Các nghiên cứu về thú linh trưởng nói chung và loài Nomascus

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 32 - 35)

III. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

1.1.4.Các nghiên cứu về thú linh trưởng nói chung và loài Nomascus

1.1. Một số đặc điểm về các loài vượn ở Việt Nam

1.1.4.Các nghiên cứu về thú linh trưởng nói chung và loài Nomascus

leucogenys tại VQG Vũ Quang.

Theo Nguyễn Danh Kỳ và cs (2019) thì trước những năm 1995, mật độ thú ở VQG Vũ Quang rất cao, tần suất bắt gặp các loài thú khi đi tuần tra bảo vệ rừng là rất lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, mật độ thú đã suy giảm một cách đáng kể, tần suất bắt gặp là rất thấp và số lồi có thể bắt gặp cũng ngày càng suy giảm mạnh. Một số lồi cịn rất ít cá thể hoặc đã bị tuyệt chủng cục bộ và hầu như không bắt gặp trong khoảng 10 năm trở lại đây như

Hổ đông dương (Panthera tigris), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Bị tót (Bos gaurus) và một số lồi bị suy giảm số lượng ở mức độ đáng báo động như các loài Linh trưởng gồm: Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), Cu li và một số loài khỉ.

Tại VQG Vũ Quang, theo báo cáo của Hạt kiểm lâm VQG trong 5 năm trở lại đây tình trạng vi phạm lâm luật có chiều hướng giảm dần nhưng vẫn chưa dứt điểm, vấn nạn khai thác săn bắt, bẫy các loài động vật hoang dã vẫn còn diễn ra một cách lén lút khó kiểm sốt, đối tượng các loài động vật thường xuyên bị xâm hại là các loài Linh trưởng (chiếm 70% các vụ vi phạm) như Khỉ vàng (Macaca mulatta), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) và Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys).

Các nghiên cứu về thú linh trưởng nói chung và Vượn đen má trắng nói riêng tại VQG Vũ Quang từ trước tới nay hiện chưa đáng kể, các chương trình nghiên cứu khoa học mới chỉ điều tra đánh giá các yếu tố cơ bản, chưa tập trung nhiều cho nghiên cứu và đánh giá các chuyên đề chuyên sâu, chưa xây dựng kế hoạch điều tra, giám sát lâu dài.

Theo Nguyễn Danh Kỳ và cs (2019) cho thấy đã từng ghi nhận được tại VQG Vũ Quang có 8 lồi thú linh trưởng thuộc 1 bộ, 3 họ gồm: Họ khỉ có 5 lồi; Họ cu li có 2 lồi; Họ vượn có 1 lồi. So với khu hệ thú linh trưởng cả nước có 8/25 lồi linh trưởng chiếm 32%. Đặc biệt trong số đó có một số lồi q, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao, đang được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới và ưu tiên bảo tồn đặc biệt ở Việt Nam.

Theo IUCN (2021), loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) xếp cấp đe dọa CR, Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) xếp cấp đe dọa CR; Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) EN, Cu li lớn (Nycticebus coucang) EN, Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) VU, Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) xếp cấp đe dọa VU, Khỉ mốc (Macaca assamensis) cấp đe doạ NT; Khỉ vàng (Macaca

Theo Sách Đỏ Việt Nam (Bộ Khoa học và Cơng nghệ, 2007) lồi Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) xếp cấp đe dọa EN, Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) xếp cấp đe dọa EN; Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) VU, Cu li lớn (Nycticebus coucang) VU, Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) VU, Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) xếp cấp đe dọa VU, Khỉ mốc (Macaca

assamensis) cấp đe doạ VU; Khỉ vàng (Macaca mulatta) cấp đe dọa LR.

Bảng 1.2. Tình trạng bảo tồn các loài linh trưởng tại VQG Vũ Quang

T

T Tên Việt Nam Tên khoa học

Tình trạng bảo tồn theo IUCN Tình trạng bảo tồn theo Sách Đỏ Việt Nam Tình trạng bảo tồn theo CITES

1 Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys CR EN Phụ lục I 2 Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus CR EN Phụ lục I 3 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus EN EN Phụ lục I 4 Cu li lớn Nycticebus coucang EN EN Phụ lục I 5 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides VU VU Phụ lục II 6 Khỉ đuôi lợn Macaca leonina VU VU Phụ lục II 7 Khỉ mốc Macaca assamensis NT VU Phụ lục II 8 Khỉ vàng Macaca mulatta LC VU Phụ lục II

Ghi chú: CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp; NT: Sắp bị đe dọa; LC: Ít lo ngại.

Phụ lục I (CITES, 2018) có 4 lồi; Cịn lại thuộc Phụ lục II; Như vậy, trong 8 lồi được ghi nhận ở VQG Vũ Quang trên có 2 loài hiện nay IUCN xếp cấp đe dọa cao nhất (CR); 2 loài xếp cấp độ đe dọa EN; 2 loài xếp cấp độ VU; 2 loài xếp cấp độ NT, LC. Trong 8 loài linh trưởng được điều tra trong nghiên cứu trên thì lồi Cu li lớn khơng được ghi nhận trong bất kỳ lần quan sát nào, loài Vượn đen má trắng được ghi nhận 7 lần nhưng đều ghi nhận qua

tiếng hót chứ chưa quan sát được trực tiếp, đây là một trong hai lồi linh trưởng có mức phân cấp bảo tồn cao nhất trong 8 loài linh trưởng từng được ghi nhận tại VQG Vũ Quang; Đây cũng là một động lực cho nhóm nghiên cứu Vượn đen má trắng lần này tại VQG Vũ Quang, ngoài việc ghi nhận qua tiếng hót thì cần có minh chứng bằng hình ảnh hoặc video về sự có mặt của Vượn đen má trắng tại khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 32 - 35)