3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư
3.2.2. Lựa chọn hình thức đầu tư và đa dạng hóa danh mục đầu tư
a) Để đa dạng hóa được danh mục đầu tư thì việc đầu tiên là phải tiến hành phân loại đối với nguồn quỹ BHXH để có cơ sở đầu tư.
(1) Đối với nguồn vốn ngắn hạn (dưới 1 năm): đầu tư vào các loại kỳ phiếu, trái phiếu, gửi tiền tại các ngân hàng thương mại…
(2) Đối với nguồn vốn trung hạn (1-5 năm) đầu tư vào các công cụ nợ như trái phiếu doanh nghiệp hoạt động tốt, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi của các Ngân hàng thương mại…
(3) Đối với nguồn vốn dài hạn (trên 5 năm) đầu tư mua các loại TPCP, TPCP bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; mua cổ phần doanh nghiệp: liên doanh góp vốn vào các ngành kinh tế trọng điểm quốc gia; đầu tư vào lĩnh vực bất động sản: xây dựng nhà ở, hạ tầng đô thị.
b) Đến thời điểm nguồn vốn của quỹ đủ lớn và kinh tế vĩ mơ ổn định, xem xét trích một phần kết dư quỹ đầu tư ủy thác quốc tế để đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm rủi ro và tăng hiệu quả và lợi suất đầu tư cho quỹ.
88
Bên cạnh đó quy định hạn mức cụ thể đầu tư đối với từng lĩnh vực. Hạn mức đầu tư là chỉ số vốn đầu tư tối đa mà quỹ BHXH có thể sử dụng để đầu tư vào một tài sản, một dự án hay một danh mục nào đó.
Đối với lĩnh vực an tồn: Chủ yếu là đầu tư thơng qua tổ chức tài chính tiền tệ của Nhà nước: cho NSNN vay, đầu tư vào các cơng cụ nợ do Chính phủ phát hành thì nên sử dụng khoảng 80% nguồn vốn đầu tư từ quỹ BHXH.
Đối với lĩnh vực đầu tư có khả năng sinh lời cao nhưng rủi ro nhiều hơn như: Bất động sản, trực tiếp đầu tư vào các dự án, mua cổ phần doanh nghiệp, cho vay, đầu tư ra nước ngồi… thì chỉ nên sử dụng khoảng 20% nguồn vốn đầu tư từ quỹ.
3.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ thực hiện cơng tác đầu tư
Để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển khách quan của hoạt động đầu tư quỹ trong thời gian tới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư phải được trang bị kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính, ngân hàng. Bên cạnh đó, cần trang bị hệ thống phần mềm quản lý đầu tư quỹ chuyên nghiệp, nhằm nâng cao tính chủ động trong cơng tác đầu tư, giảm sai sót, rủi ro trong q trình đánh giá, phân tích, theo dõi các khoản đầu tư.
Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý và đầu tư quỹ (cán bộ phân tích tài chính, quản lý rủi ro và đầu tư quỹ...) thơng qua nhiều hình thức:
a) Tuyển dụng, th người có trình độ và kinh nghiệm về đầu tư.
b) Tổ chức các lớp đào tạo, gửi đi đào tạo chun mơn về thị trường tài chính và đầu tư quỹ trong và ngoài nước.
c) Ủy thác đầu tư kết hợp chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực đầu tư cho người làm công tác đầu tư quỹ bảo hiểm.
d) Nâng cao năng lực cán bộ làm cơng tác xác định mức phí đóng -
BHXH, BHYT, BHTN (người làm định phí) và xây dựng mục tiêu lợi nhuận của quỹ.