2.3.4. Các chỉ số giám sát và phương pháp tính tốn
a) Tỉ lệ điểm có tiếng Vượn hót (P), được tính theo cơng thức [PL1]. P = 𝑛
𝑁
n: Số điểm đặt máy có Vượn hót. N: Tổng số điểm đặt máy.
b) Chỉ số tuyệt chủng cục bộ (P1) được tính tại cơng thức [PL2]
P1= n2
n
n2: Số điểm đặt máy mà năm trước có Vượn nhưng năm kế tiếp khơng có Vượn.
n: Số điểm đặt máy có Vượn ở năm trước. Chỉ số này cho thấy tốc độ tuyệt chủng cục bộ ở một số điểm trong VQG. Nếu chỉ số này > 0 thì có khả năng xuất hiện hoạt động săn bắn trong VQG.
c) Chỉ số tái lập quần thể P2 được tính tại cơng thức [PL3]
P2= n1
N1
n1: Số điểm đặt máy khơng có Vượn ở năm trước nhưng năm hiện tại ghi âm có Vượn.
N1: Số điểm đặt máy khơng có Vượn ở năm trước.
Chỉ số này thể hiện khả năng tái lập quần thể ở những khu vực chưa có Vượn hoặc Vượn đã bị tuyệt chủng trước đó. Chỉ số này phản ánh tính tích cực trong cơng tác bảo tồn. Nếu chỉ số này > 0 thì chứng tỏ có một số khu vực Vượn đã xuất hiện trở lại.
d) Số lượng tiếng hót trung bình thu được trong mỗi ngày tại mỗi điểm nghe được tính theo cơng thức [PL4]
m= ∑ 𝑚𝑖𝑗
N∗3
Mij: Số tiếng hót ghi nhận tại điểm ghi âm i trong ngày thứ j.
N: Tổng số điểm đặt máy.
Chỉ số này cũng gián tiếp thể hiện mức độ biến động về độ phong phú của Vượn giữa các năm.
2.3.5. Phương pháp đánh giá các mối đe dọa đối với quần thể Vượn đen má trắng
- Các mối đe dọa đối với quần thể Vượn đen má trắng và sinh cảnh của chúng tại mỗi khu vực điều tra sẽ được xác định bằng phương pháp phỏng vấn, báo cáo đánh giá công tác bảo vệ rừng hàng năm của VQG Vũ Quang và phương pháp đánh giá các mối đe dọa của tác giả Margoluis and Salafsky (2001).
- Quan sát trực tiếp và phỏng vấn người dân các thông tin về mức độ tác động của con người vào tài nguyên rừng như: Săn, bắt, bẫy, súng, khai thác lâm sản phụ, khai thác gỗ, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc... các thông tin thu thập được ghi vào mẫu bảng sau.
Biểu ghi chép về tác động của con người
Ngày điều tra: …………………. Người điều tra:…………………….. … Địa điểm điều tra: …………………………… Tuyến số: ……………….. Quãng đường đi:……………………..Trạng thái rừng: ................................ Thời gian bắt đầu hót:……………….Thời gian kết thúc hót:......................
Các hoạt động:
1. Súng săn 2. Bẫy bắt
3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ 4. Chặt cây trồng
5. Lán trại tạm trú (săn bắt, khai thác lâm sản)
6. Khai thác gỗ 7. Chăn thả gia súc
8. Đường đi lại trong rừng 9. Nương rẫy
10. Lấy mật ong
11. Những hoạt động khác Tên hoạt động Thời
gian Địa điểm Tọa độ
- Đánh giá các mối đe dọa:
+ Sau khi xác định và liệt kê các mối đe doạ trong VQG tiến hành đánh giá cho điểm theo thứ tự từ 1 đến n điểm, tương ứng với n mối đe dọa tùy từng mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm bằng nhau dựa trên 3 tiêu chí: Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa và tính cấp thiết của mối đe dọa.
+ Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: Tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa trong khu vực nghiên cứu. Ở đây chúng tơi xem xét mối đe dọa đó ảnh hưởng đến tồn bộ khu vực nghiên cứu hay chỉ là một phần. Cho điểm cao nhất (n điểm) đối với mối đe dọa mà ảnh hưởng đến diện tích rộng nhất và cho điểm thấp nhất (1 điểm) cho những mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất.
+ Cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa: Mức độ phá hủy của mối đe dọa đối với sinh cảnh. Ở đây chúng tơi xem xét liệu mối đe dọa đó phá hủy tồn bộ sinh cảnh trong khu vực đó hay chỉ ảnh hưởng một phần. Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa nào có mức độ tác động mạnh nhất và cho điểm giảm dần theo cường độ ảnh hưởng của các mối đe.
+ Tính cấp thiết của mối đe dọa: Mối đe dọa ảnh hưởng hiện tại hay nó sẽ xảy ra trong tương lai. Việc cho điểm tiêu chí này tương tự với tiêu chí trên nghĩa là mối đe dọa nào có tính nguy cấp nhất sẽ cho điểm cao nhất và giảm dần theo tính nguy cấp.
- Kết quả đánh giá và cho điểm các mối đe dọa được tổng hợp số liệu trên các bảng dưới đây:
Bảng Đánh giá các mối đe dọa
STT Các mối đe dọa
Tiêu chí xếp hạng Tổng Xếp hạng Diện tích ảnh hưởng Cường độ ảnh hưởng Tính cấp thiết 1 2 … N Tổng
- Sau khi cho điểm và tính tổng điểm tiến hành xếp hạng các mối đe doạ, mối đe doạ mạnh nhất thì cho điểm cao nhất.
2.4. Thời gian giám sát
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, mưa tối hôm trước và mưa lúc điều tra có ảnh hưởng đến tần suất hót của lồi Vượn (khi có mưa to lúc điều tra Vượn sẽ khơng hót). Do vậy, việc điều tra giám sát nên tiến hành vào các tháng mùa khô. Thời điểm này Vượn sẽ hót nhiều nhiều hơn, việc thu thập thơng tin, dữ liệu sẽ dễ dàng hơn do ít bị tác động bởi các yếu tố thời tiết. Đồng thời, việc thu thập thông tin vào mùa khô sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các thiết bị ghi âm và giảm bớt mức độ vất vả cho điều tra viên. Do vậy thời gian điều tra thực địa vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Tùy thuộc vào điều kiện nhân lực và kinh phí, nếu nhân lực hạn chế thì có thể thực hiện giám sát với chu kỳ 02 năm/lần.
2.5. Dụng cụ phục vụ giám sát
- Máy điện thoại di động được cài đặt các ứng dụng lập trình ghi âm (6 máy), bộ dự trữ pin loại 20.000mah (6 bộ). Các phần mềm hỗ trợ: phần mềm RAVEN (Cornell Lab of Onithology), phần mềm Mapinfo, QGIS ....
- Máy định vị GPS (02 máy); - Máy ảnh KTS (02 máy);
- Ba lô chuyên dụng đựng và bảo quản máy ghi âm, máy GPS, máy ảnh KTS.
2.6. Nhân lực
Chỉ cần 01 điều tra viên hoặc cán bộ kiểm lâm có thể lắp được nhiều máy ghi âm để điều tra cùng một thời điểm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho điều tra viên và hỗ trợ trong q trình điều tra nếu gặp sự cố, nên có 02 người thực hiện điều tra. Bố trí 02 nhóm điều tra ngoại nghiệp để tận dụng thời tiết tốt và tiết kiệm thời gian ngoại nghiệp.
Để giảm thiểu chi phí và nhân lực, cán bộ lắp đặt máy ghi âm có thể là cán bộ kiểm lâm, kết hợp thực hiện lắp đặt và thu máy trong quá trình tuần tra rừng. 2.7. Kế hoạch giám sát TT Hoạt động Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Chuẩn bị x 2 Phỏng vấn x x
3 Đặt máy ghi âm
ngoài thực địa x x x
4 Phân tích âm
thanh x x
5 Báo cáo x
3. Dự tốn kinh phí
3.1. Căn cứ lập dự tốn kinh phí
Tùy từng nguồn kinh phí được hỗ trợ, tài trợ, đầu tư cho kế hoạch giám sát để có các căn cứ lập dự tốn khác nhau (từ nguồn ngân sách nhà nước thực
hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành; nguồn từ nhà tài trợ thực hiện theo quy định của nhà tài trợ và quy định của pháp luật Việt Nam về nguồn vốn tài trợ).
3.2. Nội dung dự toán
a) Công tác chuẩn bị b) Nhân công
c) Mua sắm thiết bị, vật tư, nhiên liệu, văn phòng phẩm
Nếu đầu tư lần đầu cho kế hoạch điều tra, giám sát; căn cứ vào nguồn kinh phí, ưu tiên mua sắm thiết bị ghi âm tự động. Tại thời điểm năm 2021, giá một bộ thiết bị ghi âm bằng điện thoại đi động vào khoảng 7 triệu. Chương trình giám sát nên được thực hiện đồng thời với hoạt động tuần tra của lực lượng kiểm lâm, từ đó giảm chi phí cho hoạt động giám sát.
Phần II: DỰ KIẾN KẾT QUẢ GIÁM SÁT
Kết quả của chương trình giám sát hàng năm là một báo cáo với các thơng tin chính như dưới đây:
1. Bản đồ phân bố của Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang
2. Các chỉ số thể hiện hiện trạng của loài tại khu vực giám sát (P: Tỉ lệ
xuất hiện Vượn hót, P1: Chỉ số tuyệt chủng cục bộ, P2: Chỉ số tái lập quần thể), m: Số lượng tiếng hót trung bình thu được trong mỗi ngày tại mỗi điểm nghe và xu hướng biến động của chúng theo thời gian.
3. Nguyên nhân tác động và các mối đe doạ đối với quần thể Vượn đen
má trắng trong khu vực nghiên cứu và phân tích sự lý do gây ra biến động đối với quần thể Vượn đen má trắng.
4. Đề xuất các giải pháp để phục vụ kịp thời cho công tác bảo tồn quần
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN
1. Đề tài luận án đã xác định được hiện trạng và phân bố của quần thể Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang
- Khẳng định sự có mặt của lồi Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang bằng hình ảnh chụp tại hiện trường và dữ liệu thu được từ các thiết bị ghi âm tự động;
- Vượn đen má trắng phân bố tại 23/49 tiểu khu của VQG Vũ Quang, diện tích phân bố của quần thể Vượn đen má trắng vào khoảng 32.432 ha;
- Xác suất vượn hót trung bình trong một ngày p1 = 0,3750; Xác suất phát hiện tiếng hót trung bình đàn vượn trong phạm vi 1.200m là 0,63; Mật độ phân bố là 0,42104 đàn/km2, kích thước của quần thể Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang là 137 đàn, khoảng 270 cá thể.
2. Đề tài luận án đã bổ sung được các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại VQG Vũ Quang, tỉnh loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
- Sinh cảnh ưa thích của Vượn đen má trắng ở VQG Vũ Quang là rừng tự nhiên lá rộng thường xanh có trữ lượng từ trung bình đến giàu chiếm trên 97% diện tích (97,52% diện tích với dữ liệu xử lý tại 12 điểm ghi âm có ghi nhận vượn hót; 97,39% diện tích với dữ liệu xử lý khu vực có vượn phân bố tại 23 tiểu khu);
- Hình ảnh phổ âm thanh tiếng hót của Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang tương tự hình ảnh phổ âm thanh trong file chuẩn của (Konrad, R; Geissmann, T, 2006), tuy nhiên tần số âm thanh cao hơn từ 0,3 – 1,0 kHz so với tần số âm thanh trong file chuẩn. Cấu trúc quần thể Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang có 4 kiểu cơ bản, tỷ lệ cá thể đực nhiều hơn cá thể cái, số cá thể trong 1 đàn trung bình khoảng 1,97 cá thể;
- Vượn bắt đầu hót từ 5h00 và kết thúc hót vào khoảng 9h30 trong ngày, tập trung chủ yếu từ 5h00 đến 7h00, 90,70% số đàn có thời gian hót từ 5’ đến dưới 25’, khơng có đàn nào có thời gian hót quá 35’;
- Khi khơng có mưa vượn hót nhiều hơn khi có mưa, tối hơm trước khơng mưa sáng hơm sau vượn cũng hót nhiều hơn, trong khi gió và sương mù khơng ảnh hưởng đến tần suất hót của vượn.
3. Đề tài luận án đã đề xuất được một số giải pháp bảo tồn quần thể loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
- Quần thể Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang là một trong hai quần thể Vượn đen má trắng lớn nhất hiện còn được ghi nhận tại Việt Nam;
- Mối đe dọa lớn nhất đến quần thể Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang là săn, bắn, bắt, bẫy, các hoạt động của con người gây xáo trộn môi trường sống cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể vượn;
- Tổ chức bộ máy của BQL VQG Vũ Quang đã được kiện toàn, hoạt động ổn định, hiệu quả, chức năng và nhiệm vụ quy định phù hợp theo từng lĩnh vực, tuy nhiên nhân lực để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và bảo vệ rừng chưa đủ, cần phải bổ sung khoảng 13 biên chế;
- Đề tài luận án đã đề xuất được các giải pháp bảo tồn loài Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang tập trung vào 3 nội dung chính: Điều tra, giám sát tiếp theo cần thực hiện với loài Vượn đen má trắng ở VQG Vũ Quang; Các giải pháp bảo vệ và mở rộng sinh cảnh sống của loài; Các giải pháp bảo vệ quần thể Vượn đen má trắng;
- Đề tài luận án cũng đề xuất được kế hoạch giám sát chi tiết cho loài Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang.
II. TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Tồn tại 1. Tồn tại
- Chưa nghiên cứu được đầy đủ đặc điểm sinh thái của Vượn đen má trắng, ngoài đặc điểm phân bố theo trạng thái rừng;
- Chưa nghiên cứu được các đặc điểm sinh học của Vượn đen má trắng; - Dữ liệu ghi âm đã khá đầy đủ, tuy nhiên mùa thu chưa ghi âm được nên thiếu dữ liệu phân tích tần suất hót theo mùa của Vượn đen má trắng;
- Một số tiểu khu thuộc khu vực phía Tây và Tây Nam của VQG chưa đặt được máy, nên chưa khẳng định được sự có mặt của Vượn đen má trắng phân bố tại khu vực này, đây là khu vực chuyển tiếp độ cao từ 1.400 trở lên, diện tích này cũng khá lớn khoảng 4.450 ha.
2. Khuyến nghị các nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện
- Tiếp tục nghiên cứu các đặc điểm sinh học và sinh thái học của Vượn đen má trắng để hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu về Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang;
- Tiếp tục nghiên cứu Vượn đen má trắng vào mùa thu để hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu tần suất hót của Vượn đen má trắng theo mùa trong năm;
- Tiếp tục điều tra, khảo sát tại các tiểu khu phía Tây và Tây Nam của VQG để khẳng định phạm vi phân phố của Vượn đen má trắng trong VQG.
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ
TT Nội dung Tác giả Thời điểm
phát hành Tên Tạp chí
1
Xác định tình trạng và phân bố của Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Hữu Văn, Vũ Tiến Thịnh Số11/2021 (Tháng 6) Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn 2 Xác định một số đặc điểm sinh thái của Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys Ogilby, 1804) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Hữu Văn, Vũ Tiến Thịnh, Nguyễn Thị Hòa Số 3/2021 (Tháng 7) Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Lâm nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt
Geissmann. T, Nguyễn Xuân Đặng, Nicolas Lormee và Frank Momberg. (2000). Tình trạng bảo tồn linh trưởng ở Việt Nam – đánh giá tổng
quan năm 2000 (phần 1: các loài Vượn), Chương trình Đơng Dương,
Hà Nội.
Nguyễn Danh Kỳ, Nguyễn Việt Hùng. (2019). Đánh giá thực trạng các loài
động vật thuộc Bộ linh trưởng (Primates) có nguy cơ tuyệt chủng tại VQG Vũ Quang và xây dựng phương án bảo tồn.
Nguyễn Hải Tuất, Trần Quang Bảo, Vũ Tiến Thịnh. (2011). Ứng dụng một
số phương pháp định lượng trong nghiên cứu sinh thái rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Xuân Đặng, Lê Xuân Cảnh. (2009). Phân loại học lớp thú (mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam. NXB Khoa
học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
Phạm Nhật. (2002). Thú linh trưởng của Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy. (1998). Động vật rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Roland, E., Madhavan, S., & Dzung, V. V. (2000). Quy hoạch không gian để bảo tồn thiên nhiên ở khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang: một