3.1. Định hướng hoàn thiện chính quyền cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu
3.1.1. Tiếp tục sắp xếp, quy hoạch các đơn vị hành chính cấp xã và thí điểm mơ
điểm mơ hình chính quyền đơ thị và chính quyền nông thôn
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn theo xu hướng thu gọn, hiệu quả. Việc sắp xếp đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn theo tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện và Nghị quyết số 635/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021, là hợp lý. Theo đó tiếp tục giảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã, tổ dân phố từ đây đến năm 2030 theo đúng lộ trình, khơng để xảy ra tình trạng khơng thể bố trí, sáp nhập các đơn vị hành chính theo như đề án sáp nhập của tỉnh, trung ương và cũng khơng tổ chức thí điểm như trước nữa mà tiến hành ngay theo đúng trình tự của Nghị quyết của tỉnh và Trung ương. Quá trình sáp nhập phải đảm bảo phù hợp thực tiễn địa phương và đúng nguyên tắc luật định. Đảm bảo cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp: (1)Đảm bảo quy hoạch đô thị, tiến hành đề xuất phương án xây dựng kết cấu hạ tầng quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơ thị, khuyến khích liên kết và kết nối giữa các đơn vị hành chính cùng cấp để phát huy mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chú trọng vai trò dẫn đầu để thúc đẩy kinh tế, đảm bảo an sinh và cân bằng xã hội. (2)Đảm bảo quy hoạch nông thôn, sắp xếp thu gọn đơn vị hành chính cấp xã đối với những địa phương diện tích nhỏ, có điều kiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tương đồng. Giao quyền tự chủ cho địa phương và hổ trợ địa phương kêu gọi, hợp tác đầu tư, xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ bản, kết cấu hạ tầng nông thơn văn minh, hiện đại.
Thứ hai, xây dựng mơ hình chính quyền phù hợp tình hình địa phương. Chính quyền đơ thị, thì tiến hành giảm cấp trung gian, hướng đến mục tiêu gần dân, phục vụ nhân dân tốt hơn. Theo đó, đối với các thị xã, thành phố thuộc tỉnh, không tổ chức HĐND phường, xã, thị trấn, chỉ tổ chức các cơ quan hành chính thực hiện các nhiệm vụ theo cơ chế tản quyền của chính quyền thị xã, thành phố. Tăng cường phân quyền, phân cấp cho chính quyền đơ thị, bảo đảm quyền tự chủ. Với mỗi loại đơ thị cần có mơ hình tổ chức chính quyền phù hợp, đảm bảo yêu cầu phát triển của đô thị. Đối với các đô thị lớn hoặc khu vực lõi đã được phát triển hồn thiện thì tổ chức bộ máy và sự trao quyền rộng rãi hơn để đơ thị có khả năng tự quyết nhiều vấn đề phát triển và phức tạp như quy hoạch, hạ tầng và đất đai, các đô thị quy mô nhỏ, tổ chức bộ máy tinh gọn và được giao tự chủ các vấn đề thấp hơn. Thí điểm cơ chế người dân bầu trực tiếp, với chức danh người đứng đầu đô thị. Đồng thời tăng cường sự giám sát của HĐND và cơ quan có thẩm quyền cấp trên, các tổ chức xã hội và cá nhân công dân đối với hoạt động của người đứng đầu đô thị, trong những trường hợp nhất định có thể thực hiện phương thức bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với người đứng đầu đơ thị. Giúp việc cho người đứng đầu có cấp phó, cấp phó có thể nhân danh người đứng đầu đơ thị giải quyết công việc. Đội ngũ công chức thực hiện thí điểm theo mơ hình chuyên trách xã, phường, thị trấn trên cơ sở vị trí việc làm theo mơ hình việc làm nhưng đồng thời đảm bảo lương và phụ cấp đảm bảo hoạt động. Khuyến khích thời gian làm việc tối thiểu cho chính quyền theo tinh thần gói bảo hiểm xã hội của nhà nước cho công chức để họ gắn bó và có thu nhập ổn định khi về già. Tăng cường hiệu quả hoạt động đội ngũ công chức theo tinh thần khuyến khích tham gia thi tuyển vào vị trí lãnh đạo cấp cao của chính quyền trên cơ sở kinh nghiệm và trình độ để khuyến khích lao động và giá trị thặng dư cho chính quyền nhưng vẫn đảm bảo tính phục vụ người dân của chính quyền, và tính thực quyền trong hoạt động. Chính quyền nơng thơn, thì tiến hành giảm bớt số lượng chính quyền xã, thị trấn. Thí điểm xiệc xóa bỏ chính quyền cấp xã ở một số địa phương và chỉ tồn tại chính quyền cấp huyện nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn và nhu cầu phát triển địa phương. Thống nhất việc phân cấp quản lý theo đơn vị hành chính -
lãnh thổ. Cơ chế quyền lực là thống nhất, trên cơ sở nâng cao vai trò người đứng đầu và người đúng đầu cùng cấp, theo đó đối với chính quyền cấp xã tồn tại cơ chế chủ tịch mà khơng khuyến khích phó chủ tịch xã để tăng cường vai trị, trách nhiệm của người đứng đầu đối với đơn vị hành chính đó. Cơng chức ở xã tồn tại như một kênh thơng tin giải quyết các công việc liên quan đến người dân. Đội ngũ công chức vẫn phải đảm bảo vai trị theo chiều dọc với chính quyền quận, huyện để thực hiện cơng việc theo đúng mơ hình nhà nước Việt Nam nhằm đảm bảo tính pháp quyền, thứ bậc trong chính quyền các cấp. Ngồi ra, tăng cường đội ngũ không chuyên trách cấp xã ở thôn, bản, thị trấn, tổ dân phố để quá trình quản lý được gần dân hơn. 3.1.2. Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách nhằm phát huy tính dân chủ cơ sở trong hoạt động xã
Thứ nhất, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đảm bảo quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức với nguyên tắc làm việc theo chế độ thủ trưởng cho thỏa đáng. Trong thực tế hiện nay, cơ quan chính quyền xã đang làm việc theo chế độ thủ trưởng. Thực hiện hoạt động quản lý theo chế độ thủ trưởng nhằm đảm bảo tính chịu trách nhiệm của cá nhân người ra quyết định, tính quyết đốn, kịp thời, thống nhất của hoạt động quản lý. Nhưng nguyên tắc hoạt động này cũng dễ dẫn đến sự chuyên quyền, độc đoán làm hạn chế quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị. Vấn đề đặt ra là cần phải có quy định, hướng dẫn cụ thể để thực hiện hài hòa giữa đảm bảo quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức với nguyên tắc làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trước hết, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần phải nhận thức rõ việc thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị là một thiết chế hỗ trợ rất hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành cơng việc. Khơng nên nhìn nhận việc thực hiên dân chủ như là một đối trọng về lợi ích trong quản lý điều hành, hoạt động của cơ quan, đơn vị. Thực hiện dân chủ cơ sở tốt sẽ là cơng cụ giám sát có hiệu quả chính bản thân cơ quan, đơn vị, đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, cảnh báo sớm những sai phạm có thể xảy đến với các quyết định của người đứng đầu hoặc trong q trình tổ chức triển khai cơng tác của cơ quan, đơn vị. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, cần nhận thức
đầy đủ, sâu sắc hơn về quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Cán bộ, cơng chức, viên chức, người lao động được Nhà nước bảo đảm các quyền lợi theo quy định của pháp luật, được thực thi quyền làm chủ trong cơ quan, đơn vị. Đồng hành với những quyền lợi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tuân thủ pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, các quy định của cơ quan, đơn vị. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.
Thứ hai, phát huy trách nhiệm cụ thể trong việc thực hiện dân chủ của cán bộ, cơng chức, viên chức trong các cơ quan chính quyền xã. Thực trạng ở các cơ quan chính quyền xã hiện nay, vẫn có một bộ phận cán bộ, cơng chức, viên chức nhận thức về dân chủ và thực hiện dân chủ cịn phiến diện. Có người cho rằng dân chủ là được tự do phát ngôn và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng quan điểm riêng của mình. Ngược lại, có một bộ phận lại hiểu dân chủ một cách cứng nhắc, coi dân chủ như là phương tiện để đạt đến sự tập trung, không muốn cấp dưới độc lập suy nghĩ, tìm tịi khoa học, đồng nhất khoa học với chính trị, đồng nhất ý kiến nghiên cứu, trao đổi với quan điểm, đường lối của Đảng. Một số người đối lập dân chủ với tập trung, tách rời việc phát huy sáng kiến, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức với việc thực hiện kỷ luật, giữ gìn sự đồn kết thống nhất trong cơ quan, đơn vị. Vấn đề đặt ra là cần phải có cơ chế phát huy được trách nhiệm cụ thể của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện dân chủ ở các cơ quan chính quyền xã. Theo đó, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện dân chủ ở cơ sở: phải đảm bảo đúng trách nhiệm của mình trong thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức, viên chức. Khi cán bộ, công chức, viên chức đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể thì bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi; chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung cơng việc trong cơ quan, đơn vị… Mặt khác, kiên quyết xử lý cán bộ, cơng chức, viên chức có biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật, vi phạm quy chế dân chủ.
Thứ ba, tiếp tục hồn thiện, cụ thể hóa thể chế chung về dân chủ thành quy định phù hợp với đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị. Hiện nay, đa số các cơ quan chưa xây dựng được các quy định về quy chế phát ngôn, quy chế chi tiêu nội bộ, quy định về thanh tra nhân dân, quy định về quyền tham gia… của người lao động trong cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, thiếu những chế tài để xử lý tập thể, cá nhân lợi dụng dân chủ gây mất ổn định, ảnh hưởng đến sự đoàn kết thống nhất trong cơ quan; khơng cơng khai các chế độ, chính sách đối với người lao động…Vấn đề đặt ra là các cơ quan chính quyền xã cần xây dựng các quy định nhằm cụ thể hóa những quy định chung về thực hiện dân chủ. Các quy định này phải phù hợp với pháp luật của Nhà nước và được nhất trí thơng qua bởi cán bộ, cơng chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị. Theo đó, các văn bản quy định về dân chủ cơ sở cần được bổ sung thêm các chế tài về việc thực hiện quy chế đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị cũng như cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi không thực hiện đúng các nội dung mà quy chế dân chủ quy định nhằm đảm bảo cho quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện nghiêm minh, đúng quy định.
3.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động chính quyềncơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình 3.2.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã
Tiếp tục cải tiến phương thức làm việc của Thường trực, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND và nâng cao chất lượng hiệu quả phối hợp hoạt động giữa HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQVN và các cơ quan liên quan. Tăng cường phối hợp với Ủy ban MTTQVN trong hoạt động giám sát, khảo sát của Thường trực và các Ban HĐND. Phối hợp với Ủy ban MTTQVN cải tiến, nâng cao hoạt động tổ chức tiếp xúc cử tri. Duy trì chế độ giao ban giữa Thường trực HĐND với các tổ đại biểu HĐND. Tăng cường làm việc, trao đổi để thu thập thông tin, giúp cơ sở xử lý, giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc. Để quyết định các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã, thường trực HĐND, các tổ đại biểu và đại biểu HĐND phải dành thời gian đầu tư nghiên cứu Luật, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để quyết định đúng luật. Lựa chọn các đại biểu có đủ năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm để bầu làm
đại biểu HĐND. Các đại biểu HĐND phải thường xuyên nghiên cứu, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các thơng tin về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Cần bám sát ở tiểu khu để nắm bắt và phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc tại địa bàn ứng cử. Tham gia ý kiến, chất vấn tại kỳ họp. Thực hiện tốt việc tiếp xúc cử tri tại địa bàn ứng cử và tiếp xúc với đại biểu HĐND các cấp, thực hiện giám sát thường xuyên và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết HĐND. Tranh thủ và thực hiện tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Đảng uỷ, tăng cường phối hợp công tác với UBND, Uỷ ban MTTQVN, các ban ngành đoàn thể, các tiểu khu để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Phối hợp chặt chẽ với UBND trong việc thực hiện Nghị quyết HĐND, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết HĐND, đồng thời đôn đốc UBND triển khai thực hiện Nghị quyết và giải quyết các vấn đề vướng mắc và đơn thư khiếu nại của công dân. Phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban MTTQVN trong việc việc tổ chức cho đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri và việc giám sát tại địa bàn ứng cử.
Cải tiến tổ chức kỳ họp HĐND. Tập trung nâng cao chất lượng chuẩn bị nội dung kỳ họp, giữa hai kỳ họp tăng cường hoạt động khảo sát, giám sát của Thường trực, đại biểu nhất là đại biểu HĐND chuyên trách về các nội dung trình kỳ họp. Mở rộng hình thức thu thập thông tin thông qua hội nghị tư vấn, chun gia, gắn trách nhiệm đại biểu có trình độ chun mơn, kinh nghiệm trong các hoạt động của HĐND. Chuẩn bị kỳ họp phải thực hiện theo đúng quy định của Luật và các văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế hoạt động của HĐND, gửi tài liệu đến đại biểu HĐND nghiên cứu trước kỳ họp ít nhất 10 ngày. Khi cần thiết tổ chức kỳ họp bất thường để bàn, quyết định về những vấn đề cấp bách, quan trọng của địa phương. Chương trình kỳ họp HĐND dành tối đa 1/3 quỹ thời gian kỳ họp trình bày văn bản. Mở rộng dân chủ trong giám sát tại kỳ họp. Tăng cường trách nhiệm đại biểu đại diện cử tri dự kỳ họp. Định hướng phát biểu thảo luận, chất vấn tại kỳ họp. Phân công điều hành kỳ họp, thảo luận, chất vấn đúng trọng tâm nội dung chương trình và thời gian quy định để hiệu quả mang lại cao hơn. Phải tiếp tục cải tiến nội dung, nâng cao chất
lượng tổ chức các kỳ họp bảo đảm để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định theo quy định của Pháp luật. Tiến hành xây dựng các báo cáo, ban hành các Nghị quyết với chất lượng ngày cao hơn. Các Nghị quyết phải xác định đúng các chỉ tiêu, mục tiêu có giải pháp cụ thể, tập trung vào các vấn đề trọng tâm, các vấn đề chủ yếu của địa phương, đồng thời bảo đảm tính khả thi cao.