Huy động các nguồn lực tài chính để phát triển cơng trình thể thao phục

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 68 - 81)

2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về thể dục thể thao quần chúng trên

2.3.3. Huy động các nguồn lực tài chính để phát triển cơng trình thể thao phục

thao phục vụ hoạt động thể dục thể thao quần chúng

Một là, đầu tư và huy động các nguồn lực tài chính

Từ năm 2016 và năm 2020 được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, Sở VH, TT & DL đầu tư kinh phí cải tạo nâng cấp một số cơng trình TT, mua sắm cơ sở vật chất phục vụ công tác tổ chức các giải TT, đáp ứng nhu cầu tập luyện và tổ chức thi đấu trong các đối tượng. Nhờ đó, hệ thống các cơng trình TT, thiết chế phục vụ hoạt động TDTTQC đã đầy đủ hơn, hiện đại hơn. Sở đã tham mưu quy hoạch lập dự án xây dựng 03 cơng trình TT cơ bản cấp huyện, thị xã, thành phố.

Năm 2016, 2017, 2018 UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở VH, TT

& DL cải tạo, sửa chữa, cải tạo và bổ sung xây khu nhà tập, nhà ở cho VĐV,

bổ sung trang thiết bị, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất tại nhà thi đấu đa năng, kinh phí trên 15 tỷ đồng. Ở cấp huyện, Sở đã tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ 200 tỷ đồng tiền đền bù giải phóng, san lấp mặt bằng xây dựng 03 cơng trình TT cơ

bản cấp huyện trong tồn tỉnh, hiện 05/08 đơn vị đã hồn thành giải phóng mặt bằng và san lấp mặt bằng. Thực hiện chương trình phịng chống tai nạn đuối nước trẻ em, trong năm 2018 Sở GD & ĐT đã xây dựng và đưa vào hoạt động 08 bể bơi tại các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn.

Đối với đầu tư và huy động các nguồn lực tài chính ở nhiều đơn vị làm rất tốt đã phát huy tối đa nội lực, tạo khơng khí vui tươi phấn khởi, đồng thuận trong nhân dân. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhiều hạng mục cơng trình sân bãi, dụng cụ tập luyện TDTT được đầu tư và sửa chữa, cải tạo, nâng cấp xây dựng phục vụ các kỳ đại hội TDTT.

Công tác XHH TDTTQC của tỉnh đã phát huy nguồn lực quần chúng trong việc tài trợ, đầu tư kinh phí cải tạo, nâng cấp, xây dựng, trang bị phương tiện tập luyện một số sân bãi, nhà tập, bể bơi phục vụ nhu cầu hoạt động tập luyện, thi đấu, giao lưu VH - TT. Liên đoàn, các Hội TDTT đã huy động nguồn lực gần chục tỷ đồng để thực hiện tổ chức các hoạt động trong năm.

Đại hội TDTT được tổ chức chính là cơ hội để địa phương thúc đẩy, tăng cường chất lượng hoạt động TDTTQC. Vì thế các địa phương đều chú trọng đầu tư, nâng cấp tu sửa các phương tiện, trang thiết bị tập luyện, thi đấu. Có nơi đầu tư hàng trăm triệu đồng cho hoạt động này. Chỉ tính riêng việc nâng cấp, cải tạo, tu sửa sân bãi tập luyện, thi đấu (bóng chuyền, bóng đá, khu vực thi điền kinh)… ở các địa phương cũng lên đến gần 4 tỉ đồng.

Hai là, cơng trình thể thao phục vụ hoạt động thể dục thể thao quần chúng

Qua Bảng 2.3 và 2.4 cho thấy các cơng trình thể thao phụ vụ hoạt động TDTTQC do Sở VH, TT & DL quản lý trực tiếp gồm khu liên hợp TDTT; nhà thi đấu đa năng; 1 sân vận động tỉnh; 1 nhà tập luyện; 1 nhà tập cầu lông đơn giản; 2 sân quần vợt và 1 sân bóng đá tỉnh.

Về các cơng trình thể thao phục vụ hoạt động TDTTQC cấp huyện, thị xã, thành phố quản lý: tổng diện tích đất dành cho TDTT cấp huyện, thị xã,

thành phố hiện có khoảng 15 ha. Cơ sở vật chất TDTT cấp huyện, thị xã, thành phố có: 16 sân vận động có khán đài; 16 nhà tập luyện, thi đấu.

Về các cơng trình TT phục vụ hoạt động TDTTQC cấp xã, phường, thị trấn quản lý: thực trạng quỹ đất cho TDTT chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định và chưa cụ thể (trên mặt bằng diện tích đất chưa được cấp giấy quyền sử dụng đất), chưa được thể chế hóa đồng bộ. Các cơng trình TT cấp xã, phường, thị trấn chủ yếu là sân bãi tập luyện TDTT đơn giản, chưa đồng bộ các thiết chế TDTT.

Với đặc thù và những ưu thế của tỉnh, các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã đầu tư xây dựng 07 nhà tập đơn giản và 15 sân tập đơn giản; ngồi ra cịn chỉ đạo Ban chỉ huy Quân sự các huyện, thị xã và thành phố Quảng Nam bố trí quỹ đất, xây dựng các hạng mục bảo đảm tập luyện và sát hạch thể thao quốc phịng. Tại Cơng an tỉnh, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ tập luyện và thi đấu TDTT khá phong phú: nhiều sân tập về quần vợt, cầu lơng, bóng chuyền, bóng bàn tại các trụ sở từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp phường.

Theo bảng 2.5 bên dưới các cơng trình TT phục vụ hoạt động TDTTQC do các doanh nghiệp, tư nhân thì một số doanh nghiệp và tư nhân đầu tư xây dựng một số cơng trình thể thao gồm bể bơi, nhà tập đơn giản để tập luyện các mơn thể thao như: cầu lơng, thể dục thể hình, tennis,… nhằm phục vụ kinh doanh, dịch vụ TDTT cho các đối tượng.

Nhìn chung cơng tác đầu tư cơ sở vật chất từ ngân sách nhà nước và huy động XHH khá đồng bộ, đáp ứng yêu cầu rèn luyện thân thể, hoạt động TDTT QC của mọi đối tượng. Qua khảo sát, nhân dân đánh giá khá cao sự quan tâm của chính quyền địa phương vè lĩnh vực này. Có đến 73,1% cho chính quyền tạo điều kiện và rất tạo điều kiện; chỉ 19.4% cho ít tạo điều kiện và 5.25% cho không tạo điều kiện [Biểu 2.4]. Tuy nhiên, vấn

đề nhân dân quan tâm, đề xuất chính quyền địa phương cần tạo điều kiện hơn đầu tư cơ sở vật chất cho TDTT QC với 62.5% đề xuất [Biểu 2.5].

5.2 2.3

19.4

Biểu 2.4: Nhận thức, mối quan tâm của chính quyền các cấp tỉnh Quảng Nam đến hoạt động TDTT QC

Biểu 2.5: Đề xuất của nhân dân đối với chính quyền địa phƣơng về TDTT QC

(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2021, theo Bảng 2.16)

2.3.4. Quản lý, tổ chức hoạt động thể dục thể thao quần chúng theo từng đối tượng

Tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh hoạt động TDTTQC trong tỉnh phát triển sâu rộng, với nhiều nội dung hình thức tập luyện phong phú, dược sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân nhưng gắn với từng nhóm đối tượng, cụ thể như sau:

Một là, tổ chức hoạt động thể dục, thể thao trong trường học

Tổ chức hoạt động TDTTQC trong trường học có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển TDTT của tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020, Sở Bộ GD & ĐT đã cùng với Sở VH, TT & DL thường xuyên phối hợp triển khai các chương trình giảng dạy giáo dục thể chất theo chương trình của Bộ GD & ĐT, thể hiện nội dung chính như sau:

Về chuẩn hóa đội ngũ giáo viên TDTT trong trường học: Đội ngũ giáo viên chuyên trách TDTT trong trường học không ngừng được củng cố, kiện toàn về số lượng, chất lượng. Đến nay, tồn tỉnh có hơn 720 giáo viên chuyên trách TDTT; 100% trường THCS, THPT đủ giáo viên; 100% trường học đảm bảo chương trình nội khóa về TDTT cho học sinh. Hệ thống tổ chức thi đấu HKPĐ và các môn thể thao đã được duy trì thường xun. Hầu hết giáo viên có trình độ Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp, trong đó trình độ Đại học chiếm tỉ lệ trên 40%, trong đó có 07 tiến sĩ, 20 thạc sĩ [Bảng 2.7]. Tuy nhiên về số lượng, theo thống kê cụ thể: Ở THPT là 110 giáo viên/37 trường, đạt bình qn mỗi trường có 3 - 4 giáo viên; ở THCS là 274 giáo viên/132 trường đạt bình qn mỗi trường có 2 - 3 giáo viên/trường; ở tiểu học là 90 giáo viên/150 trường đạt bình qn mỗi trường có 1 - 2 giáo viên. Số liệu trên so qui chuẩn, giáo viên chuyên trách TDTT ở khối trường này cịn thiếu, ít nhiều làm hạn chế hoạt động TDTTQC.

Về tổ chức thực hiện giáo dục thể chất nội khóa, ngoại khóa và thi đấu thể thao

Theo bảng 2.8 cho thấy Sở VH, TT & DL đã thường xuyên phối hợp với Sở Bộ GD & ĐT, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng hoạt động TDTTQC đối với lực lượng học sinh, sinh viên trường học; thực hiện chương trình giảng dạy, giáo dục thể chất nội khóa, ngoại khóa và tổ chức thi đấu hàng năm theo quy định của Bộ Bộ GD & ĐT. Do đó, tuy chưa có sự phát triển đột biến nhưng việc thực hiện chương trình giảng dạy TDTT nội khóa ngày càng có nề nếp, cơ bản đạt 100% các trường học đảm bảo theo quy định của Bộ Bộ GD & ĐT.

Hoạt động TDTTQC ngoại khóa trong các trường ngày càng được quan tâm hơn và có nhiều hình thức phong phú, sơi nổi, thu hút sự tham gia tích cực của các em học sinh, sinh viên, điển hình:

HKPĐ các cấp hàng năm, các hội thao, giải thi đấu, ngày hội thể thao của tuổi trẻ học đường được tổ chức chặt chẽ, có chất lượng ở cả bốn cấp (cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và tham gia các giải, HKPĐ toàn quốc). Hoạt đọng TDTT của khối đại học, cao đẳng được chú trọng, nhiều giải thi đấu dành cho sinh viên như: giải bóng đá sinh viên; giải bóng bàn - cầu lơng sinh viên truyền thống... thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn. Bên cạnh đó, các tổ chức Đồn, Hội, Đội trong nhà trường trên địa bàn đã tích cực xây dựng các mơi trường hoạt động TDTTQC ngoại khóa cho học sinh, sinh viên như thành lập các CLB TDTT, các giải TT trong dịp nghỉ hè... Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng và hình thành các đội tuyển tham dự các giải TT phong trào các cấp.

Tuy nhiên, chương trình giảng dạy nội khóa hoạt động TDTTQC ngoại khóa vẫn chưa được duy trì thường xuyên, chưa phù hợp với thực tiễn ở một số

trường, nhất là trong bậc tiểu học, trung học cơ sở, trọng điểm là vùng sâu, vùng

khó khăn.

Hai là, tổ chức hoạt động thể dục thể thao quần trong nhân dân ở nông thôn và đô thị.

Tổ chức hoạt động TDTTQC trong nhân dân ở nông thôn và đô thị tiếp tục có những chuyển biến tích cực, góp phần đưa hoạt động TDTTQC trong đối tượng này ngày càng phát triển sâu rộng, đi vào nề nếp.

Hằng năm, Sở VH, TT & DL đã cùng với Hội Nơng dân, Đồn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch liên tịch chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai công tác TDTT đến tận cơ sở. Sở VH, TT & DL cịn tích cực phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong triển khai phong trào xây dựng làng VH, khu dân cư VH, trong đó hoạt động TDTTQC là một tiêu chí quan trọng khơng thể thiếu khi thực hiện các phong trào này.

Công tác hướng dẫn, giúp đỡ trong tổ chức luyện tập, thi đấu đối với các địa phương cũng đã được Sở VH, TT & DL, phòng VH - TT cấp huyện tích cực xúc tiến. Qua đó, đã góp phần tổ chức thành cơng hơn 150 giải TT và lễ hội, thu hút hơn 10.000 người tham gia. Tiêu biểu lễ hội Dân tộc thiểu số các huyện miền nùi tỉnh Quảng Nam, hội đua thuyền, bơi chải làng Tam Thanh...

Một số điểm mới QLNN về hoạt động TDTTQC trong nhân dân ở nông thôn, đô thị hiện nay là hoạt động TDTTQC đã và đang được XH hưởng ứng một cách mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về rèn luyện thân thể của nhân dân. Tại các xã, phường, thị trấn hầu hết có quy hoạch quỹ đất cho TDTT với gần 80% cáp xã đã có sân bóng đá, bóng chuyền đơn giản.

Ba là, tổ chức hoạt động thể thao quần chúng trong các cơ quan, các đơn vị doanh nghiệp, tư nhân

Tổ chức hoạt động TDTTQC đối với lực lượng CB, CC, VC, người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp khá phát triển. Sở VH, TT & DL đã

chủ động phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức các giải thi đấu TDTTQC trong các cơ quan, doanh nghiệp, giúp đỡ thẩm định về quy chuẩn các nội dung liên quan đến hoạt động TDTTQC, cụ thể:

Hàng năm, Sở VH, TT & DL đã chủ động phối hợp với các ngành như Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động, Đồn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức các giải TT cho CB, CC, VC, người lao động như: Giải Cầu lơng, Bóng bàn, Quần vợt, giải Bóng đá mi ni đồn khối các cơ quan tỉnh, giải Việt dã, cầu lông, quần vợt CB, CC, VC, người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp…

Ngồi ra Sở VH, TT & DL cịn phối hợp tổ chức các giải TT của các ban, ngành, trung ương và địa phương tại tỉnh như các ngày hội VH - TT CB, CC, VC, người lao động của các ngành Thuế, Ngân hàng, Du lịch,.. Qua các giải thi đấu, đã tuyển chọn hàng trăm VĐV nghiệp dư tham dự các giải, hội thao tồn quốc của các tổng cơng ty, các bộ, ban, ngành, trung ương.

Bốn là, tổ chức hoạt động TDTTQC trong lực lượng vũ trang

Từ năm 2016 đến năm 2020 các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Sở VH, TT & DL trong cơng tác QLNN về hoạt động TDTTQC. Trong đó, chú trọng tổ chức các giải TT, hội thao toàn quân, tham gia các giải TT cấp tỉnh, toàn quốc; tổ chức các CLB TDTT, kiểm tra tiêu chuẩn chiến sỹ khoẻ…Ngoài ra, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh còn tổ chức hội thao nhằm đánh giá kết quả huấn luyện, rèn luyện thể lực và trình độ tổ chức của CB các cấp trong cơng tác huấn luyện thể lực và hoạt động TDTTQC ở các đơn vị.

Công an tỉnh tổ chức thường kỳ phong trào chiến sĩ công an khỏe, đơn vị công an khỏe, số cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể lên tới 100%. Song song với việc tổ chức các hoạt động TDTTQC của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh đã tuyển chọn và thành

lập nhiều đội tuyển TT tập huấn tham gia các giải của tỉnh và của ngành như: Giải bắn súng quân dụng, chiến sĩ công an khỏe, chạy việt dã vũ trang, giải cầu lơng, giải bóng bàn… ở tỉnh và qn khu. Các đơn vị trong lực lượng vũ trang tại tỉnh Quảng Nam còn tổ chức thi đấu giao lưu nhiều môn TT với các đơn vị kết nghĩa ngoài lực lượng nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn về TDTT và tăng cường mối đoàn kết học hỏi lẫn nhau, đưa phong trào ngày một phát triển.

Năm là, tổ chức hoạt động TTQC cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em có hồn cảnh khó khăn

Sở VH, TT & DL đã phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của tỉnh về hỗ trợ Hội Người cao tuổi, Hội Người khuyết tật tỉnh trong phát triển hoạt động TDTTQC phù hợp với từng đối tượng. Tích cực tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo hệ thống chính quyền các cấp xây dựng các biện pháp nhằm hỗ trợ cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em có hồn cảnh khó khăn tiếp cận với hoạt động TDTTQC dành cho các đối tượng này. Vì vậy, các CLB TT người cao tuổi, CLB TT người khuyết tật và CLB cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn tại các đô thị ngày tăng số lượng. Mặt khác, hằng năm Sở VH, TT & DL phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Báo Quảng Nam… tổ chức nhiều giải TT trong người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em có hồn cảnh khó khăn và cử các đồn VĐV người cao tuổi tham gia tập thi đấu các giải TT người cao tuổi toàn quốc do Tổng cục TDTT, báo Đại đoàn kết tổ chức hàng năm.

Tuy phong trào phát triển, song cơng trình TT chưa có khu vực dành riêng cho luyện tập, thi đấu đối với người cao tuổi, người khuyết tật, đây là

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 68 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w