Phân loại họ vượn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 25 - 27)

III. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

1.1. Một số đặc điểm về các loài vượn ở Việt Nam

1.1.1. Phân loại họ vượn

Các loài thú Linh trưởng Việt Nam thuộc 3 họ: Họ Cu li (Loridae), họ Khỉ (Cercopithecidae) và họ Vượn (Hylobatidae) (Nguyễn Xuân Đặng; Lê Xuân Cảnh, 2009). Các loài trong họ Vượn (Hylobatidae) phân bố chủ yếu ở các khu rừng thường xanh (Geissmann et al, 2000). Theo Phạm Nhật (2002) vượn có nhiều đặc điểm đặc trưng và khác biệt với các nhóm linh trưởng khác. Về mặt hình thái vượn khơng có đi và chi trước dài hơn chi sau. Ngược lại, các loài linh trưởng khác ở Việt Nam đều có đi, một số lồi có đi rất dài. vượn cịn khác biệt các lồi khác ở tập tính vận động, cấu trúc xã hội. Các lồi vượn sống cơ bản ở trên cây và chủ yếu ăn quả trong khi nhóm khỉ thì ăn tạp và có thể di chuyển xuống đất. Vượn di chuyển bằng 2 chi trước trong khi các loài khác thường di chuyển bằng 4 chi. Về mặt cấu trúc xã hội, vượn sống theo gia đình nhỏ và đây là một điểm tương đối riêng biệt so với các loài linh trưởng khác.

Theo Geissmann T (1995) các nghiên cứu trước đây về phân loại vượn chia thành hai nhóm gồm Symphalangus và Hylobates. Sự khác nhau dễ nhận thấy là nhóm Symphalangus có trọng lượng nặng hơn và chúng có giọng hót

sâu hơn, có bao cổ họng bên ngồi và màng chân giữa các ngón 2 và 3. Hiện nay các nghiên cứu về di truyền học, các đặc điểm giải phẫu xương sọ và âm thanh đã phân họ vượn thành các giống Symphalangus có bộ nhiễm sắc thể 2n = 50, giống Nomascus có bộ nhiễm sắc thể 2n = 52, giống Hoolock có 2n = 38 và giống Hylobates có 2n = 44, (Hình 1.1).

Symphalangus syndactylus

Vượn mực trưởng thành, chụp ngày 19/3/2005 tại vườn thú Cincinnati,

Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ, nguồn Phil Myers (a)

Nomascus leucogenys

Vượn đen má trắng trưởng thành, chụp tháng 12/2012 tại vườn thú Denver,

Denver, Colorado, Hoa Kỳ, nguồn Tanya Dewey (b)

Hoolock hoolock

Vượn mày trắng trưởng thành, chụp năm 2006 tại Vường quốc gia Lawachara, Bangladesh, nguồn

Sirajul Hossain (c)

Hylobates lar

Vượn tay trắng, chụp năm 2002 tại vườn thú Vienna, Áo, nguồn Eva Hejda (d)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)