Đảm bảo cân đối các quỹ bảo hiểm, nguồn kinh phí đầu tư

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 93)

3.1. Định hướng hoạt động đầu tư trong thời gian tới

3.1.1. Đảm bảo cân đối các quỹ bảo hiểm, nguồn kinh phí đầu tư

a) Tiếp tục thực hiện sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong cơ quan BHXH Việt Nam gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ-TW và cơ chế tiền lương theo Nghị quyết số 27 NQ/TW nhằm giảm chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN, góp phần quản lý hiệu quả các quỹ bảo hiểm, cụ thể:

(1) Nghiên cứu thực hiện sắp xếp tổ chức theo khu vực liên huyện, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó; giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015. Giảm tối thiểu 10% chi hoạt động bộ máy của cơ quan BHXH Việt Nam tương ứng với số biên chế giảm.

(2) Từ năm 2021 đến năm 2030

- Tiếp tục tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức BHXH Việt Nam.

74

- Tiếp tục rà soát, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn 2019-2021 để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo hướng giảm dần tỷ lệ chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn tiếp theo.

b) Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định tại Luật BHXH, trong đó chú trọng:

(1) Sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia BHXH tối thiểu hưởng chế độ BHXH theo hướng linh hoạt đồng thời với việc điều chỉnh cách tính lương hưu theo các ngun tắc đóng - hưởng, cơng bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác. Đẩy nhanh quá trình gia tăng số lao động tham gia BHXH trong khu vực phi chính thức.

(2) Sửa đổi, khắc phục các bất hợp lý về chế độ bảo hiểm hưu trí hiện nay theo hướng linh hoạt hơn về điều kiện hưởng chế độ hưu trí, chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ BHXH một lần, tăng tuổi nghỉ hưu bình quân thực tế của người lao động.

(3) Thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình.

(4) Sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH, trong đó sửa đổi quy định về căn cứ đóng BHXH của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương của người lao động để khắc phục tình trạng trốn đóng, đóng khơng đủ BHXH.

(5) Điều chỉnh tỷ lệ tích lũy để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa phù hợp với thông lệ quốc tế.

75

(6) Thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ.

c) Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật BHYT và hệ thống pháp luật về BHYT

(1) Sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ về mức đóng, mức hưởng BHYT, mức đồng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT, danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT (Sửa đổi quy định tại Điều 22 về mức hưởng BHYT trong đó quy định mức đồng chi trả chi phí KCB BHYT từ phía người bệnh).

(2) Rà soát các quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật, sửa đổi đồng bộ các quy định đảm bảo thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT gắn với chất lượng dịch vụ, đồng thời có chế tài xử lý với các trường hợp không đảm bảo chất lượng dịch vụ, đảm bảo sử dụng quỹ BHYT hiệu quả (Sửa đổi khoản 5 Điều 31 Luật BHYT năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật BHYT năm 2014). Giao Bộ Y tế chủ trì ban hành bộ quy tắc thanh tốn chi phí KCB BHYT gắn với chất lượng dịch vụ.

(3) Nghiên cứu mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, đấu thầu tập trung cấp địa phương; đồng thời ban hành các quy định nhằm giảm giá thuốc. Ban hành quy định về việc tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc và thay thế biệt dược gốc (kể cả biệt dược gốc đã hết hạn bảo hộ) bằng thuốc generic trong điều trị và chi trả từ quỹ BHYT phù hợp với khả năng cân đối quỹ BHYT. Nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn riêng về đấu thầu tập trung đối với trang thiết bị, vật tư y tế.

(4) Ban hành đầy đủ quy trình chun mơn kỹ thuật nhằm khắc phục tình trạng lạm dụng chỉ định dịch vụ kỹ thuật và ngăn ngừa trục lợi quỹ BHYT. Sửa đổi quy định về liên doanh, liên kết, đẩy mạnh liên thông, công

nhận kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở khám, chữa bệnh gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ.

d) Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, chính sách BHTN, chính

sách việc làm theo hướng chú trọng xây dựng các giải pháp phịng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, hỗ trợ người lao động bị thất nghiệp.

e) Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng đối tượng tham gia BHXH (bao gồm cả BHXH tự nguyện), BHYT và BHTN thông qua:

(1) Đẩy mạnh tuyên truyền và truyền thơng về các chính sách BHXH, BHYT, BHTN để người dân hiểu, muốn tham gia và tham gia lâu dài.

(2) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng, thu, chi và quản lý tài chính; chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin giữa ngành BHXHvới ngành y tế (về khám bệnh, chữa bệnh BHYT, dược và vật tư), ngành lao động (về BHXH, BHTN) và ngành tài chính (với cơ quan thuế và với các đơn vị liên quan để quản lý tài chính, đầu tư quỹ bảo hiểm).

(3) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật để hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng vào quỹ bảo hiểm. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về thực hiện các quy định về chuyên môn, dịch vụ y tế nhằm tránh lạm dụng quỹ BHYT.

3.1.2. Hồn thiện khn khổ pháp lý về đầu tư

a) Đề xuất quy định các nội dung về đầu tư các quỹ bảo hiểm tại Luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Luật BHXH, Luật BHYT và Luật Việc làm

(1) Nguyên tắc đầu tư quỹ BHXH là an toàn, bền vững và hiệu quả để duy trì sự ổn định và phát triển quỹ BHXH trong dài hạn nhằm chi trả đầy đủ, kịp thời chế độ đối với người tham gia BHXH; Nguyên tắc đầu tư quỹ BHYT,

BHTN là an tồn, bền vững và hiệu quả, có thể thu hồi được khi cần. Từng bước đa dạng hóa danh mục và cơ cấu đầu tư.

(2) Đầu tư các quỹ bảo hiểm theo Chiến lược đầu tư dài hạn, Kế hoạch đầu tư trung hạn và Phương án đầu tư hàng năm.

(3) Quy định danh mục đầu tư theo tính chất sở hữu, khả năng sinh lời và mức độ rủi ro, phù hợp với nghĩa vụ chi trả của từng quỹ bảo hiểm.

(4) Hoạt động đầu tư các quỹ bảo hiểm được quản lý rủi ro chặt chẽ theo quy trình đầu tư và quản lý rủi ro nội bộ của đơn vị đầu tư và quy trình quản lý, đánh giá rủi ro của bộ phận độc lập. Thực hiện trích lập dự phịng rủi ro đối với từng hình thức và sản phẩm đầu tư. Hoạt động đầu tư các quỹ bảo hiểm được kiểm toán độc lập hàng năm.

(5) Về tổ chức bộ máy đầu tư:

Quy định hoạt động đầu tư được thực hiện bởi đơn vị độc lập trực thuộc BHXH Việt Nam.

HĐQL BHXH Việt Nam được kiện tồn theo hướng có các Hội đồng chun mơn, trong đó có Hội đồng chun mơn về đầu tư. Hội đồng chun mơn về đầu tư có chủ tịch là thành viên HĐQL BHXH Việt Nam và các thành viên gồm: đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia độc lập trong lĩnh vực kinh tế - tài chính và các thành viên khác do HĐQL BHXH Việt Nam quyết định.

* Đề xuất sửa Luật BHXH, Luật BHYT cụ thể như sau:

Sửa đổi quy định về đầu tư tại Luật BHXH theo hướng thay thế Điều 91 và Điều 92 bằng 01 chương riêng quy định về hoạt động đầu tư quỹ BHXH gồm 7 điều về các nội dung sau:

- 01 Điều về nguyên tắc đầu tư: Đầu tư quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững và hiệu quả nhằm duy trì ổn định và phát triển quỹ BHXH trong dài hạn để chi trả đầy đủ, kịp thời chế độ đối với người tham gia

78

BHXH; đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư, ưu tiên đầu tư vào TPCP, nhất là TPCP dài hạn; nghiên cứu từng bước mở rộng sang các sản phẩm có khả năng sinh lời cao, từng bước và có lộ trình đầu tư một phần tiền nhàn rỗi của Quỹ thông qua ủy thác đầu tư tại thị trường trong nước và quốc tế.

- 01 Điều quy định hoạt động đầu tư phải theo Chiến lược đầu tư dài hạn, Kế hoạch đầu tư trung hạn và phương án đầu tư được phê duyệt hàng năm; hoạt động đầu tư phải được kiểm soát rủi ro chặt chẽ. Mục tiêu lợi nhuận và phương án đầu tư hàng năm phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro, gắn với quản lý dòng tiền, trong bối cảnh tổng thể cải cách chính sách BHXH và trong mối tương quan hợp lý với tăng trưởng kinh tế.

- 01 Điều quy định về các hình thức đầu tư theo tính chất sở hữu, khả năng sinh lời và mức độ rủi ro, bao gồm:

+ Cơng cụ nợ của Chính phủ (gồm: TPCP, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, cơng trái xây dựng Tổ quốc), trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu Chính quyền địa phương;

+ Tiền gửi, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng thương mại Việt Nam được xếp hạng tín nhiệm cao.

+ Các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng được Quốc hội, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

+ Trái phiếu của doanh nghiệp phát hành ra cơng chúng được xếp hạng tín nhiệm cao.

+ Cổ phiếu các tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.

- Các hình thức đầu tư thay thế khác (nếu có).

+ 01 Điều quy định về phương thức đầu tư: Phương thức đầu tư bao gồm đầu tư và ủy thác đầu tư thông qua tổ chức đầu tư chuyên nghiệp. Đối với trường hợp tự đầu tư, cho phép BHXH Việt Nam được mua, bán và thực

hiện các giao dịch khác theo quy định của pháp luật phù hợp với từng loại tài sản trong danh mục đầu tư.

Trường hợp ủy thác đầu tư vào chứng khốn có thu nhập cố định, phải xác định tỷ lệ sinh lời (sau khi đã trừ các chi phí có liên quan) trên số vốn ủy thác không thấp hơn lãi suất TPCP cùng kỳ hạn với thời gian ủy thác phát hành trong vòng 3 tháng trước ngày ký hợp đồng ủy thác (nếu không phát hành TPCP cùng kỳ hạn với thời gian ủy thác thì áp dụng mức lãi suất TPCP có kỳ hạn cao hơn gần nhất với thời gian ủy thác phát hành trong vòng 3 tháng trước ngày ký hợp đồng ủy thác).

+ 01 Điều quy định về quản lý rủi ro đầu tư: Hoạt động đầu tư phải được quản lý rủi ro chặt chẽ, thực hiện theo quy trình đầu tư và quản lý rủi ro nội bộ bộ phận đầu tư và quy trình quản lý, đánh giá rủi ro độc lập.

+ 01 Điều quy định về việc được sử dụng một phần từ tiền lãi đầu tư để đào tạo, chi trả tiền lương, tiền công và tiền thưởng cho các chun gia, cá nhân có chun mơn sâu được tuyển dụng hoặc thuê làm nhiệm vụ quản lý đầu tu, đầu tư, quản lý rủi ro. Mức chi trả tiền lương, tiền cơng, tiền thưởng và chi phí đào tạo do Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam quyết định.

+ 01 điều sung quy định: Trước mắt thực hiện kiểm toán độc lập hoạt động đầu tư quỹ, có lộ trình hướng tới thực hiện kiểm toán độc lập các quỹ bảo hiểm hàng năm.

+ Sửa khoản 4 Điều 5 Luật BHXH: Quỹ BHXH được sử dụng đúng mục đích, cơng khai, minh bạch; được quản lý và hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, và độc lập với nguồn tài chính của cơ quan quản lý quỹ.

+ Sửa Điều 90 Luật BHXH trong đó bổ sung nội dung chi từ chi phí quản lý gồm chi phí phát sinh từ hoạt động đầu tư quỹ.

80

+ Sửa Điều 95 về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam theo Đề án Kiện toàn và nâng cao năng lực HĐQL BHXH Việt Nam.

+ Sửa Điều 23 về trách nhiệm của cơ quan BHXH, trong đó bổ sung:

(i) Xây dựng Chiến lược đầu tư dài hạn, Kế hoạch đầu tư trung hạn, (bao gồm Khung phân bổ tài sản), phương án đầu tư hàng năm trình HĐQL.

(ii)Thực hiện các biện pháp đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH, BHYT, BHTN.

(iii) Xây dựng quy trình đầu tư và quy trình quản lý rủi ro đầu tư. (iiii) Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động đầu tư quỹ theo quy định.

- Sửa Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT năm 2014 như sau:

+ Sửa khoản 1 Điều 34 về nguyên tắc đầu tư thành: Quỹ BHYT được quản lý đúng mục đích, cơng khai, minh bạch; được quản lý và hạch tốn độc lập với các quỹ khác và với nguồn tài chính của cơ quan quản lý quỹ.

+ Sửa Điều 35 thành: Số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHYT được sử dụng để đầu tư theo danh mục, cơ cấu đầu tư phù hợp với nghĩa vụ chi trả của quỹ, do BHXH Việt Nam tự thực hiện, tại thị trường trong nước.

* Sửa khoản 1 Điều 59 Luật Việc làm tương tự Khoản 1 Điều 34 và Điều 35 Luật BHYT.

b) Đề xuất quy định các nội dung sau về đầu tư các quỹ bảo hiểm tại các văn bản triển khai, hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm, cụ thể:

(1) Đề xuất xây dựng và ban hành Nghị định quy định chi tiết về đầu tư các quỹ bảo hiểm (thay thế Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH, BHYT, BHTN), trong đó:

- Quy định cụ thể lộ trình đa dạng hóa danh mục đầu tư, cơ cấu, phương thức đầu tư, phương thức giao dịch phù hợp với mục tiêu của từng

giai đoạn, năng lực của BHXH Việt Nam và sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước;

- Quy định cụ thể nguyên tắc và quy trình đầu tư và quản lý rủi ro đầu tư, trích lập dự phịng rủi ro đối với từng nhóm tài sản và tài sản đầu tư. Quy trình đầu tư và quản lý rủi ro đầu tư quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của người làm cơng tác đầu tư để đảm bảo tính pháp lý, làm căn cứ thực hiện và giám sát hoạt động đầu tư. Giao: Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt phương án đầu tư hàng năm và giám sát việc thực hiện. Lãnh đạo BHXH Việt Nam, lãnh đạo đơn vị đầu tư và người đầu tư trực tiếp quyết định phạm vi, hạn mức đầu tư theo thẩm quyền trong trong phạm vi, hạn mức rủi ro cho phép.

- Quy định cụ thể điều kiện ủy thác đầu tư quỹ.

(2) Đề xuất xây dựng Nghị định về HĐQL BHXH Việt Nam, trong đó

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w