Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 25 - 30)

a) Nhân tố khách quan

Quyết định đầu tư các quỹ bảo hiểm, dù cho mục đích ngắn hạn hay dài hạn, đều là những quyết định có tính chiến lược, ảnh hưởng đến sự cân đối và tăng trưởng của quỹ. Về mặt tài chính, các quyết định đầu tư về dài hạn đều đòi hỏi một lượng vốn lớn để thực hiện. Do vậy, hiệu quả đầu tư quỹ trong tương lai phụ thuộc nhiều vào các hoạt động đầu tư quỹ ở thời điểm hiện tại. Việc quản lý đầu tư quỹ muốn hiệu quả phải nghiên cứu, suy xét đến nhiều

15

yếu tố, cân nhắc trước khi ra quyết định đầu tư. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư quỹ BHXH, BHYT, BHTN có thể kể tới như sau:

(1) Luật pháp và các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước: Nhà nước đóng vai trị là người hướng dẫn, điều tiết và kiểm soát các hoạt động kinh tế của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm nói riêng. Thơng qua các cơ chế chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế,… Nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các hoạt động đầu tư, tạo đòn bẩy cho hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm phát triển. Tuy nhiên, đơi khi chính những văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách của Nhà nước cũng gây ra những khó khăn cho hoạt động đầu tư quỹ. Nguyên nhân có thể là do sự xung đột mâu thuẫn giữa các văn bản pháp lý hay sự sai lầm trong chính sách kinh tế của Nhà nước.

Đối với hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm hiện nay, các quy định pháp lý về đầu tư quỹ vẫn còn khá chặt, nhiều khi cứng nhắc, mới chỉ quan tâm đến việc đảm bảo an toàn quỹ mà chưa chú trọng nhiều đến việc đầu tư hiệu quả, tăng trưởng cho quỹ. Bởi các quy định đầu tư quỹ hiện hành khơng khuyến khích đa dạng hóa đầu tư, cản trở việc linh hoạt ra quyết định đầu tư. Điều này thể hiện rõ trong Nghị định số 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động đầu tư quỹ BHXH, BHYT, BHTN chỉ có 5 hình thức đầu tư quỹ được thực hiện và hình thức đầu tư vào TPCP chính là ưu tiên hàng đầu. Hoạt động đầu tư muốn sinh lời thì phải thực hiện các giao dịch mua bán để tạo ra chênh lệch thu nhập. Tuy nhiên, đối với quỹ bảo hiểm khi mua TPCP thì chủ yếu là nắm giữ cho tới ngày đáo hạn, việc bán chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết và phải trình HĐQL quyết định đã làm cho quỹ mất cơ hội gia tăng quỹ khi thị trường TPCP có biến động theo chiều hướng tích cực. Điều này địi hỏi khi Nhà nước đưa ra các chính sách kinh tế, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng để hoạt động kinh tế,

16

hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm nói riêng được linh động, thuận lợi mang lại hiệu quả tối ưu.

(2) Điều kiện kinh tế: Tốc độ phát triển kinh tế cũng phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước cao kéo theo sức tiêu dùng, khả năng chi trả của người dân cũng tăng lên giúp cho tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi. Doanh nghiệp cũng vì thế sẵn sàng tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho

người lao động. Tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững cũng làm gia tăng thu nhập của người lao động, đây là điều kiện tiền đề để họ tham gia BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ và tích cực hơn.

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư quỹ luôn gắn liền với sự vận động của thị trường tài chính quốc gia. Các yếu tố như lãi suất, lạm phát, tỷ giá,… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư. Đặc biệt, lãi suất là một biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành

vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Đối với hoạt động đầu tư quỹ, khi phần lớn nguồn vốn dùng để mua TPCP thì sự biến động của lãi suất cũng ảnh hưởng đến giá của trái phiếu cũng như nguồn thu từ lãi đầu tư trái phiếu bởi giá cả của trái phiếu biến động ngược chiều với sự biến động của lãi suất.

(3) Chính sách tiền lương: Cơ sở để tính tốn mức đóng hưởng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định và chính sách tiền lương của từng doanh nghiệp (không thấp hơn mức lương tối thiểu của Nhà nước). Như vậy, khi mức lương tối thiểu tăng lên, mức đóng bảo hiểm cũng tăng lên làm cho số thu BHXH, BHYT, BHTN cũng tăng lên. Cùng với đó, với những đối tượng lao động trong khu vực Nhà nước, mức đóng BHXH, BHYT, BHTN cịn phụ thuộc hệ số lương nên khi Nhà nước điều chỉnh thang bảng lương thì mức đóng BHXH, BHYT, BHTN cũng tăng lên. Việc Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở tạo thêm động lực cho người lao động, khi

17

thu nhập tốt hơn họ cũng sẵn sàng chi trả cho các chế độ bảo hiểm cho bản thân và người phụ thuộc. Điều này vừa làm tăng quy mơ quỹ vừa góp phần ổn định đời sống xã hội cho người dân.

(4) Dân số và nguồn lao động: Dân số và nguồn lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn hình thành cũng như sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Cơ cấu dân số ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội. Dân số trẻ sẽ là điều kiện tiềm năng cho phát triển kinh tế trong tương lai nhưng lại là gánh nặng và áp lực cho xã hội. Dân số già chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dân số quốc gia sẽ làm tăng áp lực lên quỹ BHXH do phải chi trả nhiều cho các chế độ lương hưu, chăm sóc sức khỏe y tế,.. ảnh hưởng đến việc đầu tư cho kinh tế. Dân số trong độ tuổi lao động đóng vai trị quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng quỹ BHXH BHYT, BHTN nói riêng.

Theo thống kê, số lượng người tham gia BHXH, BHYT, BHTN đã có những chuyển biến tốt hơn. Đặc biệt, Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng” tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc.

Tuy nhiên, theo dự báo của Tổ chức lao động thế giới ILO, số người lao động tham gia BHXH ở nước ta chỉ mới chiếm một phần tư lực lượng lao động. Tỷ lệ bao phủ BHXH vẫn chưa cao, đặc biệt là đối với những người lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức. Theo số liệu được thống kê trên Tạp chí dân số thế giới, tỷ lệ sinh thay thế của Việt Nam là 1,9 tức là tỷ lệ sinh của Việt Nam là 1,9 con/1 mẹ. Tỷ lệ này phải đạt ở mức 2,0 mới đảm bảo được nguồn lao động thay thế cho tương lai. Cũng theo số liệu thống kê, số năm sống sau tuổi 60 của người Việt là 22,5 năm cho thấy chất lượng cuộc sống đang được cải thiện. Kết hợp với các yếu tố trên có thể thấy áp lực lên các quỹ BHXH, BHYT trong tương lai là rất lớn nếu chúng ta khơng có những biện pháp cân bằng quỹ thích hợp. Trong khi đó, World Bank cũng nhận định: “Tốc độ già hóa của Việt Nam hiện nằm trong nhóm nhanh nhất

18

thế giới, nhưng nó lại diễn ra trong bối cảnh mức thu nhập thấp hơn nhiều các nước cũng già hóa khác”. Điều này có thể làm cho quỹ hưu trí, tử tuất của chúng ta đứng trước nguy cơ khó cân đối trong tương lai gần.

(5) Điều kiện văn hóa xã hội: Điều kiện văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng đến quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Khi điều kiện văn hóa xã hội được đảm bảo, trình độ dân trí của người dân cũng tăng lên, khả năng tiếp cận đến các chính sách xã hội cũng tốt hơn. Khi nhận thức của người dân tăng lên, ngoài ý thức về việc đảm bảo các như cầu đời sống thiết yếu cho bản thân và gia đình, họ cũng mong muốn có được sự chi trả khi khơng may gặp các rủi ro như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp,… Chính điều này làm tăng tỷ lệ người tham gia BHXH, góp phần tăng quy mơ quỹ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư quỹ BHXH.

Tùy vào từng giai đoạn phát triển cụ thể của nền kinh tế, BHXH Việt Nam phải thường xuyên đánh giá, xem xét, phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên để đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý, đúng đắn.

b) Nhân tố chủ quan

Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BTHN mặc dù đã được quan tâm xây dựng, hồn thiện nhưng chưa theo kịp tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chưa tạo động lực, sức hút đối với người lao động, nhất là lao động ngoài khu vực nhà nước. Theo dự báo của ILO: “Nếu khơng có sự đột phá trong cải cách chính sách BHXH tại Việt Nam cũng như sự hỗ trợ tích cực của ngân sách nhà nước, thì đến năm 2030 sẽ có hơn 38,7 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 62% lực lượng lao động trong độ tuổi chưa tham gia và không được bảo vệ bởi chính sách BHXH.

Cơng tác thơng tin tun truyền về BHXH, BHYT, BHTN cịn hạn chế, chưa làm cho người lao động và người tham gia BHXH, BHYT, BHTN nhận thức sâu sắc rằng, tham gia BHXH, BHYT, BHTN là đóng góp cho bản thân

19

mình, cho con cháu mình, đồng bào mình, hơn thế nữa đó cịn là nghĩa cử truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc. Các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương tăng tuổi nghỉ hưu khi cịn đang trong q trình nghiên cứu, lấy ý kiến tham gia của các tầng lớp nhân dân và các chủ thể có liên quan nhằm gia tăng kích động, thổi phổng các thơng tin về “vỡ Quỹ BHXH”, “vỡ Quỹ Lương hưu”, “người lao động sẽ khơng có lương hưu”,... để xun tạc chính sách BHXH, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân và người lao động.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w