Có chiến lược đầu tư và mục tiêu từng giai đoạn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 107 - 112)

3.1. Định hướng hoạt động đầu tư trong thời gian tới

3.1.4. Có chiến lược đầu tư và mục tiêu từng giai đoạn

Ngày 28/2/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 242/QĐ- TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Quy trình đầu tư và kiểm soát rủi ro họat động đầu tư đầy đủ, chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cá nhân; quy trình ra quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư nhanh chóng, kjp thời, tạo sự chủ động, linh hoạt cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư. Kết quả đầu tư là kết quả của danh mục đầu tư tổng thể được xây dựng phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mục tiêu từng giai đoạn

a) Giai đoạn từ nay đến năm 2022

(1) Tiếp tục đầu tư vào các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành, đầu tư tại thị trường trong nước.

(2) Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng TPCP, tối -

thiểu bằng 70% tổng giá trị danh mục đầu tư; tăng dần tỷ trọng tiền gửi, kỳ tin phiếu, trái phiếu các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt có lãi suất cao hơn lãi suất TPCP.

(3) Xây dựng mơ hình đánh giá, dự báo các yếu tổ ảnh hưởng đến đầu tư quỹ BHXH, BHYT, BHTN, đảm bảo hoạt động đầu tư quỹ gắn liền với quản lý dịng tiền.

(4) Xây dựng và ban hành quy trình quản lý rủi ro đầu tư các quỹ

(5) Xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư quỹ để thể chế hóa tại Luật BHXH, Luật BHYT và Luật Việc làm.

(6) Hồn thiện cơ sở hạ tầng về tiếp cận thơng tin, dữ liệu, xây dựng bộ công cụ pháp lý về đầu tư quỹ.

(7) Kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy đầu tư và nâng cao năng lực đầu tư nhằm đáp ứng u cầu đa dạng hóa các hình thức đầu tư và đầu tư ở mức độ phức tạp hơn trong giai đoạn tới.

b) Giai đoạn từ sau năm 2023 trở đi

Từng bước đa dạng hóa danh mục, cơ cấu và phương thức đầu tư đảm bảo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả:

* Giai đoạn 2023-2025

(1) Danh mục đầu tư bao gồm:

- Cơng cụ nợ của Chính phủ (gồm: TPCP, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, cơng trái xây dựng Tổ quốc), trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu Chính quyền địa phương;

- Tiền gửi, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng thương mại Việt Nam được xếp hạng tín nhiệm cao.

- Các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng được Quốc hội, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

- Trái phiếu của doanh nghiệp phát hành ra cơng chúng được xếp hạng tín nhiệm cao.

- Cổ phiếu các tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (thuộc danh mục VN30).

(2) Cơ cấu đầu tư và phương thức giao dịch:

- TPCP có tỷ trọng - tối thiểu bằng 50% tổng giá trị danh mục đầu tư, trong đó ưu tiên TPCP dài hạn có kỳ hạn 10 năm trở lên.

- Tiếp tục đầu tư vào trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi dài hạn của các ngân hàng thương mại; Giảm tiền gửi ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

85

- Đầu tư các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội được Quốc hội, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong đó ưu tiên đối với các dự án bảo vệ môi trường, phát triển bền vững theo phương thức cho

vay, mua cổ phần, góp vốn vào các dự án đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp dự án hợp đồng đối tác công tư của theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công hoặc Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

- Từng bước đầu tư trái phiếu của doanh nghiệp phát hành ra

cơng

chúng được xếp hạng tín nhiệm cao.

- Từng bước đầu tư vào cổ phiếu niêm yết trên thị trường chúng khoán Việt Nam thuộc danh mục VN30.

(3) Phương thức đầu tư: Tổ chức phương thức đầu tư phù hợp, theo phương thức tự đầu tư hoặc ủy thác đầu tư. Phạm vi đầu tư tại thị trường trong nước.

* Giai đoạn 2026-2030

(1) Danh đầu tư: Tiếp tục danh mục đầu tư của giai đoạn 2023-2025. Đầu tư cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu các hình thức đầu tư mới (các khoản đầu tư thay thế).

(2) Cơ cấu đầu tư: Được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu đề ra trong

giai đoạn này, trong đó TPCP có tỷ trọng tối thiểu bằng 50% tổng giá trị danh mục đầu tư, ưu tiên đầu tư TPCP dài hạn có kỳ hạn 10 năm trở lên; tỷ trọng các tài sản còn lại trong phạm vi khung phân bổ tài sản do cấp có thẩm quyền quyết định.

(3) Phương thức giao dịch: Theo các phương thức quy định tại pháp luật liên quan phù hợp với từng loại sản phẩm đầu tư.

(4) Phương thức đầu tư: Tự đầu tư hoặc ủy thác đầu tư một phần. Phạm

vi đầu tư tại thị trường trong nước. * Giai đoạn từ năm 2030 trở đi

86

(1) Đầu tư trong nước: Mở rộng danh mục đầu tư sang các khoản đầu tư - thay thế (nếu có)

(2) Đầu tư quốc tế: Nghiên cứu mở rộng đầu tư ra nước ngoài với danh mục đầu tư:

- TPCP các quốc gia có nền kinh tế phát triển và được xếp hạng tín nhiệm cao (hạng A trở lên);

- Đầu tư ủy thác trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu xanh quốc tế được các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế bảo lãnh, cổ phần, cổ phiếu, hạ tầng cơ sở, bất động sản thông qua các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp.

(3) Phương thức đầu tư: Tự thực hiện hoặc ủy thác thông qua tổ chức đầu tư chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w