Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tài nguyên khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 47)

III. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

1.3.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tài nguyên khu vực nghiên cứu

cứu.

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1. Diện tích tự nhiên

VQG Vũ Quang có diện tích quản lý là 57.028,1 ha, trong đó rừng đặc dụng 52.731,4 ha, rừng phòng hộ 3.688,9 ha và rừng sản xuất là 607,8 ha. Ranh giới và phạm vi rừng đặc dụng VQG Vũ Quang có 49 tiểu khu thuộc địa bàn hành chính của 10 xã vùng đệm, 3 huyện (Hương Khê, Hương Sơn và Vũ Quang).

1.3.1.2. Vị trí địa lý

VQG Vũ Quang nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 60 km. Có toạ độ địa lý, từ 18°09’ đến 18°26’ vĩ độ Bắc và 105°16’ đến 105°33’ kinh độ Đơng. Vườn nằm trên địa bàn hành chính của 3 huyện miền núi là Hương Sơn, Vũ Quang và Hương Khê, hình 1.8.

Phía Bắc giáp xã Sơn Tây huyện Hương Sơn và Hương Quang, Hương Minh, Hương Thọ và Thị trấn Vũ Quang của huyện Vũ Quang.

Phía Nam giáp biên giới Việt – Lào.

Phía Đơng giáp xã Hồ Hải và Phú Gia, huyện Hương Khê. Phía Tây giáp xã Sơn Kim II, huyện Hương Sơn.

VQG Vũ Quang là nơi bắt nguồn của 3 lưu vực sông: sông Ngàn Trươi, sông Rào Nổ và sơng Khe Tre. Các con sơng đó đều bắt nguồn ở vùng phía nam của VQG, hình 1.9.

Hình 1.8. Sơ đồ vị trí VQG Vũ Quang trên bản đồ hành chính Việt Nam.

Hình 1.9. Sơ đồ quy hoạch phân khu VQG Vũ Quang

Nguồn: VQG Vũ Quang năm 2018 1.3.1.3. Địa hình

VQG Vũ Quang có nhiều dạng địa hình từ vùng núi cao, núi trung bình, núi thấp và đồi, chênh cao địa hình từ 30 – 2.286 m (trên đỉnh Rào Cỏ). Địa hình núi cao, vực sâu, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, độ chia cắt sâu và dày, là đặc trưng của địa hình VQG Vũ Quang.

1.3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng a) Địa chất:

Theo kết quả nghiên cứu địa chất, tại VQG Vũ Quang có hai kiểu đặc trưng sau:

- Nhóm đá macma axít kết tinh chua, phân bố chủ yếu ở phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt, trên kiểu địa hình núi. Do có độ dốc lớn nên đất hình thành ở nhóm đá này thường có kết cấu khơng bền vững, hàm lượng mùn thấp.

- Nhóm đá phiến thạch sét, phân bố chủ yếu ở kiểu địa hình đồi núi, phần lớn ở phân khu phục hồi sinh thái và dịch vụ hành chính (DVHC). Đất có hàm lượng khống chất (N, P, K, Mg...) tương đối cao, có kết cấu tương đối tốt.

b) Thổ nhưỡng:

VQG Vũ Quang có đặc trưng thổ nhưỡng ở các nhóm dạng đất sau: - Đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi trung bình và cao (FH), phân bố từ độ cao 700 m, dọc biên giới Việt - Lào. Đất có phản ứng chua (pH = 2,4). Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, kết cấu hạt thơ, đất có tầng mỏng đến tầng trung bình. Nhóm đất này chiếm 31% diện tích Vườn. Do đó, thảm thực vật chủ yếu ở đây là rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới, phần lớn là rừng nguyên sinh và rừng ít bị tác động với độ che phủ rất cao (>90%). Đất phù hợp với các loài cây Pơ mu, Hoàng đàn giả, Du sam, Giẻ lá nhỏ... Nhóm đất này ở VQG chỉ có 1 nhóm đất phụ là FHa (đất Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên đá macma axít kết tinh chua) ở nhóm đất này có 10 dạng đất.

- Đất Feralit nâu vàng trên đồi, núi thấp: nhóm đất này phân bố từ độ cao dưới 700m, chủ yếu được hình thành trên các loại đá phiến thạch sét, sa thạch và macma axít kết tinh chua, chúng phân bố đan xen vào nhau tạo nên khá nhiều loại đất có độ phì khác nhau tùy thuộc vào các kiểu địa hình, thảm thực bì, độ cao và độ dốc của địa hình.

1.3.1.5. Đặc điểm khí hậu

Vườn quốc gia Vũ Quang có khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh, dễ xảy ra sương muối, mùa khơ khí hậu nóng rất khắc nghiệt. Hàng năm có hai mùa rõ rệt (khí hậu miền Trung Việt Nam). Theo số liệu từ các trạm khí tượng, thuỷ văn cho thấy:

+ Mùa mưa: từ hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm. Vào thời gian này hàng năm Hà Tĩnh thường bị ảnh hưởng do những cơn bão từ biển Đông gây nên lũ lụt.

+ Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khơ, nóng, lượng bốc hơi lớn.

Nhiệt độ khơng khí khu vực VQG Vũ Quang khá cao, nhiệt độ trung bình cao nhất 28°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 19,7°C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 2,6°C. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,5°C. Biên độ giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày lớn nhất vào tháng 7 và nhỏ nhất vào tháng 2, bình quân năm là 7,7°C ở Hương Sơn, 7,4°C ở Hương Khê. Vườn quốc gia Vũ Quang chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính đó là gió mùa Đơng Bắc và gió Tây Nam.

1.3.1.6. Chế độ thuỷ văn

Ba con sơng chính bắt nguồn trong VQG đó là: sơng Khe Chè, sông Ngàn Trươi và sông Rào Nổ là các chi lưu chính của sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, các sông này đổ vào sông La (là sơng lớn nhất của tỉnh), sau đó cùng hội tụ ở hạ nguồn sơng Lam rồi đổ ra biển Đông.

- Sơng Khe Chè bắt nguồn từ phần phía Tây của VQG, thuộc địa phận xã Sơn Kim II, ở độ cao trên 1.400 m, chảy theo hướng Nam Bắc rồi đổ vào sông Ngàn Phố.

- Sông Ngàn Trươi bắt nguồn ở độ cao 1.900 m ở phía Nam của VQG, được tạo bởi nhiều chi lưu nhỏ và dốc chảy từ biên giới Việt - Lào, thuộc địa phận xã Hương Quang (huyện Vũ Quang).

- Sông Rào Nổ bắt nguồn ở độ cao trên 1.200 m, phía Đơng của VQG, trên địa phận xã Hoà Hải (huyện Hương Khê), đoạn đầu dòng chảy rất dốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hồ chứa nước Ngàn Trươi – Cẩm Trang do mới hình thành từ năm 2016 cho nên số liệu về khí hậu, thủy văn đặc điểm tài nguyên nước dưới đất của khu vực còn chưa được nghiên cứu.

1.3.2. Tài nguyên rừng

1.3.2.1. Hiện trạng rừng và sử dụng đất

a, Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng

Quyết định số 2735/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 15/8/2019, về việc phê duyệt kết quả điều chỉnh một số diện tích quy hoạch 3 loại rừng và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030 và cập nhật kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng năm 2020, VQG Vũ Quang hiện quản lý tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 57.028,11 ha, trong đó:

- Diện tích đất rừng đặc dụng: 52.731,40 ha. - Diện tích đất rừng phịng hộ: 3.688,85 ha. - Diện tích đất rừng sản xuất: 607,86 ha.

Tổng hợp hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại VQG Vũ Quang thể hiện ở bảng 1.4 dưới đây

Bảng 1.4. Thống kê diện tích, trữ lượng các loại rừng VQG Vũ Quang theo hiện trạng rừng ĐVT: ha T T Phân loại rừng Tổng cộng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Tổng 57.028,11 52.731,40 3.688,85 607,86

I RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 56.757,41 52.608,99 3.546,40 602,02

1 Rừng tự nhiên 56.398,59 52.571,53 3.546,40 280,66

- Rừng nguyên sinh 11.352,87 11.351,67 1,20

- Rừng thứ sinh 45.045,72 41.219,86 3.545,20 280,66

2 Rừng trồng 358,82 37,46 321,36

- Trồng mới trên đất chưa có rừng 237,74 237,74

- Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng

đã có 121,08 37,46 83,62

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác

T T Phân loại rừng Tổng cộng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất LẬP ĐỊA 1 Rừng trên núi đất 57.028,11 52.731,40 3.688,85 607,86 2 Rừng trên núi đá 3 Rừng trên đất ngập nước - Rừng ngập mặn - Rừng trên đất phèn - Rừng ngập nước ngọt 4 Rừng trên cát

III RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 56.398,59 52.571,53 3.546,40 280,66

1 Rừng gỗ tự nhiên 55.906,74 52.243,39 3.546,40 116,95 - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 55.906,74 52.243,39 3.546,40 116,95 - Rừng gỗ lá rộng rụng lá - Rừng gỗ lá kim - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 2 Rừng tre nứa - Nứa - Vầu - Tre/luồng - Lồ ơ - Các lồi khác

3 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 491,85 328,14 163,71

- Gỗ là chính 328,46 328,14 0,32 - Tre nứa là chính 163,39 163,39 4 Rừng cau dừa IV RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 55.906,74 52.243,39 3.546,40 116,95 1 Rừng giàu 11.352,87 11.351,67 1,20 2 Rừng trung bình 32.600,64 31.384,88 1.215,29 0,47 3 Rừng nghèo 10.111,43 8.358,49 1.709,62 43,32 4 Rừng nghèo kiệt 1.185,58 492,13 620,29 73,16 5 Rừng chưa có trữ lượng 656,22 656,22

T T Phân loại rừng Tổng cộng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất V DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG 270,70 122,41 142,45 5,84 1 Diện tích trồng chưa thành rừng 14,19 13,41 0,78

2 Diện tích khoanh ni tái sinh

3 Diện tích khác 256,51 109,00 142,45 5,06

Nguồn: VQG Vũ Quang (2020)

Hình 1.10. Sơ đồ hiện trạng rừng, hiện trạng sử dụng đất năm 2020 VQG Vũ Quang

b. Trữ lượng rừng:

Tổng trữ lượng rừng toàn bộ của VQG Vũ Quang sau khi cập nhật, bổ sung chỉ tiêu một số trạng thái rừng là 8.398.872,80 m3 và hơn 3,6 tỷ cây tre nứa các loại, được thể hiện ở bảng 1.5 dưới đây.

Bảng 1.5. Tổng trữ lượng theo các trạng thái rừng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: (gỗ: m3; tre, nứa: 1.000cây)

T T Phân loại rừng Tổng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất TỔNG CỘNG + Gỗ 8.398.873 8.056.634 304.213 38.027 + Tre, nứa 3.611.380 3.281.400 329.980 I RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH 8.398.873 8.056.634 304.213 38.027 1 Rừng tự nhiên 8.381.049 8.054.652 304.213 22.184 - Rừng nguyên sinh 2.390.481 2.390.238 243 - Rừng thứ sinh 5.990.568 5.664.414 303.970 22.184 2 Rừng trồng 17.824 1.982 15.842 - Trồng mới trên đất chưa có rừng 8.365 8.365

- Trồng lại sau khi khai

thác rừng trồng đã có 9.459 1.982 7.477

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác

II RỪNG PHÂN THEO

ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 8.398.873 8.056.634 304.213 38.027

1 Rừng trên núi đất 8.398.873 8.056.634 304.213 38.027 2 Rừng trên núi đá 3 Rừng trên đất ngập nước - Rừng ngập mặn - Rừng trên đất phèn - Rừng ngập nước ngọt

T T Phân loại rừng Tổng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất 4 Rừng trên cát

III RỪNG PHÂN THEO

LOÀI CÂY 8.381.049 8.054.652 304.213 22.184 1 Rừng gỗ tự nhiên 8.352.332 8.043.582 304.213 4.537 - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 8.352.332 8.043.582 304.213 4.537 - Rừng gỗ lá rộng rụng lá - Rừng gỗ lá kim - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 2 Rừng tre nứa - Nứa - Vầu - Tre/luồng - Lồ ơ - Các lồi khác 3 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 28.717 11.070 17.647 - Gỗ là chính 28.717 11.070 17.647 - Tre nứa là chính 3.611.380 3.281.400 329.980 4 Rừng cau dừa IV RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 8.352.332 8.043.582 304.213 4.537 1 Rừng giàu 2.390.481 2.390.238 243 2 Rừng trung bình 5.191.885 5.024.153 167.655 78 3 Rừng nghèo 751.074 621.799 126.409 2.867 4 Rừng nghèo kiệt 18.892 7.393 9.907 1.593 5 Rừng chưa có trữ lượng Nguồn: VQG Vũ Quang (2020)

Kết quả bảng trên thấy: Trữ lượng rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn (99,72 %), nhưng tập trung chủ yếu là rừng trung bình chiếm tới 62,2 %, rừng giàu cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn 28,64 %, rừng nghèo, nghèo kiệt và phục hồi chiếm 8,54 %, rừng gỗ hổn giao 0,34 %.

- Trữ lượng rừng trồng chiếm 0,28 % chủ yếu rừng trồng từ những năm 1980 của Dự án 327.

1.3.2.2. Hiện trạng tài nguyên động vật

VQG Vũ Quang được cả thế giới biết đến khi nơi đây phát hiện và cơng bố 2 lồi thú mới gây chấn động giới bảo tồn Quốc tế là loài Sao La (Pseodoryx nghetinhensis) năm 1992 và Mang lớn (Megamuntiacus

vuquangensis) năm 1993. Được biết đến là một trong những trung tâm đa

dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam, trong đó có nhiều lồi động vật nguy cấp quý hiếm cần được ưu tiên bảo tồn, Vườn nằm trong một vùng sinh thái có mức độ ưu tiên tồn cầu, được xác định là cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học cho cả khu vực.

VQG Vũ Quang có giá trị sinh học lớn bởi đây là một trong những nơi cư trú cuối cùng của một số lồi có ý nghĩa quan trọng cho cơng tác bảo tồn, và cũng bởi mức độ đa dạng sinh học rất cao. Tại VQG Vũ Quang có có sự hiện diện của nhiều lồi đặc hữu cho cả Việt Nam và Lào. Trong số đó có những lồi đặc trưng, quý hiếm như: Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis). Thỏ vằn (Nesolagus timminsi). Cầy vằn (Chrotogale owstoni). Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys), Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis), Rắn lục sừng (Trimeresurus cornutus), Ếch cây sần bắc bộ (Theloderma corticale)… Theo kết quả điều tra và phỏng vấn thì trước những năm 1990, mật độ thú ở đây rất cao, có thể bắt gặp nhiều lồi khi đi tuần tra bảo vệ rừng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, mật độ thú đã suy giảm một cách đáng kể, tỷ lệ bắt gặp là rất thấp và số lồi có thể bắt gặp cũng ngày càng suy giảm mạnh.

Một số lồi cịn rất ít cá thể hoặc đã bị tuyệt chủng và hầu như không bắt gặp trong khoảng 10 năm trở lại đây như Hổ (Panthera tigris), Sao la (Pseudoryx

nghetinhensis), Bị tót (Bos gaurus)... Tuy nhiên hiện nay một số lồi thuộc

nhóm động vật nguy cấp vẫn thường xuyên xuất hiện như Voi (Elephas

maximus), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Cheo cheo (Tragulus kanchil), một số loài khỉ và các loài dơi, bảng 1.6.

Bảng 1.6. Thống kê tài nguyên động vật tại VQG Vũ Quang

Lớp Bộ Họ Loài Thú 10 27 91 Chim 15 50 315 Bò sát 2 15 58 Ếch nhái 1 6 33 Cá 9 21 88 Bướm 1 10 316 Cộng 39 129 901 Nguồn: VQG Vũ Quang 2016

Vũ Quang có tính đa dạng sinh vật cao, các lớp như Bướm, Chim, Cá, Lưỡng cư đều tương đương với các Vườn Quốc gia gần kề cùng nằm trên dải Trường Sơn Bắc.

Hiện trạng một số loài động vật quý hiếm

Theo kết quả điều tra (1995 - 2013) Danh sách các loài động vật quý hiếm ở Vườn quốc gia Vũ Quang như sau, bảng 1.7:

Bảng 1.7. Tình trạng bảo tồn một số loài động vật quý hiếm tại VQG Vũ Quang theo Sách Đỏ Việt Nam 2007

TT Xếp hạng Lớp Thú Lớp Chim Lớp Lớp Sát Lớp Ếch nhái

1 EW- Tuyệt chủng ngoài thiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiên 1

2 CR- Rất nguy cấp 3 1 3

3 EN- nguy cấp 19 3 9

4 VU- Sẽ nguy cấp 18 11 1 8 2

5 LR- Sắp bị đe dọa/ít lo ngại 3 5

6 DD- Thiếu dẫn liệu 1 1

Tổng 45 21 1 20 2

(Nguồn VQG Vũ Quang năm 2017)

1.3.3. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội

1.3.3.1. Dân số, dân tộc a, Dân số và lao động

- Về dân số: Tính đến 31/12/2019 các xã vùng đệm của VQG Vũ Quang có số dân là 44.538 người. Mật độ dân số phân bố không đều, các thơn, bản hoặc các xã dọc theo tuyến đường chính có mật độ dân số đơng hơn các xã nằm ở vùng xa xôi tiếp giáp biên giới Việt – Lào. Các xã có số dân đông là xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn) với 8.048 người (chiếm 18,07%), xã Điền Mỹ (huyện Hương Khê) với 5.545 người (chiếm 12,45%), xã Hòa Hải (huyện Hương Khê) với 5.406 người (chiếm 12,14%) và; xã có số dân thấp nhất là xã Hương Minh (huyện Vũ Quang) với 2.247 người (chiếm 5,05%).

- Về lao động: Tính đến 31/12/2019, tổng số người trong độ tuổi lao động của các xã vùng đệm VQG Vũ Quang là 25.924 người, chiếm 58,21%

tổng dân số vùng đệm. Trong đó, số lao động nam là 15.317 người (chiếm 59,08%), số lao động nữ là 10.607 (chiếm 40,92%) tổng số lao động. Như vậy, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số vùng đệm là cơ sở để VQG Vũ Quang có thể sử dụng nguồn lao động tại chỗ ở địa phương trong việc quản lý, bảo vệ và chăm sóc rừng. Tuy nhiên, số người lao động nhiều cũng là nguyên nhân gây áp lực lớn vào tài nguyên rừng của VQG. Bên cạnh đó, có một lượng người lao động tìm các công việc khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 47)