Không thu xếp được bảo lãnh ngân hàng hoặc khơng có tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Ngun nhân từ phía Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam: Doanh số cho vay của Quỹ giảm do các nguyên nhân:

- Năm 2018 Quỹ chủ trương dừng/hạn chế xem xét cho vay đối với một số loại hình dự án (xử lý nước thải nhà máy, xí nghiệp, trang trại…) do vướng mắc về cơ chế.

- Cơng tác chăm sóc và phát triển khách hàng cịn hạn chế dẫn đến việc tiếp cận và thu hút khách hàng chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng cao và đa dạng của các dự án đầu tư trong lĩnh vực môi trường.

- Giới hạn về đối tượng và lĩnh vực cho vay.

- Điều kiện bảo lãnh của NHTM chặt chẽ hơn, các doanh nghiệp vay vốn không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến không cung cấp được Chứng thư bảo lãnh cho Quỹ.

Giai đoạn 3: Từ năm 2019 đến năm 2020, doanh số cho vay của Quỹ có xu

hướng tăng. Doanh số cho vay tăng 7,65% lên 409.074 triệu đồng năm 2019 và tiếp tục tăng 5,07% đạt mức 429.800 triệu đồng năm 2020. Để thúc đẩy hoạt động cho vay, trong giai đoạn này, Quỹ đã chủ động triển khai cho vay loại hình dự án mới như: điện mặt trời áp mái, điện mặt trời mặt đất,… cũng như chú trọng nhiều hơn đến công tác phát triển khách hàng bằng một số biện pháp như: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư bảo vệ môi trường nhằm giới thiệu về cơ chế cho vay của Quỹ và tiếp xúc với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường; Tăng cường giao lưu, trao đổi thông tin với các Sở ban ngành địa phương, các Ban quản lý khu kinh tế, Hiệp hội, làng nghề để nắm bắt nhu cầu vay vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường tại các tỉnh/thành trên cả nước; Tiếp cận với các Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương để chia sẻ thông tin cũng như kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư bảo vệ mơi trường,... Kết quả của những công tác này đã giúp tăng lượng khách hàng đến giao dịch tại Quỹ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn đầu tư bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy tăng trưởng chỉ tiêu doanh số cho vay của Quỹ.

Trên thực tế, hoạt động cho vay ưu đãi của Quỹ rất hữu hiệu cho công tác bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, đặc biệt được các doanh nghiệp vừa và nhỏ đánh giá cao vì chi phí tài chính thấp.

Ngồi ra, việc cho vay các dự án theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tái thu hồi cho các dự án khác vay góp phần giảm gánh nặng về vốn cho các dự án bảo vệ môi

trường từ Ngân sách Nhà nước và được giám sát chặt chẽ hơn do hoạt động theo cơ chế kiểm soát riêng.

Tuy nhiên trong các năm tiếp theo, việc mở động hoạt động cho vay ưu đãi của Quỹ được đánh giá sẽ gặp khó khăn do nguồn vốn hạn hẹp, cụ thể: Trong trường hợp Quỹ hoàn thành kế hoạch giải ngân năm 2021 là 360 tỷ đồng và không được bổ sung vốn điều lệ, nguồn vốn cho vay các năm tiếp theo sẽ được lấy từ nguồn vốn tái thu hồi cho các dự án cũ và sẽ không đủ khả năng mở rộng hoạt động cho vay kể từ năm 2022.

2.2.1.2. Cơ cấu vốn vay theo lĩnh vực ưu tiên

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện cho vay ưu đãi các dự án đầu tư bảo vệ môi trường theo 08 lĩnh vực ưu tiên cho vay được HĐQL Quỹ phê duyệt trong từng thời kỳ. Kết quả hoạt động cho vay ưu đãi theo lĩnh vực ưu tiên giai đoạn 2016-2020 như sau:

Bảng 2.5: Hoạt động cho vay ưu đãi của QBVMTVN theo lĩnh vực ưu tiên từ năm 2016-2020 ĐVT: Triệu đồng TT Lĩnh vực 1 Lĩnh vực 1 2 Lĩnh vực 2 3 Lĩnh vực 3 4 Lĩnh vực 4 5 Lĩnh vực 5 6 Lĩnh vực 6 7 Lĩnh vực 7 8 Lĩnh vực 8 Tổng số

(Nguồn: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam) 46 %2 8.3 0% 24 .77 %1 3.0 6% 17 .16 .41 %0 0% 0.0 .00 %0 0% 0. Lĩnh vực 1 Lĩnh vực 2 Lĩnh vực 3 Lĩnh vực 4 Lĩnh vực 5 Lĩnh vực 6 Lĩnh vực 7 Lĩnh vực 8

Một phần của tài liệu Chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w