1.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về thể dục thể thao quần chúng
1.3.3. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và bảo tồn thể thao dân tộc
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đã chứng minh nhờ có nền tảng VH, tinh thần, thể lực của dân tộc, nhân dân ta đã phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết, sức sáng tạo to lớn để thắng “thiên tai, địch họa”, giữ vững nền độc lập và bản sắc văn hóa dân tộc. Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, thì vai trị của TDTT càng được khẳng định rõ nét về nâng cao sức khỏe, thể chất, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam mới trên trường quốc tế, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Tuy vậy, hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức đối với nền TDTT truyền thống của nước ta hiện nay. Quá trình hội nhập mở ra nhiều cơ hội để giao lưu VH với các quốc gia, trong đó có sự giao lưu trên lĩnh vực TDTT. Quá trình giao lưu quốc tế tạo cơ hội để các mơn TT hiện đại nhanh chóng du nhập vào nước ta, điều đó cũng đồng nghĩa với TT dân tộc có nguy cơ bị mai một. Chính vì vậy, đặt ra vai trị QLNN về TDTT là làm sao vừa phải tiếp thu các thành tựu trong quản lý TDTT, tiếp cận với các bộ môn TT hiện đại của thế giới, vừa phải bảo tồn các bộ môn TT dân tộc, tránh không để bị mai một, lãng qn. Cần tiếp thu có chọn lọc các mơn TT hiện đại, gắn liền với việc kiểm tra, kiểm sốt điều kiện đảm bảo để nhân dân tham gia khơng ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặt khác, cần phát huy vai trị của các CLB, hiệp hội, liên đồn TT, các sơn môn hệ phái
AT dân tộc tiếp tục bảo tồn, phát huy thế mạnh của các môn TT này. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường QLNN về hoạt động TDTTQC đáp ứng quá trình hội nhập, phát triển, đồng thời gắn với bảo tồn TT dân tộc