Khái niệm quản lý nhà nƣớc về hoạt động xuất bản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất bản tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 30)

Để nghiên cứu khái niệm QLNN đối với HĐXB, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản lý” và “quản lý nhà nước”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.

Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.

Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý chí của người quản lý. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý. Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì “Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý”. Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác

nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.

Quản lý nhà nước: QLNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng

quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc chủ nghĩa xã hội [34, tr.13].

Như vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử

dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. QLNN được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.

QLNN được hiểu theo hai nghĩa.

Theo nghĩa rộng: QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.

Theo nghĩa hẹp: QLNN chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. QLNN được đề cập trong Luận văn là khái niệm QLNN theo nghĩa rộng; QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành chiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật đến việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động của đối tượng bị quản lý và kiểm soát đối với đối tượng quản lý. Hoạt động QLNN chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được Nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

QLNN đối với HĐXB là sự tác động của Nhà nước lên các NXB, cơ sở in và phát hành thơng qua q trình xây dựng chiến lược, chính sách pháp luật; tổ chức, chỉ đạo; kiểm sốt HĐXB, tạo ra mơi trường thuận lợi nhất cho HĐXB phát triển đúng định hướng, góp phần nâng cao dân trí, có hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện biến động của môi trường trong nước và quốc tế. Khái niệm nêu trên bao gồm các yếu tố sau:

Thứ nhất: Mục tiêu của QLNN đối với HĐXB là phát triển HĐXB đúng

định hướng của Đảng và Nhà nước; nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; nâng cao hiệu quả kinh tế của HĐXB.

Thứ hai: Đối tượng quản lý là HĐXB tại các NXB, các cơ sở in và phát

hành.

Thứ ba: Chủ thể QLNN đối với HĐXB, theo nghĩa rộng là bộ máy QLNN

gồm nhiều cơ quan quản lý các lĩnh vực, các ngành khác nhau của nền kinh tế quốc dân; theo nghĩa hẹp là Bộ Thơng tin và Truyền thơng. Chính phủ thống nhất QLNN về HĐXB trong phạm vi cả nước. Bộ Thông tin và Truyền thơng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về HĐXB.

Cụ thể là:

1. Chủ trì, phối hợp xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của Nhà nước đối với HĐXB, quyền tác giả và quyền liên quan trong HĐXB và các biện pháp phòng chống in lậu, in giả, in nối bản trái phép XBP.

2. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong HĐXB; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong HĐXB.

3. Quản lý và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong HĐXB.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quy định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các chính sách tại Điểm b và Điểm c Khoản 2, Điểm b và Điểm c Khoản 4, Điểm b Khoản 5 Điều 7 Luật Xuất bản. 5. Cấp, cấp đổi, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề, xác nhận đăng ký trong HĐXB theo quy định của Luật Xuất bản và Nghị định này.

6. Nhận, quản lý, tổ chức đọc, kiểm tra XBP lưu chiểu và xử lý XBP vi phạm theo quy định của Luật Xuất bản, Nghị định và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

7. Hướng dẫn, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và ban hành thống nhất các biểu mẫu sử dụng trong HĐXB.

8. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong HĐXB; tuyển chọn và trao giải thưởng quốc gia đối với XBP có giá trị cao.

9. Yêu cầu tổ chức, cá nhân đình chỉ việc xuất bản, in, phát hành XBP theo

quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.

10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong HĐXB theo thẩm quyền.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện QLNN về HĐXB theo thẩm quyền:

1. Bộ Cơng an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh - trật tự và phòng, chống tội phạm trong HĐXB.

2. Bộ Cơng thương chủ trì, phối hợp với Bộ Thơng tin và Truyền thơng quy định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định và hướng dẫn thực hiện công tác quản lý thị trường trong HĐXB.

3. Bộ Tài ngun và Mơi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thơng quy định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết về bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường theo quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều 32 Luật Xuất bản.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thơng tin và Truyền thơng, Bộ Tài chính, cơ quan có liên quan quy định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các chính sách tại Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3 và Điểm a Khoản 5 Điều 7 Luật Xuất bản.

5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan liên quan quy định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định về phí, lệ phí, các chính sách ưu đãi về lãi suất vay vốn, thuế, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác, bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật để thực hiện các chính sách tại Điều 7, Điều 25, Điều 39 và Điều 41 Luật Xuất

bản.

- Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn QLNN về HĐXB tại địa phương:

1. Ban hành theo thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch phát triển HĐXB tại địa phương; ban hành, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước đối với HĐXB tại địa phương.

2. Cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi các loại giấy phép, giấy xác nhận đăng ký theo quy định của Luật Xuất bản và Nghị định này.

3. Nhận, quản lý, tổ chức đọc, kiểm tra XBP lưu chiểu và xử lý XBP vi phạm theo quy định của Luật Xuất bản, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với XBP do mình cấp giấy phép xuất bản.

4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong HĐXB theo quy định của pháp luật.

5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong HĐXB theo thẩm quyền.

Thứ tư, nội dung QLNN đối với HĐXB xét theo q trình quản lý, bao

gồm: Xây dựng chiến lược, chính sách; Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật; Kiểm soát HĐXB.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất bản tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w