Xuất một số giải pháp bảo tồn loài Vượn đen má trắng tại VQG Vũ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 91 - 93)

III. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. xuất một số giải pháp bảo tồn loài Vượn đen má trắng tại VQG Vũ

Vũ Quang

- Tổng hợp, đánh giá và phân tích các mối đe dọa đến quần thể loài Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang bằng phương pháp cho điểm; từ đó xác định được các mối đe dọa chủ yếu/thứ yếu đến quần thể Vượn đen má trắng:

+ Sau khi xác định và liệt kê các mối đe doạ trong VQG tiến hành đánh giá cho điểm theo thứ tự từ 1 đến n điểm, tương ứng với n mối đe dọa tùy từng mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm bằng nhau dựa trên 3 tiêu chí: Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa và tính cấp thiết của mối đe dọa.

+ Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: Tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa trong khu vực nghiên cứu. Ở đây đề tài xem xét mối đe dọa đó ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực nghiên cứu hay chỉ là một phần. Cho điểm cao nhất (n điểm) đối với mối đe dọa mà ảnh hưởng đến diện tích rộng nhất và cho điểm thấp nhất (1 điểm) cho những mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất.

+ Cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa: Mức độ phá hủy của mối đe dọa đối với sinh cảnh. Ở đây đề tài xem xét liệu mối đe dọa đó phá hủy tồn bộ sinh cảnh trong khu vực đó hay chỉ ảnh hưởng một phần. Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa nào có mức độ tác động mạnh nhất và cho điểm giảm dần theo cường độ ảnh hưởng của các mối đe.

+ Tính cấp thiết của mối đe dọa: Mối đe dọa ảnh hưởng hiện tại hay nó sẽ xảy ra trong tương lai. Việc cho điểm tiêu chí này tương tự với tiêu chí trên nghĩa là mối đe dọa nào có tính nguy cấp nhất sẽ cho điểm cao nhất và giảm dần theo tính nguy cấp.

- Thu thập thông tin tổ chức bộ máy quản lý VQG Vũ Quang, đánh giá thực trạng thực hiện công tác bảo vệ, bảo tồn của Ban quản lý VQG, thông tin về những hạn chế trong công tác bảo tồn và các mối đe dọa được thu thập từ những báo cáo tổng kết, đánh giá về công tác bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã tại VQG Vũ Quang và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh; và các nguồn thông tin, tài liệu đánh giá về công tác bảo vệ rừng liên quan.

- Thông qua việc thu thập tài liệu, nghiên cứu tổng quan; thống kê một số chỉ tiêu và thơng số cơ bản về kích thước quẩn thể Vượn đen má trắng tại một số Khu bảo tồn và VQG khác và lập thành bảng biểu so sánh với kết quả nghiên cứu về quần thể Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang.

- Tổng hợp thông tin thu thập được và căn cứ các kết quả nghiên cứu, từ đó phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)