Kinh nghiệm tại một số địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 41 - 43)

phương Kinh nghiệm của tỉnh An Giang

Xác định TDTT đóng vai trị góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chính quyền tỉnh An Giang chú trọng QLNN về TDTTQC. Điều này đã được thể hiện bằng việc UBND tỉnh An Giang đã ban hành đề án “Phát triển TDTTQC tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác QLNN về TDTTQC của địa phương, trong đó tập trung:

Một là, đẩy mạnh phong trào tập luyện TDTTQC vùng nông thôn, chỉ

đạo quyết liệt cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Xây dựng, phát triển phong trào TDTTQC ở các cụm, tuyến dân cư vượt lũ, vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các giải TTQC phù hợp với từng đối tượng.

Thứ hai, tập trung nguồn lực thực hiện tốt chương trình giáo dục thể

chất trong trường học các cấp, duy trì thường xuyên các giải TT học sinh, sinh viên và HKPĐ các cấp. Đẩy mạnh phong trào mỗi CB, CC, VC, người lao động tự chọn một môn TT phù hợp để tập luyện nâng cao sức khỏe. Chú trọng phát triển phong trào rèn luyện thân thể cho người cao tuổi; phát triển các loại hình CLB TDTT trên địa bàn dân cư, cơ quan, trường học.

Thứ ba, chú trọng xây dựng các loại hình CLB TDTTQC, BD nghiệp vụ

cho lực lượng HDV, trọng tài các môn TDTTQC ở các địa phương, cơ quan, trường học. Mỗi xã, phường, thị trấn đảm bảo có 01 CB phụ trách cơng tác TDTT được BD về nghiệp vụ để tổ chức và hướng dẫn các hoạt động TDTTQC.

Thứ tư, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện cho TDTT ở

các địa phương. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, chính quyền xã, phường tiến hành quy hoạch quỹ đất xây dựng các cơng trình TT. Tận dụng cơng viên cây xanh, bãi đất trống để người dân tập luyện TDTT thường xuyên.

Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Tại thành phố Đà Nẵng, hoạt động TDTTQC đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, thể hiện trên một số nét nỗi bật sau:

Một là, Cấp ủy, chính quyền thành phố Đà Nẵng có nhận thức đúng

mức về vai trị, tầm quan trọng của phát triển TDTTQC. Vì vậy, đã có những chủ trương, chính sách đầu tư, chỉ đạo phát triển TDTTQC đúng mức. Chú trọng phát triển TDTTQC gắn liền với TT TTC và kinh tế TT.

Hai là, hoạt động TDTTQC tại thành phố Đà Nẵng phát triển khá đa

dạng, với nhiều hình thức, đối tượng khác nhau, tập trung là trong trường học, địa bàn dân cư, các cơ quan, lực lượng vũ trang... Thông qua việc tổ chức các hoạt động TDTTQC, đội ngũ CB, CC TDTT ở cơ sở đã được bổ sung, nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu phát triển TDTT QC trên địa bàn.

Ba là, khuyến khích XHH hoạt động TDTTQC, triển khai ngày càng rộng

rãi đến tận cơ sở. Tập trung xây dựng, ĐT, BD lực lượng CB, CC chuyên trách TDTT, giáo viên, HDV hoạt động TDTT QC tạo thành mạng lưới lan tỏa phong trào phát triển rộng khắp, bền vững. Xây dựng các mơ hình hoạt động TDTTQC phục vụ dịch vụ du lịch, TT biển, lễ hội TT quốc tế, tạo ra sự đổi mới mạnh mẽ từ nội dung đến phương thức hoạt động rèn luyện thân thể.

Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang

Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, phong trào luyện tập, thi đấu TDTT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã phát triển rộng khắp. Một số kinh nghiệm của Bắc Giang trong công tác QLNN về hoạt động TTTDQC là:

Trước tiên, Công tác QLNN về hoạt động TDTTQC nhận được sự đồng

thuận trong cả hệ thống chính trị địa phương, sự đồng tâm, hiệp lực của mọi tầng lớp nhân dân. Địa phương chú trọng khâu tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân ý nghĩa của việc tập luyện TDTT gắn với xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Hai là, chính quyền tỉnh Bắc Giang rất chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng,

cơng trình TT, thiết chế phục vụ hoạt động TDTTQC. Chú trọng XHH TDTT.

Ba là, Đa dạng hóa hình thức hoạt động, đáp ứng nhu cầu phong phú

của mọi đối tượng. Với phương châm mỗi người lựa chọn một môn TDTT phù hợp nên đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia luyện tập. Tỷ lệ người tập thường xuyên so với số dân toàn tỉnh là hơn 30%, số gia đình thể thao chiếm 11,65%. Tồn tỉnh cũng có gần 2.000 Câu lạc bộ TDTT.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w