Khái niệm chung

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật đối với người có công trên địa bàn thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Khái niệm chung

1.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật

Khi xây dựng pháp luật, Nhà nước ta mong muốn sử dụng chúng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Mục đích đó chỉ đạt được khi các chủ thể thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong đời sống thực tế.

Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước. Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau. Tất cả những hành vi, xử sự được tiến hành phù hợp với các yêu cầu của pháp luật đều được coi là việc chấp hành pháp luật. Đó là những hành vi, xử sự của các cá nhân, tổ chức phù hợp với các quy định của pháp luật, có ích cho xã hội, Nhà nước và cá nhân.

Vậy thực hiện pháp luật là q trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

Thực hiện pháp luật là hành vi thể hiện bằng cách hành động hoặc không hành động của một chủ thể được tiến hành phù hợp với những yêu cầu và quy định của pháp luật, không trái với những quy định pháp luật và không trái với những khuôn khổ pháp luật quy định.

Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự mang tính thụ động hoặc chủ động. Thực hiện pháp luật mang tính chủ động được thực hiện bằng một thao tác, hành vi nhất định. Thực hiện pháp luật mang tính thụ động có nghĩa là chủ thể khơng thực hiện hành vi, xử sự nào mà pháp luật cấm.

1.1.2. Khái niệm người có cơng

13

Người có cơng, trong tiếng Anh, là Meritorious person. Có các khái niệm khác nhau chỉ người có cơng. Người có cơng là những người khơng phân biệt tơn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng trí tuệ, thậm chí cả cuộc đời của mình cho sự nghiệp của dân tộc. Hay, người có cơng là những con người có thành tích đóng góp hoặc có những cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích dân tộc, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận theo quy định của pháp luật. Ở một cách hiểu khác, người có cơng là người bình thường, làm việc đại nghĩa, có cơng lao to lớn đối với đất nước, tự coi đó là nghĩa vụ đối với cộng đồng, không bao giờ kể công và khơng địi hỏi cộng đồng phải báo nghĩa [8, tr.8].

Có thể nói, người có cơng là một phạm trù quan trọng trong ý thức hệ con người Việt Nam. Bởi lẽ, trải qua lịch sử các cuộc kháng chiến trường kỳ và chiến tranh cứu nước, Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới có thể trở thành một đất nước tự do, phát triển như hiện nay cũng là nhờ một phần công lao rất lớn của những con người này. Do đó, Đảng và Nhà nước ta ln có những chế độ, chính sách đặc biệt nhằm quan tâm và ưu đãi những người có cơng với cách mạng và gia đình có cơng với cách mạng.

1.1.3. Thực hiện pháp luật đối với người có cơng

Thực hiện pháp luật đối với người có cơng là cơng cụ quan trọng trong quản lý xã hội trong lĩnh vực chính sách cơng. Đây được coi là những hoạt động nhằm thể chế hóa các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có cơng cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, tham gia một cách tích cực vào hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho người có cơng, góp phần đảm bảo công bằng xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để người có cơng xây dựng cuộc sống, tiếp tục khẳng định vai trò của họ trong xã hội.

Thực hiện pháp luật đối với người có cơng là tổng thể những bộ quy tắc ứng xử đối với người có cơng và thân nhân của họ. Theo đó, người có cơng được hưởng các chế độ, chính sách dựa theo cơng lao, mức độ cống hiến của

14

họ đối với đất nước. Pháp luật ưu đãi xã hội có các tính chất như: tính dân tộc, tính xã hội, tính nhân đạo. Đó là những quy định chung của nhà nước về việc ghi nhận cơng lao đóng góp, sự hy sinh cao cả của người có cơng, tạo mọi điều kiện, khả năng góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần đối với người có cơng.

Qua đó, thực hiện pháp luật đối với người có cơng là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hình thành trong việc tổ chức và thực hiện chính sách ưu đãi với người có cơng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Thực hiện pháp luật đối với người có cơng bao gồm cơng tác thực hiện bộ quy tắc ứng xử với người có cơng, quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với người có cơng, điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động ưu đãi với người có cơng, từ đó đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất, hiệu quả nhất các chế độ, ưu đãi đối với người có cơng.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật đối với người có công trên địa bàn thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w