Sơ đồ khu vực ưu tiên bảo vệ Vượn đen má trắng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 141 - 144)

Hình 3.29. Sơ đồ khu vực ưu tiên bảo vệ Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang tại VQG Vũ Quang

3.3.4.3. Các giải pháp bảo vệ quần thể Vượn đen má trắng

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Kiểm lâm, cán bộ phòng bảo

tồn, phịng khoa học và hợp tác quốc tế thơng qua các lớp tập huấn: Thi hành luật, các kỹ năng truyền thông, sử dụng GPS, bản đồ và trang thiết bị điều tra, giám sát cho lực lượng Kiểm lâm.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý, cứu hộ, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học nói chung Vượn đen má trắng nói riêng.

- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền người dân nâng cao nhận thức bảo tồn ở các cấp khác nhau như các trường: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thơng, Hội phụ nữ, Đồn thanh niên, Hội cựu chiến binh,... thông qua lồng ghép bài học tuyên truyền trong nhà trường vào bài giảng, cuộc thi tìm hiểu các lồi động vật linh trưởng nói chung, Vượn đen má trắng nói riêng, Luật Đa dạng sinh học (2008), Luật Lâm nghiệp (2017), Nghị định 160 (2013), Nghị định 06 (2019), Nghị định 35 (2019), Nghị định 84 (2021), Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2021).

- Nghiêm khắc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về săn bắt, ni nhốt các lồi thú linh trưởng quý, hiếm. Tiến hành thu giữ các dụng cụ bẫy bắt, đồng thời nghiêm cấm việc mua bán các loài động vật quý, hiếm hoang dã có giá trị kinh tế.

- Thu hút được sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý tài nguyên rừng thông qua các quy ước và hương ước giữa VQG Vũ Quang và cộng đồng dân địa phương.

- Tổ chức lại mạng lưới bảo vệ rừng trong nhân dân ở các xã, thơn, bản bảo đảm cho những nơi có nguy cơ bị tàn phá từ bên ngồi cần có người bảo vệ chuyên trách hợp lý.

- Tổ chức 1 lớp tập huấn cho các trưởng thôn, bản về các biện pháp quản lý, thực thi pháp luận và bảo tồn các lồi linh trưởng nói chung và Vượn đen má trắng nói riêng.

- Tổ chức 1 – 2 lớp tập huấn cho cán bộ kiểm lâm các trạm về các biện pháp quản lý, sử dụng GPS, bản đồ và trang thiết bị phục vụ điều tra giám sát Vượn đen má trắng.

- Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả các loại đất, các loại rừng ở vùng đệm, tạo điều kiện cho quá trình sử dụng đất, giúp cho việc phân cấp quản lý các loại đất, loại rừng; tạo điều kiện cho việc quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng bền vững trong tương lai.

- Kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp và cán nhân đầu tư vào vùng đệm của VQG, tạo thêm nhiều việc làm, tăng sinh kế cho người dân địa phương, từ đó giảm thiểu tức động tiêu cực đến rừng.

- Bổ sung cơ sở dữ liệu các loài thú linh trưởng phục vụ tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của VQG Vũ quang trên website của vườn.

3.3.4.4. Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn Vượn đen má trắng nói riêng tại VQG Vũ Quang

Với tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, môi trường và sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái rừng, văn hóa, di tích lịch sử, hoạt động bảo tồn Vượn đen má trắng kết hợp với du lịch sinh thái, trải nghiệm, tìm kiếm thiên nhiên, phiêu lưu mạo hiểm, các hoạt động bao gồm: Ngắm và nghe vượn hót kết hợp các hoạt động ngồi trời như đi bộ xuyên rừng, vượt thác, chinh phục đỉnh Rào Cỏ, chèo thuyền trên hồ Ngàn Trươi…

Phương thức phát triển: VQG liên kết với các nhà đầu tư là các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân cùng chia sẻ chi phí quản lý, đầu tư và lợi ích; các nhà đầu tư tập hợp các nguồn lực của họ như vốn và tài sản để triển khai sản phẩm du lịch của riêng họ trong VQG, trong khi VQG sẽ hướng dẫn kỹ thuật hoặc mời nhà đầu tư thực hiện các sản phẩm do VQG phát triển.

Hình thức liên kết gồm:

- Chủ đầu tư sẽ đầu tư tiền và vốn trong khi VQG sẽ chịu trách nhiệm về bộ phận kỹ thuật, nhân lực trong khả năng của mình.

- Chủ đầu tư sẽ phối hợp phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái hoặc các dịch vụ du lịch chuyên sâu với VQG.

Đề xuất các tuyến đi bộ xuyên rừng, khá phá thiên nhiên kết hợp ngắm và nghe vượn hót cụ thể hình 3.45:

(1) Tuyến Khe Chè đi từ tiểu khu 74, 76 đến tiểu khu 80, 82, 84, quan sát và nghe vượn hót tại các điểm 17, 18;

(2) Tuyến Thành Cụ Phan – Rào Vền đi từ tiểu khu 155B đến tiểu khu 180B, 155A, 180A, 165, 82, 84, quan sát và nghe vượn hót tại các điểm 6, 7, 17, 18, 38;

(3) Tuyến Dốc Dẻ đi từ tiểu khu 155B đến tiểu khu 180B, 189, quan sát và nghe vượn hót tại các điểm 4, 6;

(4) Tuyến Rào Rồng – Xối Trắng đi từ tiểu khu 155B đến các tiểu khu 182, 189, 197, 202, quan sát và nghe vượn hót tại các điểm 4, 39, 40, 41;

(5) Tuyến Khe Cận đi từ tiểu khu 166 đến tiểu khu 176, quan sát và nghe vượn hót tại các điểm 41, 52;

(6) Tuyến Rào Nổ đi từ tiểu khu 191A qua tiểu khu 190, 205 đến tiểu khu 204, quan sát và nghe vượn hót tại các điểm 30, 31.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)