Khái niệm dân tộc thiểu số và miền núi

Một phần của tài liệu Xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh quảng bình (Trang 26 - 27)

1.1. Những vấn đề lý luận về chính quyền cơ sở

1.1.2. Khái niệm dân tộc thiểu số và miền núi

* Khái niệm “dân tộc thiểu số”

Tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 05/2011/NĐ- CP về công tác dân tộc “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “ Dân tộc đa số ” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, đó là dân tộc Kinh với 85,7% dân số cả nước[3] .

* Khái niệm “ vùng dân tộc thiểu số”

Tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc “Vùng dân tộc thiểu số” là địa bàn có đơng các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

* Khái niệm “ miền núi”

Thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi và Quyết định số 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Ủy ban Dân tộc trình Thủ tướng Chính phủ Cơng văn số 108/MNDT-VP ngày 4/9/1990 của Văn phòng Miền núi và Dân tộc yêu cầu tham gia ý kiến để xác định rõ địa bàn và đối tượng cụ thể thuộc phạm

vi thực hiện, trong đó khái niệm “miền núi” được hiểu là “đại bộ phận đất đai là đồi núi cao dốc, có nơi rất dốc và cao ngun, địa hình đa dạng phức tạp có nhiều sơng suối tạo thành độ chia cắt lớn, là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc thiểu số đó là miền núi”[24].

Một phần của tài liệu Xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh quảng bình (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w