III. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp điều tra Vượn đen má trắng ngoài thực địa
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng máy ghi âm tự động.
Mục đích: Dữ liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng máy ghi âm tự động là các file ghi âm, các file ghi âm này được xử lý bằng phần mềm Raven Pro 16.1 để tạo các phổ âm thanh, đối chiếu phổ âm thanh thu được với các phổ âm thanh chuẩn để xác định sự có mặt của Vượn đen má trắng trong khu vực nghiên cứu, ngồi ra phân tích phổ âm thanh cịn xác định được cấu trúc của đàn Vượn, vị trí các máy ghi âm xác định được các khu vực và sinh cảnh có Vượn đen má trắng phân bố.
* Thiết kế các điểm đặt máy ghi âm tự động
- Dữ liệu sử dụng: Lớp ranh giới VQG Vũ Quang, lớp hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp mới nhất đến thời điểm thiết kế (tháng 5/2019), lớp địa
hình, lớp thủy văn, lớp đường tuần tra bảo vệ rừng, lớp điểm các trạm bảo vệ rừng. Nguồn dữ liệu: VQG Vũ Quang năm 2019.
- Sử dụng phần mềm Mapinfo 10.5 tạo hệ thống các ơ lưới kích thước 3 km x 3 km trên nền hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của VQG, 65 điểm nghe dự kiến đặt tại tâm các ô lưới, đây cũng sẽ là vị trí đặt các máy ghi âm tự động. Theo Geissmann (1993) và Geissmann & Orgeldinger (2000) các đàn vượn có thể được phát hiện từ một khoảng cách lên tới 2-3 km qua những tiếng hót to và dài, tuy nhiên tại VQG Vũ Quang địa hình rất phức tạp, độ chênh cao lớn, dông và khe núi nhiều chia cắt mạnh làm hạn chế khả năng lan truyền của âm thanh trong khơng khí, mặt khác qua thử nghiệm khả năng ghi âm của thiết bị di động cho thấy khoảng cách thiết bị ghi âm tốt nhất với cự ly từ 1.500 m trở lại (máy Samsung Galaxy J4); tác giả đã tham vấn ý kiến của thầy giáo hướng dẫn và thống nhất sử dụng các điểm đặt máy cách đều nhau 3 km, để nâng cao hiệu quả sử dụng của máy ghi âm, đảm bảo chất lượng các file ghi âm thu được.
- Hiệu chỉnh các điểm đặt máy: Sử dụng lớp địa hình, thủy văn và đường tuần tra để hiệu chỉnh các điểm đặt máy; Trong phạm vi 50 m từ tâm ô lưới, các điểm đặt máy ĐTDĐ được bố trí ở vị trí phù hợp, thường là trên đỉnh hoặc dơng núi, cách xa các dịng suối chảy ±50 m để thuận lợi trong việc ghi âm và có thể ghi âm được tiếng hót của Vượn trên một phạm vi diện tích rộng lớn nhất có thể; đồng thời giảm thiểu khó khăn cho cán bộ điều tra khi tiến hành đặt máy.
- Dữ liệu đặt máy sau hiệu chỉnh được chuyển đổi từ định dạng tab sang định dạng gpx để đưa vào thiết bị GPS, ngồi ra có thể chuyển đổi sang định dạng kml/kmz hoặc Mbtiltes để đưa vào thiết bị di động, giúp các điều tra viên dễ dàng xác định vị trí các điểm ghi âm ngoài hiện trường.
Kết quả thiết kế được 65 điểm đặt máy ghi âm tự động tại 37/49 tiểu khu trong VQG Vũ Quang, sơ đồ các điểm đặc máy ghi âm tự động tại hình 2.1
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế các điểm đặt máy ghi âm tự động tại khu vực nghiên cứu
* Thiết bị và phần mềm ghi âm
- Thiết bị ghi âm: Đề tài sử dụng thiết bị Samsung Galaxy J4 để cài phần mềm ghi âm (08 thiết bị), năng lượng cung cấp cho thiết bị ghi âm là các pin sạc dự phịng có dung lượng 20.000 đến 30.000 mAh; Microphone được sử dụng để tăng khả năng ghi âm cho thiết bị và lọc nhiễu trong quá trình ghi âm.
- Phần mềm ghi âm: Đề tài sử dụng phần mềm ghi âm RecForge II được tải trên CH Play và cài đặt vào thiết bị ghi âm.
- Thiết lập các thông số ghi âm: Thời gian bắt đầu ghi 05h00’00”, thời gian kết thúc ghi 10h00’00”, thời lượng một file ghi âm 60’, tần số lấy mẫu 16.000 Hz; định dạng file ghi âm wav, vị trí lưu file ghi âm: Thẻ nhớ của máy, đề tài sử dụng thẻ nhớ loại MicroSD, dung lượng 128 GB.
* Đặt máy ghi âm tại hiện trường
- Thời gian thực hiện đặt máy: Từ tháng 7 năm 2019 đến hết tháng 5 năm 2020, tiến hành ghi âm 3 đợt; Đợt 1 từ 22/7/2019 đến 31/8/2019; đợt 2 từ 07/12/2019 đến 31/01/2020; đợt 3 từ 04/02/2020 đến hết tháng 5/2020.
- Xác định vị trí các điểm đặt máy: Tham vấn cán bộ kỹ thuật của VQG về hệ thống các điểm đặt máy ghi âm, từ đó xác định các tuyến đi hợp lý, số lượng điểm đặt máy của từng tuyến, các trạm quản lý bảo vệ rừng trên các tuyến để tính tốn thời gian cho từng tuyến đặt máy, đặt vấn đề với BLĐ VQG để xin hỗ trợ cán bộ dẫn đường.
Tại mỗi tuyến khảo sát, sử dụng thiết bị GPS để xác định các điểm đặt máy ghi âm, sử dụng chức năng “Go to” trên GPS để tìm điểm ngồi hiện trường.
- Khi xác định được điểm đặt máy tiến hành khởi động thiết bị, kiểm tra lại các thông số ghi âm đã cài đặt, thiết bị được gắn vào thân cây rừng cách mặt đất từ 1,3 m trở lên, được che phủ nilon chống nước và ngụy trang cẩn thận.
- Để giảm thiểu ảnh hưởng của con người đến không gian sống của Vượn, mỗi điểm điều tra sẽ được thu âm ít nhất trong 03 ngày liên tục, nếu trong thời gian ghi âm có mưa và gió lớn vào buổi sáng lúc điều tra thì ghi âm thêm 1 ngày để đảm bảo thơng tin chính xác.
- Ghi chép vào biểu điều tra: Tọa độ các điểm đặt máy, hiện trạng rừng, độ cao, độ dốc, hướng dốc, tình hình thời tiết ngày đặt máy, ngày đặt máy, mã máy ghi âm, ngoài ra tọa độ điểm đặt máy còn được ghi lại bằng máy định vị GPS phục vụ cho việc xây dựng bản đồ phân bố Vượn đen má trắng sau này.
Các điểm nghe và đặt máy ghi âm tự động được rải đều trên tồn diện tích VQG, với cự ly 3 km một điểm, tuy nhiên khi tiếp cận hiện trường, nếu các điểm nghe và đặt máy ở khe núi hoặc gần suối đều được dịch chuyển đến các đỉnh núi hoặc trên các giông núi/đồi hoặc các điểm cao, khoảng cách dịch chuyển ±50 m để đảm bảo khả năng nghe được tiếng hót của Vượn thuận lợi nhất, giảm thiểu tạp âm trong file ghi âm. Thiết bị ghi âm, cài đặt thiết bị được thể hiện tại hình 2.2
Thiết bị ghi âm và nguồn điện (a) Kết nối thiết bị ghi âm và nguồn điện (b)
Microphone được kết nối với thiết bị ghi âm (c) Phần mềm ghi âm Recforge II (d)
Cài đặt các thông số ghi âm (e) Tiến hành đặt máy ghi âm tại hiện trường (f)
Tiến hành đặt máy ghi âm tại hiện trường (g) Ngụy trang máy ghi âm tại hiện trường (h)
2.2.2.2. Phương pháp truyền thống.
Mục đích: Dữ liệu thu được từ phương pháp điều tra truyền thống là tọa độ các điểm nghe, góc phương vị từ các điểm nghe đến vị trí đàn vượn hót, khoảng cách ước lượng từ điểm nghe đến vị trí đàn vượn hót, hiện trạng rừng tại điểm nghe, thời gian bắt đầu và kết thúc hót của các đàn vượn, tình hình thời tiết tại các điểm nghe, từ dữ liệu này phục vụ tính tốn xác suất hót cho các đàn vượn, tính tốn mật độ các đàn vượn, từ đó tính tốn ước lượng kích thước của quần thể vượn tại khu vực nghiên cứu; dữ liệu hiện trạng rừng sử dụng để hiệu chỉnh bản đồ phân bố các đàn vượn, dữ liệu thời tiết sử dụng để xác định ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết đến tần suất hót của vượn tại khu vực nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bằng thiết bị ghi âm tự động và âm sinh học cho phép xác định được tỉ lệ điểm điều tra có ghi nhận vượn xuất hiện, vùng phân bố của vượn, đồng thời cung cấp các dữ liệu về đặc điểm sinh thái của loài. Tuy nhiên, phương pháp này không cho phép ước lượng được số lượng đàn vượn có mặt tại khu vực nghiên cứu một cách chính xác. Do vậy, luận án bố trí điều tra bằng con người tại các điểm nghe nằm trong vùng phân bố đã xác định được có vượn cư trú bằng phương pháp âm sinh học. Phương án này giúp giảm bớt nỗ lực điều tra thay vì phải điều tra tồn bộ diện tích của VQG bằng con người.
Phương pháp điều tra tiếng hót theo điểm nghe (Brockelman & Ali, 1987) đã được đề tài sử dụng để đánh giá kích thước quần thể, mật độ và tình trạng của loài Vượn đen má trắng tại khu vực nghiên cứu, hình 2.3
Hình 2.3 Sơ đồ thiết kế các điểm điều tra Vượn đen má trắng bằng con người tại khu vực nghiên cứu.
Tổng số điểm điều tra bằng con người được thiết kế là 40 điểm, tại 20 tiểu khu; Thời gian điều tra thực địa bằng con người được đề tài thực hiện từ tháng 21/02/2020 đến 03/7/2020. Để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết đến tần suất hót của lồi Vượn đen má trắng, q trình điều tra được tiến hành vào giai đoạn có biến động về thời tiết, các yếu tố thời tiết thay đổi liên tục, trong đó có ngày mưa/ngày khơng mưa, có ngày gió to/có ngày khơng có gió. Do đó, việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết đến tần suất hót của vượn vào thời gian này sẽ rõ ràng hơn.
Trong quá trình điều tra, các điểm nghe sẽ được điều tra liên tục trong 03 ngày, từ 5h00 đến 9h00 mỗi ngày. Các kết quả nghiên cứu đã công bố về lồi vượn cho thấy, vượn thường hót từ 5h00’ đến 9h00’ sáng, người điều tra phải đến vị trí điểm nghe tối thiểu là 30 phút trước thời điểm vượn bắt đầu hót là 5h00’ và kết thúc điều tra khi 9h00’ sáng. Tại mỗi điểm nghe, người điều tra ngồi yên lặng, không tạo ra tiếng động, không hút thuốc lá, tập trung lắng
nghe tiếng hót của các đàn vượn. Khi phát hiện tiếng hót của vượn, người điều tra thu thập các thơng tin: góc phương vị của đàn vượn bằng la bàn cầm tay hoặc la bàn số trên GPS, ghi thời gian vượn bắt đầu hót bằng đồng hồ điện tử đã được hiệu chỉnh chính xác với điều tra viên khác, số cá thể trong đàn vượn hót, thời gian kết thúc hót và ước lượng khoảng cách từ điểm nghe đến đàn vượn (Việc ước lượng khoảng cách thực hiện ngay khi phát hiện đàn vượn hót). Các thơng tin cụ thể ghi nhận được ghi vào sổ tay điều tra. Ngoài ra các thông tin về tọa độ điểm nghe (sử dụng máy định vị vệ tinh GPS để xác định), sinh cảnh (trạng thái rừng, kiểu rừng, loại rừng...), điều kiện thời tiết (mưa, nắng, gió, mây mù...) xung quanh điểm nghe cũng được ghi nhận trong quá trình điều tra, để xác định vị trí đàn vượn trên bản đồ và xác định sinh cảnh ưa thích của Vượn đen má trắng tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu về cơ bản sẽ không bị ảnh hưởng khi tăng số lượng điểm điều tra ở các khu vực khác nhau, vì ước lượng kích thước, mật độ quần thể tính theo diện tích điều tra. Khi số lượng vị trí điểm nghe tăng lên việc ước lượng, tính tốn kích thước quần thể sẽ chính xác hơn cịn giá trị trung bình về mật độ đàn vượn và kích thước quần thể cơ bản khơng thay đổi.
2.2.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát các yếu tố đe dọa đến quần thể Vượn đen má trắng.
a. Khảo sát xác định các mối đe dọa đến Vượn đen má trắng trong khi tiến hành đặt máy ghi âm và điều tra trên tuyến, điểm nghe:
- Xác định các yếu tố gây nhiễu loạn môi trường sống tại các khu vực có Vượn đen má trắng phân bố, cư trú: Qua ghi nhận sự xuất hiện của người dân trong khu vực, đường mịn trong rừng, tình trạng khai thác gỗ, lâm sản ngồi gỗ, làm lán trại của thợ săn và người khai thác gỗ - lâm sản ngồi gỗ;
- Xác định tình trạng săn, bắn, bắt, bẫy động vật rừng nói chung, Vượn đen má trắng nói riêng qua ghi nhận thực trạng đặt bẫy trong rừng, vỏ đạn sau
khi bắn hiện còn trên nền rừng, động vật rừng bị mắc bẫy và các xác chết của động vật rừng do bẫy.
Các dữ liệu khảo sát được ghi vào biểu điều tra.
b. Qua phân tích dữ liệu từ các file ghi âm:
- Xác định sự xáo trộn môi trường sống: Có tiếng người nói khi phân tích các file ghi âm;
- Xác định tình trạng săn bắn trong khu vực: Tiếng súng nổ, tiếng chó săn khi phân tích các file ghi âm.
Các dữ liệu về các yếu tố đe dọa đến Vượn đen má trắng ghi nhận được trong quá trình xử lý các file ghi âm được tổng hợp vào bảng tính để xử lý.
c. Phỏng vấn cán bộ bảo vệ rừng, người dân sống gần rừng:
- Sử dụng bảng hỏi gồm các nội dung: Thực trạng khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng đặc dụng; Thực trạng săn, bắn, bắt, bẫy động vật rừng trong rừng; Thực trạng buôn bán, tiêu thụ các sản phẩm từ động vật rừng trong khu vực; Công tác quản lý của các cơ quan chức năng trong khu vực về khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, săn bắn bắt bẫy động vật rừng, buôn bán và tiêu thụ sản phẩm từ động vật rừng trong khu vực.
- Đối tượng phỏng vấn: Lãnh đạo VQG, Hạt kiểm lâm VQG, Hạt kiểm lâm huyện Vũ Quang; cán bộ bảo vệ rừng VQG, cán bộ kiểm lâm địa bàn và lãnh đạo, cán bộ các xã có rừng đặc dụng; Hộ gia đình và người dân sống gần rừng; Một số nhà hàng, quán ăn trong khu vực.
- Thời gian khảo sát: Tiến hành từ tháng 5 đến tháng 7/2020; với cán bộ bố trí trong giờ hành chính, một số phỏng vấn tại trạm QLBVR, cán bộ dẫn đường được phỏng vấn đồng thời trong thời gian đặt máy ghi âm, khảo sát ngoại nghiệp; Các hộ dân khảo sát vào buổi tối tại hộ gia đình hoặc gặp trên rừng, nương rẫy.
- Khối lượng khảo sát: 35 phiếu cho phỏng vấn cán bộ và 35 phiếu cho phỏng vấn hộ gia đình, cá nhân.
Dữ liệu khảo sát được ghi chép vào bảng hỏi và sổ tay phục vụ tổng hợp và xử lý.