Nghiên cứu về âm thanh của các loài vượn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 43 - 47)

III. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

1.2.4.Nghiên cứu về âm thanh của các loài vượn ở Việt Nam

1.2. Một số phương pháp điều tra, giám sát vượn

1.2.4.Nghiên cứu về âm thanh của các loài vượn ở Việt Nam

Sử dụng máy ghi âm thanh phổ rộng (SM3, Wildlife Acoustics Inc) hoặc phần mềm ghi âm tự động được tích hợp vào thiết bị di động để ghi lại âm thanh tiếng hót của vượn. Dữ liệu âm thanh được phân thích bằng phần mềm RAVEN (Cornell Lab of Onithology) để tạo phổ âm thanh các tiếng hót của các đàn vượn, từ đó xác định số lượng các cá thể, số đàn vượn hót. Các cá thể cái và đực thuộc loài vượn mào (Nomascus spp) đều phát ra tiếng hót, đồng thời phổ âm thanh của các loài này rất dễ phân biệt (Van Ngoc Thinh et al, 2010). (Konrad, R; Geissmann, T, 2006) đã mô tả khá chi tiết phổ âm thanh của nhóm vượn. Hình ảnh mẫu phổ âm thanh của loài vượn mào đã được phân tích thể hiện ở hình 1.7; cụ thể: tiếng hót cá thể cái, hình 1.7a, cá thể đực, hình 1.7b, cá thể đực trưởng thành, cái trưởng thành và cá thể bán trưởng thành, hình 1.7c, hình ảnh có dấu chỉ mũi tên là phổ âm thanh của cá thể vượn bán trưởng thành.

Hình 1.7. Phổ âm thanh các loài vượn mào

Nguồn: (Konrad, R; Geissmann, T, 2006)

a) Phổ âm thanh của cá thể cái trưởng thành; b) Phổ âm thanh của cá thể đực trưởng thành;

c) Tổng hợp cấu trúc phổ âm thanh gồm các cá thể đực, cái trưởng thành và cá thể bán trưởng thành (phần mũi tên).

Một số nghiên cứu đã thực hiện đối với loài vượn đen má vàng như (Vũ Tiến Thịnh & cs, 2017) Nghiên cứu hiện trạng loài Vượn đen má vàng trung bộ (Nomascus annamensis) tại Khu BTTN Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam bằng phương pháp âm sinh học và các thiết bị ghi âm tự động; kết quả đã xác định được 06 đàn Vượn đen má vàng và thơng qua phân tích phổ âm thanh tiếng hót đã ghi nhận được 14 cá thể vượn, trong đó có 12 cá thể vượn trưởng thành và 02 cá thể vượn bán trưởng thành. (Vũ Tiến Thịnh & cs, 2021) Xác định cấu trúc đàn vượn má vàng trung bộ (Nomascus annamensis) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị bằng phương pháp âm sinh học; kết quả

phân tích phổ âm thanh của 15 đàn vượn bằng phần mềm Raven cho thấy cấu trúc đàn Vượn má vàng trung bộ tại Khu BTTN Đakrông tỉnh Quảng Trị rơi vào 6 trường hợp: (1) đàn chỉ có vượn đực; (2) đàn có 1 vượn đực trưởng thành và 1 vượn cái trưởng thành; (3) đàn có 2 vượn đực và 1 vượn cái trưởng thành; (4) đàn có 1 vượn đực trưởng thành, 1 vượn cái trưởng thành và 1 vượn bán trưởng thành; (5) đàn gồm 2 vượn đực trưởng thành, 1 vượn cái trưởng thành và 1 vượn bán trưởng thành; (6) đàn gồm 1 vượn đực trưởng thành, 2 vượn cái trưởng thành và 1 vượn bán trưởng thành; Âm thanh của vượn đực có tần số giao động từ khoảng 850 kHz đến 1.500 kHz, trong khi đó âm thanh của vượn cái có tần số giao động rất lớn, từ tần số thấp khoảng 400 kHz đến tần số cao khoảng 2.200 kHz.

Nghiên cứu của Trần Mạnh Long với lồi Vượn đen má vàng phía nam (Nomascus gabriellae) tại VQG Cát Tiên bằng phương pháp phân tích phổ âm thanh thu được từ máy ghi âm tự động, nghiên cứu đã xác định được cấu trúc đàn vượn tại khu vực nghiên cứu gồm 05 cấu trúc đàn cơ bản: (1) cấu trúc đàn chỉ có vượn đực, (2) cấu trúc đàn có 01 vượn đực và 01 vượn cái, (3) cấu trúc đàn có 01 vượn đực và 02 vượn cái trưởng thành, (4) cấu trúc đàn có 01 vượn đực, 01 vượn cái và 01 vượn bán trưởng thành, (5) cấu trúc đàn gồm 02 vượn đực, 02 vượn cái và 01 vượn bán trưởng thành. Cấu trúc đàn vượn chủ yếu ở khu vực nghiên cứu gồm 01 vượn đực và 01 vượn cái hoặc 02 vượn cái. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy Vượn đen má vàng phía nam (Nomascus gabriellae) có thời điểm bắt đầu hót trong ngày nhiều nhất từ lúc 5h30’ đến 6h00’ sáng, và thời điểm vượn kết thúc hót nhiều nhất từ 6h00’ đến 6h30’ sáng, nên khi điều tra, giám sát người điều tra phải xây dựng phương án hay kế hoạch điều tra, giám sát thích hợp cho cả q trình điều tra để có kết quả tốt nhất.

Nhận xét: Qua kết quả nghiên cứu tổng quan, tác giả có những nhận

- Việt Nam có tất cả 06 lồi vượn, các loài này đều thuộc giống vượn mào (Nomascus); Giữa các lồi có sự khác nhau về đặc điểm hình thái, kiểu gen. Phân bố của 6 loài này trải dài từ Bắc vào Nam, cả 6 lồi vượn đều có mức độ bảo tồn rất cao trong đó 02 lồi ở cấp nguy cấp (EN), 04 loài ở mức rất nguy cấp (CR), chất lượng mơi trường sống của các lồi vượn bị đang suy giảm nghiêm trọng, các khu rừng đặc dụng bị phân mảnh, một số quần thể với số lượng cá thể ít nhưng khơng thể kết nối với các quần thể khác nên ít có ý nghĩa trong bảo tồn.

- Điều tra các loài vượn trước kia thường sử dụng phương pháp thủ công, điều tra theo tuyến hoặc theo điểm, những năm gần đây ngồi việc điều tra bằng con người thì thiết bị ghi âm hoặc phần mềm ghi âm tự động được sử dụng, nhằm giảm thiểu chi phí, đồng thời tăng hiệu quả của công tác điều tra, với việc ghi nhận sự xuất hiện của các lồi vượn nhờ tiếng hót ở các file ghi âm, sau khi phân tích và đối chiếu với các phổ âm thanh chuẩn.

- Sử dụng phương pháp “Khoảng cách” với các hàm và chuỗi mở rộng nhằm mô phỏng biến động của xác suất phát hiện đối tượng điều tra theo khoảng cách, từ đó tính tốn xác suất phát hiện đối tượng điều tra, kết quả này được sử dụng để hiệu chỉnh ước lượng mật độ quần thể.

- Ranh giới vườn quốc gia Vũ Quang thuộc vùng phân bố tự nhiên của Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys), loài này đã được ghi nhận trong một số cuộc điều tra, thực hiện đề tài khoa học tại VQG; Tuy nhiên dữ liệu về Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang hiện còn sơ sài, chưa được cập nhật về khu vực phân bố, cấu trúc đàn, kích thước quần thể... cơng tác giám sát loài này tại VQG cịn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần thiết phải có một nghiên cứu, đánh giá hiện trạng loài Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang để từ đó xây dựng phương án bảo tồn, kế hoạch giám sát loài này trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 43 - 47)