Hệ thống văn bản pháp lý về đầu tư

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 49 - 55)

2.1. Khái quát về quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo

2.1.2. Hệ thống văn bản pháp lý về đầu tư

a) Trước khi có Luật BHXH năm 2006

Từ năm 1995 đến năm 1998, quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước. Trong giao đoạn này quỹ BHXH khơng có kết dư nên chưa phát sinh hoạt động đầu tư từ quỹ.

Từ năm 1998 đến năm 2003 tại Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg ngày 26/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam quy định như sau:

Việc quản lý đầu tư và đầu tư quỹ BHXH được giao cho BHXH Việt Nam thực hiện “BHXH Việt Nam được sử dụng tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHXH để thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ. Việc dùng quỹ BHXH để đầu tư phải đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, bảo tồn được giá trị và có hiệu quả kinh tế xã hội”. Theo đó, từ năm 2003 BHXH Việt Nam phân công cụ thể cho Ban Kế hoạch - Tài chính thực hiện.

Về hình thức đầu tư qũy BHXH gồm: Mua trái phiêu, tín phiếu của KBNN và các ngân hàng thương mại Nhà nước; cho vay đối với NSNN, Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia (nay là Ngân hàng phát triển); các Ngân hàng thương mại Nhà nước; đầu tư vay vốn vào một số dự án doanh nghiệp lớn của Nhà nước có nhu cầu về vốn được Thủ Tướng Chính phủ cho phép và bảo trợ.

Việc phân bổ và sử dụng tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH như sau: Được trích 50% trong 5 năm để bổ sung vốn cho xây dựng cơ sở vật chất của tồn hệ thống BHXH, trích 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng 3 tháng lương thực tế tốn ngành. Phần cịn lại bổ sung vào quỹ BHXH để bảo toàn và tăng trưởng.

37

Từ năm 2003 đến năm 2006: Quỹ BHXH bao gồm nguồn thu từ đóng BHYT bắt buộc và tự nguyện. Về nguyên tắc quản lý quỹ BHXH không thay đổi so với giai đoạn trước. Về hình thức đầu tư từ quỹ BHXH bổ sung hình thức mua kỳ phiếu, cơng trái của KBNN và các Ngân hàng thương mại Nhà nước, bổ sung Ngân hàng chính sách xã hội vào đối tượng được vay vốn của quỹ BHXH, đồng thời bãi bỏ hình thức đầu tư vay vốn vào một số dự án doanh nghiệp lớn của Nhà nước có nhu cầu về vốn được Thủ Tướng Chính phủ cho phép và bảo trợ. Về phân bổ, sử dụng tiền đầu tư sinh lời quy quỹ quy định: Trích kinh phí quản lý của hệ thống BHXH, nguồn kinh phí chi thường xun hoạt đơng hàng năm, mức trích bằng 4% trên số thực thu BHXH, BHYT phần do người sử dụng lao động và các đối tượng tham gia và áp dụng từ năm 2003 đến năm 2005 và thay quy định được trích 50% trong 5 năm để bổ sung vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất bằng quy định trích vốn đầu tư xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Từ khi Luật BHXH năm 2006 có hiệu lực (01/01/2007) đến hết 2015 Tại Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội đã quy định cụ thể chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện (tách riêng chế độ BHYT ra khỏi chế độ BHXH).

Nguyên tắc đầu tư từ quỹ như sau: Hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết. Các hình thức đầu tư bao gồm: Mua trái phiêu, tín phiếu, cơng trái của Nhà nước, của Ngân hàng thương mại Nhà nước; cho Ngân hàng thương mại Nhà nước vay; đầu tư vào các cơng trình kinh tế trọng điểm quốc gia; các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định.

Từ tháng 3/2011 đối tượng vay vốn từ quỹ BHXH bổ sung là NSNN. Về mức cho vay đối với NSNN do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định. Thời hạn cho vay đối với NSNN không quá 10 năm, đối với các ngân

38

hàng không quá 5 năm. Lãi suất cho vay đối với NSNN dựa trên lãi suất TPCP phát hành cùng kỳ hạn, trường hợp tại thời điểm cho vay khơng đầu thầu hoặc bảo lãnh TPCP có cùng kỳ hạn thì lãi suất sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam quyết định. Đối với các ngân hàng lãi suất do các bên tự thỏa thuận nhưng khơng thấp hơn mức lãi suất huy động bình quân cùng kỳ hạn của 4 Sở giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Hà Nội thuộc 4 hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước (Ngân hàng thương mại

cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam) tương ứng tại thời điểm

cho vay. Trong thời gian thực hiện hợp đồng cho vay, khi mức lãi suất huy động bình qn cùng kỳ hạn nêu trên có biến động tăng/giảm đến 30% so với mức lãi suất của hợp đồng đang có hiệu lực thì BHXH Việt Nam và bên vay xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay theo tỷ lệ tương ứng để đảmt bảo quyền lợi của các bên.

Về phân bổ, sử dụng tiền sinh lời từ quỹ BHXH: Trích 2% để lập quỹ dự phòng rủi ro để xử lý, bù đắp những rủi ro do nguyên nhân khách quan của hoạt động đầu tư quỹ; phần còn lại bổ sung vào các BHYT, BHTN theo tỷ lệ vốn kết dư bình quân của từng quỹ tương ứng. Tiền sinh lời của quỹ BHXH sau khi trừ chi phí quản lý được bổ sung vào quỹ BHXH, tiền sinh lời của quỹ BHTN được bổ sung vào quỹ BHTN, tiền sinh lời của quỹ BHYT được bổ sung vào quỹ dự phòng khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

Ngày 17/7/2012, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 113/2012/TT-BTC quy định chi tiết về hoạt động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm do BHXH Việt Nam quản lý.

Với việc ra đời của Luật BHXH năm 2006, tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đầu tư quỹ ngày càng được chú trọng và hoàn thiện theo hướng

39

chuyên trách. Ngày 01/4/2010 thành lập Phòng quản lý đầu tư trực thuộc BHXH Việt Nam theo quyết định số 440/QĐ-BHXH ngày 09/3/2010 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam; Ngày 05/2/2012 thành lập Ban Đầu tư quỹ trực thuộc BXHH Việt Nam theo Nghị định số 116/2011 của Chính phủ; Năm 2016 Ban Quản lý đầu tư quỹ được đổi tên thành Vụ Quản lý đầu tư quỹ theo Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ.

c)Từ khi Luật BHXH số 58/2015/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2017 đến nay Tại Điều 83 Luật BHXH số 58/2015/QH13 quy định, các quỹ thành phần của quỹ BHXH, gồm: Quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí tử tuất; tại điều 91 quy định nguyên tắc đầu tư “phải đảm bảo, an toàn hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư; tại Điều 93 quy định các hình thức đầu tư gồm: Mua TPCP; gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; cho NSNN vay và giao Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Tại Điều 59 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 quy định nguyên tắc đầu tư từ quỹ BHTN phải đảm bảo an toàn, minh bạch, hiệu quả và thu hồi được vốn khi cần thiết thơng qua các hình thức đầu tư: Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, trài phiếu của Ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ; cho NSNN, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hành chính sách xã hội, ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ vay; đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Điều 35 Luật BHYT quy định việc phân bổ sử dụng quỹ BHYT như sau: Số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHYT được sử dụng để đầu tư theo các hình thức quy định của Luật BHXH. HĐQL BHXH Việt Nam quyết

40

định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hình thức và cơ cấu đầu tư quỹ BHXH trên cơ sở đề nghị của BHXH Việt Nam.

Tại Điều 12 Nghị định số 30/2016/NĐ-CP quy định về việc phân bổ sử dụng tiền sinh lời hoạt động đầu tư quỹ như sau: Trích quỹ dự phịng rủi ro trong hoạt động đầu tư quỹ BHXH, BHYT, BHTN hàng năm tối đa không quá 2% số tiền sinh lời của hoạt động đầu tư cho đến khi số dư quỹ dự phòng rủi ro bằng 5% số dư nợ đầu tư vào các hình thức gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tiền sinh lời cịn lại sau khi trích bổ sung quỹ dự phòng rủi ro được phân bổ vào các quỹ và được sử dụng như sau:

(1) Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ BHXH sau khi trích chi phí quản lý

BHXH theo quy định của pháp luật, số còn lại bổ sung vào các quỹ thành phần theo tỷ lệ số dư bình quân của từng quỹ thành phần trên tổng số dư bình quân của các quỹ thành phần trong năm, quỹ thành phần của quỹ BHXH bao gồm:

- Quỹ ốm đau, thai sản;

- Quỹ tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp;

- Quỹ hưu trí, tử tuất.

(2) Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ BHYT được bổ sung vào quỹ dự phòng để điều tiết chung;

(3) Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ BHTN được bổ sung vào quỹ BHTN.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w