Qua nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về hoạt động TDTTQC của một số tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Nam như sau:
Thứ nhất, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền
đối với sự nghiệp phát triển TDTT, nhất là hoạt động TDTTQC, trong đó, QLNN giữ vai trị chủ yếu. Đảm bảo tốt quan hệ giữa phát triển TT TTC với hoạt động TDTT QC và thể thao trường học. TT TTC vừa là động lực, vừa là hạt nhân góp phần phát triển hoạt động TDTTQC. TT trường học là cơ sở để phát triển TT TTC trong hoạt động TDTTQC.
Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các quy định của
pháp luật liên quan đến QLNN về hoạt động TDTTQC. Chính quyền các cấp cần tạo điều kiện cho hoạt động TDTTQC đến với mọi tầng lớp nhân dân. Lồng ghép hoạt động của ngành TDTT với các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp… để phát triển hoạt động TDTTQC, tổ chức các giải thi đấu phát triển phong trào…
Thứ ba, tăng cường QLNN về khai thác, sử dụng các cơng trình TT,
thiết bị TDTT hiện có, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu cần tập luyện, thi đấu của nhân dân. Thúc đẩy công tác XHH, tăng cường vận động thu hút các nguồn tài trợ, các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động TDTTQC, nhất là xây dựng cơ sở vật chất luyện tập và thi đấu. Gắn hoạt động TDTTQC với phát triển kinh tế du lịch và phục vụ các lễ hội VH.
Thứ tư, coi trọng việc hình thành lập các Liên đồn, Hội TDTT, CLB
TDTT từ cấp tỉnh đến cơ sở xã, phường, thị trấn. Khuyến khích các Liên đồn phát triển phong trào, từng bước tham gia các giải TT TTC.
Thứ năm, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc
thực hiện các chính sách, đảm bảo các quy định về điều kiện cơ sở vật chất, tiêu chuẩn hoạt động TDTTQC, quy định về tổ chức thi đấu, thực hiện XHH đối với các hoạt động TDTTQC ở cơ sở.
Tiểu kết Chƣơng 1
Chương 1 của luận văn đã tập trung xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về hoạt động TDTTQC. Chương 1 đẫ đề cập các khái niệm cơ bản, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về hoạt động TDTTQC, phân tích rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến công tác QLNN về hoạt động TDTTQC.
Chương 1 cũng đã tập trung nêu lên những nội dung cơ bản QLNN về TDTTQC, sự cần thiết tăng cường QLNN về lĩnh vực này. Đây là cơ sở, khung lý thuyết để làm cơng cụ cho phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động TDTTQC trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng như đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động TDTTQC. Ngoài ra, tác giả cũng dành dung lượng đáng kể đề cập đến những kinh nghiệm QLNN về hoạt động TDTTQC tại một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam, rút ra giá trị tham khảo cho tỉnh Quảng Nam trong việc nâng cao vai trò của QLNN đối với phát triển nền TDTT nói chung, và đối với sự nghiệp phát triển hoạt động TDTTQC nói riêng.
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NAM