Nguồn nhân lực trong các nhà xuất bản, in, phát hành

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất bản tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 92 - 94)

II Lĩnh vực In (04 TTHC)

5. Cấp giấy phép in gia công

3.2.4.2. Nguồn nhân lực trong các nhà xuất bản, in, phát hành

Phát triển đội ngũ cán bộ xuất bản của các NXB phụ thuộc rất lớn vào chất lượng ĐTBD. Để khắc phục sự hẫng hụt và nâng cao chất lượng đội ngũ này, cần tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận các cơ sở đào tạo phù hợp với vị trí việc làm và tơn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của NXB (kiến thức chuyên ngành; nghiệp vụ xuất bản), đồng thời phải cập nhật kiến thức về lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đưa số cán bộ trẻ đi thực tế dài hạn tại các địa phương, bộ, ngành.

Lựa chọn cán bộ đi đào tạo nâng cao kiến thức (thạc sĩ, tiến sĩ) theo đúng chuyên ngành, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cử đi học. Việc đào tạo cán bộ bậc cao thạc sĩ, tiến sĩ, cần phải chú ý đến năng lực, triển vọng phát triển.

ĐTBD và phát triển đội ngũ cán bộ xuất bản một cách toàn diện, cân đối trên các mặt: Rèn luyện lập trường tư tưởng chính trị, đạo đức, nhân cách khoa học; trang bị tri thức khoa học hiện đại, nắm bắt kịp thời những thành tựu khoa học mới, cả chuyên ngành, liên ngành ở trong nước và trên thế giới.

ĐTBD đội ngũ biên tập có trình độ lý luận chính trị, chun mơn cao, có năng lực cơng tác chuyên nghiệp, hiệu quả. Điều quan trọng tạo nên giá trị cốt lõi của NXB khơng chỉ ở các tác giả, mà cịn có sự đóng góp quan trọng của biên tập viên. Do vậy, cán bộ biên tập phải thực sự có trình độ chun mơn, nghiệp vụ

tốt, có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, khách quan, trung thực và độc lập. Để làm tốt điều này, lãnh đạo các NXB phải có kế hoạch, xác định lộ trình ĐTBD biên tập viên phù hợp.

Yêu cầu cơ bản đặt ra đối với đội ngũ cán bộ làm công tác xuất bản, đặc biệt là các biên tập viên phải có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có khả năng chọn lọc, tổng hợp, phân tích và xử lý trước những nguồn thơng tin chưa được kiểm chứng trong điều kiện bùng nổ thông tin nhanh, đa chiều cả ở trong nước và quốc tế từ cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0.

Ngồi kiến thức chuyên mơn sâu, địi hỏi đội ngũ cán bộ, viên chức làm cơng tác xuất bản phải có tính năng động, sáng tạo, có năng lực ngoại ngữ và tin học, kiến thức khoa học - cơng nghệ cần thiết để có thể tiếp cận và ứng dụng những công nghệ mới trong hoạt động quản lý và chuyên môn, tương ứng với phương thức xuất bản mới, sử dụng kênh truyền thông đa phương tiện, công nghệ quản lý, quản trị NXB, quản trị mạng lưới bán hàng...; phát triển đội ngũ biên tập viên theo hướng chuẩn hố, hiện đại hóa; tăng cường sự phối hợp giữa đối tác với các đơn vị làm công tác xuất bản nhằm bảo đảm về chất lượng và số lượng để đáp ứng yêu cầu của ngành Xuất bản nói chung, xuất bản điện tử nói riêng.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập xuất bản trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Những NXB truyền thống tại Thừa Thiên Huế nếu khơng thích nghi, bắt kịp tốc độ phát triển của khoa học - công nghệ, không kịp thời ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ cùng những lợi thế của xu hướng xuất bản số, xuất bản điện tử vào quy trình xuất bản, khơng có điều kiện về nguồn vốn để thay thế máy móc, trang thiết bị hiện đại, sẽ trở nên “yếu thế” trong cuộc cạnh tranh quyết liệt của thị trường. Vì vậy, các NXB sẽ phải thay đổi hệ thống tổ chức, quản lý và cơ chế, cách thức hoạt động của mình để phát triển, tương thích với các HĐXB dựa trên các nền tảng tích hợp, giao thoa cơng nghệ hiện đại và mơi trường số.

Tập trung triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại trong việc nâng cấp cơ sở dữ liệu và hoạt động tác nghiệp của biên tập viên, rút

ngắn thời gian gửi, nhận, kiểm duyệt, biên tập, quản lý chương trình, nội dung; bảo đảm nhanh, tiện lợi, minh bạch, hiện đại và đúng quy định.

Mỗi NXB cần căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động xây dựng chiến lược xuất bản dịng sách của riêng mình theo hướng chun nghiệp, tránh tình trạng “hỗn độn” các loại sách như hiện nay trên thị trường. Muốn làm được điều này, nhất thiết các điều kiện đi kèm phải đáp ứng tốt như cơ chế, chính sách, vốn, trang thiết bị cơng nghệ kỹ thuật, con người, mơ hình NXB phải được triển khai kịp thời...

Bên cạnh đó, cơng tác đẩy mạnh kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo và biên tập viên NXB là tăng cường quản lý hoạt động liên kết, hoạt động của văn phịng đại diện; coi trọng cơng tác quảng bá, truyền thông sách; phát triển xuất bản điện tử. Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản tìm giải pháp, chuyển đổi mơ hình hoạt động theo loại hình tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, hoàn thành việc chuyển đổi các NXB địa phương và các NXB phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin đối ngoại sang loại hình đơn vị sự nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) và Nghị quyết 08/2018/NQ-CP của Chính phủ.

- Giai đoạn đến năm 2025: Duy trì và phát huy nguồn nhân lực sẵn có, tăng số lượng biên tập viên có chứng chỉ biên tập viên. Đầu tư nguồn nhân lực phục vụ công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, kể cả trong và ngoài tỉnh.

- Giai đoạn từ năm 2026 - 2030: Tăng số lượng nhân lực trung bình từ 10 - 20% so với năm 2020. Xây dựng đội ngũ biên tập viên có trình độ cao, gắn liền xu hướng chun mơn hóa theo từng mảng nội dung.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất bản tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w