Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về thể thao quần

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 88 - 93)

quần chúng tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến

Định hướng phát triển TDTT nói chung, TDTTQC nói riêng trong thời gian đến được đã được Đảng, Nhà nước khẳng định thông qua một số chủ trương, chính sách quan trọng. Trước hết, đó là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020; Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về ban hành

chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển

mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XIII… Tỉnh Quảng Nam đã cụ thể hóa thơng qua Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Số 11-NQ/TU “về phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao tỉnh

Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030”; Quyết

định Số: 2725/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 9 năm 2021 của UBND tỉnh Quảng Nam “Ban hành chương trình phát triển sự nghiệp TDTT tỉnh Quảng Nam

giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030” nhằm thực hiện Nghị quyết Số 11-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển sự nghiệp VH, TDTT tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 với những định hướng cơ bản sa như sau:

“Xây dựng nền TDTT của tỉnh phát triển đồng bộ, cân đối về cơ cấu và quy mơ, đa dạng hình thức, đáp ứng nhu cầu rèn luyện thân thể, nâng cao sức

khỏe, thể trạng, tầm vóc của người dân. Từng bước hồn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt các điều kiện tập luyện, đào tạo, huấn luyện, tổ chức thi đấu; xây dựng thiết chế thể thao các cấp đạt chuẩn. Nâng cao chất lượng hoạt động TDTT cho mọi người, thể thao trong trường học; chú trọng các hoạt động thể thao truyền thống; phát triển thể thao thành tích cao, thể thao mũi nhọn, thể thao giải trí, thể thao gắn với phát triển du lịch” [26].

Để thực hiện được mục tiêu trên, công tác QLNN về TDTTQC trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến cần hoàn thiện theo một số định hướng sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với QLNN về hoạt động TDTTQC

Nâng cao nhận thức, vai trị của Cấp ủy, chính quyền các cấp về QLNN hoạt động TDTTQC. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với TDTTQC. Trên tinh thần chỉ đạo của Đảng trong văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ XIII: “phát triển sự nghiệp TDTT, tạo điều kiện cơ sở vật chất để nhiều người dân được tham gia hoạt động rèn luyện sức khỏe” [8, Tâp 1, tr.266] làm cho toàn Đảng, tồn dân nhận thức sâu sắc vai trị của TDTT trong xây dựng đất nước. Qua đó, một mặt thay đổi hành vi, lối sống, tự giác trong rèn luyện thân thể, trở thành phong trào rộng lớn trong nhân dân. Mặt khác Cấp ủy, chính quyền các cấp cần đặt TDTT, VH ngang tầm với phát triển KT-XH và các lĩnh vực khác. Quan tâm đầu tư, xây dựng xây dựng tổ chức và bố trí CB, CC có phẩm chất và năng lực để lãnh đạo, quản lý công tác TDTT gắn liền với đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, nhất là năng lực triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch phát triển TDTT.

Hai là, huy động mọi nguồn lực nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thể thao quần chúng theo hướng phát triển bền vững.

QLNN về hoạt động TDTTQC không chỉ là trách nhiệm của ngành TDTT mà là trách nhiệm của tồn XH, của hệ thống chính trị, trong đó vai trị QLNN của UBND các cấp có tính chủ đạo. Việc tập trung mọi nguồn lực trong XH để đẩy mạnh hiệu quả QLNN về TDTTQC trong các lĩnh vực của đời sống xã hội là điểm xuyên suốt, lâu dài. Hiệu quả của TDTT chỉ có thể mang lại cho XH nhờ sự phối kết hợp của ngành TDTT tỉnh với các ngành, các cấp, các đoàn thể XH. Cần phải kết hợp hài hòa giữa QLNN bằng các quy định, quy chế pháp lý và quá trình tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đẩy mạnh công tác XHH nhằm huy động các nguồn lực, tiềm năng của địa phương để phát triển sự nghiệp TDTT.

QLNN về hoạt động TDTTQC phải hướng đến nâng cao nhận thức, tính tự giác, hình thành thói quen của của nhân dân trong rèn luyện, nâng cao sức khỏe, phát triển chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân. QLNN về TDTTQC đảm bảo nền TDTT phát triển sâu rộng, là kế thừa truyền thống của dân tộc, kết hợp giáo dục thể chất và xây dựng lối sống lành mạnh cho mọi người. Phát triển TDTTQC trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gắn liền với tổng thể chiến lược phát triển KT-XH của địa phương, nhất là dịch vụ du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế. QLNN về TDTTQC nhằm thực hiện hiệu quả chủ trương XHH, huy động nguồn lực đầu tư, phát triển TDTT gắn liền với bảo tồn, phát huy tinh thần thượng võ của dân tộc, của nhân dân Quảng Nam, đồng thời phục vụ tốt cho nhu cầu thụ hưởng VH, TDTT của nhân dân.

Ba là, phải tăng cường quản lý nhà nước về thể dục thể thao quần chúng gắn kết với phát triển thể thao thành tích cao

QLNN về TDTTQC phải trên quan điểm nhằm tạo mọi nguồn lực để phát triển thể thao TTC là một trong những định hướng quan trọng được

khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII “Đẩy mạnh phát triển TDTT toàn dân, thể thao cộng đồng, tập trung phát triển

AT TTC, TT chuyên nghiệp. Phát triển mạnh các phong trào rèn luyện thân thể” [8, Tập 2, tr. 141] Điều này thể hiện xu hướng cải cách hành chính và phát huy hiệu lực, hiệu quả của QLNN về TDTT ở mọi quốc gia có nền TDTT tiên tiến; thể hiện mối quan hệ xã hội hữu cơ của TTQC với TT TTC.

Q trình QLNN đối với TT TTC có hiệu quả, thúc đẩy TT TTC phát triển tốt phản ánh tài năng, tiềm lực và uy tín của dân tộc, đồng thời tạo động lực kích thích sự phát triển của TDTTQC. Ngược lại, QLNN về TDTTQC đạt hiệu quả tốt, từng bước đẩy mạnh phong trào TDTTQC phát triển, qua đó tạo nền tảng xã hội và nền tảng chuyên môn để phát triển TT TTC, trong đó TT trường học là điểm mấu chốt trong tiến trình phát triển TT TTC. Từ môi trường TDTTQC, nhất là trong trường học góp phần đào tạo, rèn luyện những nhân tố mới, có triển vọng bổ sung cho TT TTC.

Để thực hiện được định hướng đó, trong QLNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động TDTTQC gắn liền với việc lựa chọn, đào tạo tài năng TT, chú trọng đội ngũ kế cận có chất lượng; củng cố và phát triển lớp năng khiếu TT ở các địa phương, nhất là những môn trọng điểm. Đổi mới tổ chức, quản lý TT TTC theo hướng chuyên nghiệp; ưu tiên đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực XH hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo CĐV tiềm năng các môn TT.

Bốn là, gắn kết giữa quá trình quản lý nhà nước về thể thao quần chúng với phát triển thể thao cho mọi người và phát triển về văn hóa, du lịch, dịch vụ

Nâng cao hiệu quả QLNN hoạt động TDTTQC thông qua thúc đẩy

phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; gắn việc chỉ đạo phát triển phong trào TDTT với cuộc vận động “Toàn dân đồn kết

mới, xây dựng khu đơ thị văn minh. Phát triển phong trào TDTT cho mọi đối tượng, nhất là TT trường học, người cao tuổi, người khuyết tật và người lao động tại các khu công nghiệp. Bảo tồn, phát triển các môn TT dân tộc và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các hoạt động TDTT; chú trọng phát triển TDTT trong lực lượng vũ trang đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Mặt khác, xuất phát từ định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển dịch vụ và du lịch của tỉnh Quảng Nam, ngành TDTT tỉnh Quảng Nam cần phải đẩy mạnh QLNN về TDTTQC gắn liền với q trình QLNN về kinh tế, du lịch, văn hóa, trong đó tổ chức các hoạt động TTQC gắn liền với phát triển văn hóa, du lịch của địa phương, xem TTQC là nhân tố góp phần phát triển kinh tế - du lịch của tỉnh Quảng Nam.

Năm là, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thể thao quần chúng dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

Việc phải tiếp tục đổi mới cơ chế QLNN về TDTTQC, đẩy mạnh việc hồn thiện chính sách, tăng nguồn lực đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý về XHH TDTT là nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ, vật chất trong nhân dân, huy động tồn xã hội chăm lo sự nghiệp TTQC, góp phần tăng cường sức khỏe, xây dựng còn người mới, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, khuyến khích, tạo điều kiện để tồn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả TDTT ở mức độ ngày càng cao...

Nghị quyết Số: 08-NQ/TW của Bộ chính trị khóa XI, ngày 01 tháng 12

năm 2011 về về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh

mẽ về sự nghiệp TD, TT đến năm 2020 cũng đã khẳng định mục tiêu phát triển TD, TT và còn nguyên giái trị trong thời gian tới: “Đầu tư cho TD, TT là

đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất TD, TT và ĐT vận

động viên TTTTC; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển TD, TT, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động TD, TT” trong đó, yếu tố QLNN đóng vai trị quan trọng.

Quá trình XHH TDTT trong cần phải tiếp tục đổi mới triệt để cơ chế tổ chức quản lý TDTT, coi đây là khâu đột phá, tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng của nhân dân, của xã hội để phát triển TDTT. Đổi mới QLNN về TDTTQC, phát huy vai trị của các Liên đồn, Hội TT trong việc điều hành các hoạt động TT, đồng thời hình thành các tổ chức tương ứng để thực hiện các loại chức năng đó. Bảo đảm quản lý thống nhất các tổ chức XH về TDTT; kết hợp đổi mới tổ chức với đổi mới CB và đổi mới phương thức quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w