II Lĩnh vực In (04 TTHC)
5. Cấp giấy phép in gia công
3.2.4.1. Nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về xuất bản
Hằng năm, cơ quan QLNN HĐXB cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực của ngành, đánh giá đúng mặt được, chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó mà phát huy mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển ngành dài hạn từ 10 - 20 năm; đồng thời, là cơ sở để các cơ sở ĐTBD đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo đúng phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn trong từng giai đoạn cụ thể.
Cơ quan QLNN, ngoài chức năng QLNN cần tăng cường vai trò trung tâm cầu nối giữa các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo trong nước với doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nước ngoài trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành… Tăng
cường mối quan hệ hợp tác giữa ngành và các cơ sở đào tạo. Tạo tiền đề vững chắc phát triển sự nghiệp đào tạo, nâng cao chất lượng ĐTBD tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cán bộ cho ngành.
Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cơ quan xuất bản. Chú trọng ĐTBD cán bộ trẻ có bản lĩnh chính trị, năng lực chun mơn, phẩm chất đạo đức. Tăng cường cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực cho các cơ quan QLNN ở cấp tỉnh và cấp huyện.
Tập trung nghiên cứu ban hành cơ chế ưu đãi cho các NXB thực hiện, như cơ chế vay vốn ưu đãi, cơ chế hỗ trợ đặt hàng từ các nguồn lực và chương trình của địa phương. Tạo điều kiện huy động nguồn vốn: Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng xuất bản - in - phát hành, nhất là lĩnh vực xuất bản: Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách tỉnh cho các đơn đặt hàng phục vụ nhiệm vụ chính trị, tận dụng từ nguồn vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ nước ngoài để đầu tư xây dựng hệ thống phát hành. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ các mục tiêu khác: sử dụng nguồn vốn từ doanh nghiệp, xã hội để đầu tư xây dựng.
Đối với các dự án về in, phát hành: ưu tiên sử dụng vốn xã hội hóa. Huy động, thu hút các nguồn lực xã hội, bao gồm từ phía Nhà nước và tư nhân để đẩy mạnh liên kết giữa NXB với các cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đoàn thể và tư nhân, kể cả các tổ chức và người nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam. Đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động in và phát hành. Chú trọng phương thức huy động tối đa các thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh, trên khắp cả nước và nước ngồi có nhu cầu đầu tư ở Thừa Thiên Huế và nhất là xu hướng doanh nghiệp người Huế xa quê trở về đầu tư trong lĩnh vực xuất bản - in - phát hành theo quy định.
- Đầu tư sử dụng công nghệ, thiết bị in hiện đại. Ưu tiên đầu tư theo hướng chọn lọc công nghệ và thiết bị gắn với chun mơn hố sản phẩm chủ lực và gắn với lợi thế đầu tư của đơn vị. Đặc biệt cần chú trọng hơn về xuất bản điện tử. Hiện nay, tất cả các NXB tại Thừa Thiên Huế chưa xuất bản sách điện tử, đó là một
trong những yêu thế cần được đổi mới, tiếp cận và phát triển, đòi hỏi nguồn lực về con người, về trang thiết bị và vốn phải đáp ứng.
Tận dụng cơ chế ưu đãi của tỉnh, chính sách thu hút, hỗ trợ lao động, bảo đảm mức sống, thu nhập để đội ngũ làm xuất bản - in - phát hành có thể cống hiến cho sự nghiệp phát triển thông tin và truyền thông.
Tại Thừa Thiên Huế cần đẩy mạnh liên kết trong lĩnh vực xuất bản - in - phát hành trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy tối đa hiệu suất lao động, giải quyết các nhu cầu tại địa phương và từng bước phát triển, chú trọng đầu tư bảo đảm đủ nguồn nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành công nghệ hiện đại cho cơ quan QLNN.