Chủ thể thực hiện pháp luật đối với người có cơng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật đối với người có công trên địa bàn thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Chủ thể thực hiện pháp luật đối với người có cơng

Pháp luật đối người có cơng là cơng cụ quan trọng trong việc quản lý xã hội trong lĩnh vực này và chủ thể thực hiện pháp luật này chính là Đảng và các cơ quan Nhà nước chuyên trách có thẩm quyền.

Thực hiện pháp luật đối với người có cơng được thể chế hóa lần đầu tiên trong Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/02/1947 quy định chế độ lưu hưu thương tật đối với thương binh, tiền tuất đối với gia đình tử sĩ. Từ năm 1986 đến nay, trong vấn đề pháp luật đối với người có cơng, hệ thống pháp luật nước ta đã có những thay đổi quan trọng để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của thời kỳ đổi mới. Nhà nước đã đề ra nhiều văn bản luật ưu đãi xã hội đối với người có cơng, trong đó nổi bật nhất là việc ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng năm 1994 (Pháp lệnh ưu đãi năm 1994) và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước

15

“Bà mẹ Việt Nam anh hùng” năm 1994. Đây là hai văn bản pháp luật nhằm thể chế hóa Hiến pháp năm 1992, đánh dấu sự tiến bộ trong hệ thống chính sách ưu đãi xã hội đối với người có cơng, cùng với các nghị định, thơng tư hướng dẫn thi hành hai pháp lệnh này tạo thành hệ thống pháp luật về người có cơng. Năm 1998 và năm 2000, Pháp lệnh ưu đãi năm 1994 lại được sửa đổi cho phù hợp với điều kiện mới và q trình cải cách hành chính. Cơ quan hành chính với tư cách là cơ quan hành pháp đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết và tổ chức thực hiện đưa pháp luật vào đời sống xã hội. Năm 2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng thay thế Pháp lệnh ưu đãi năm 1994 vì khơng cịn phù hợp, chưa thực sự cơng bằng, Chính phủ và các Bộ cũng đã ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn. Năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng năm 2005. Ngày 09/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Uu đãi người có cơng với cách mạng. Ngày 15/5/2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có cơng với cách mạng và thân nhân.

Nội dung cơ bản của việc thực hiện pháp luật đối với người có cơng, gồm: ưu đãi về trợ cấp (trợ cấp ưu đãi một lần, trợ cấp tuất liệt sĩ, trợ cấp thương tật, bệnh tật cho thương bệnh binh, trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng, …); ưu đãi về kinh tế - xã hội (ưu đãi về y tế, giáo dục, đào tạo, lao động việc làm, tín dụng, nhà ở, đất ở…); chinh sách hỗ trợ qua vận động tồn dân thực hiện phong trao chăm sóc người có cơng với 5 chương trình: xây dựng nhà tình nghĩa, trao sổ tiết kiệm tình nghĩa; chăm sóc thương binh, bệnh binh nặng; bố mẹ liệt sĩ cô đơn, con liệt sĩ mồ côi; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng, cải tạo các công trinh ghi công, mộ, nghĩa trang liệt sĩ; quỹ đền ơn đáp nghĩa…

16

Thực hiện pháp luật đối với người có cơng của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua đã đi vào cuộc sống, có vai trị, ý nghĩa rất to lớn. Về bản chất, nó là chính sách đền ơn đáp nghĩa của cộng đồng, là sự phản ánh trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và cộng đồng trong việc chăm lo về mọi mặt đời sống tinh thần và vật chất đối với những người có nhiều cơng lao với dân, với nước trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước qua mọi thời kì.

Pháp luật đối với người có cơng là một chính sách đặc biệt giành cho những đối tượng đặc biệt. Vì thế, Nhà nước với vai trị và chức năng của minh, sử dụng các biện pháp khác nhau để xây dựng và triển khai đưa các chính sách ưu đãi đối với người có cơng vào cuộc sống. Khơng những vậy, Đảng và Nhà nước cịn vận động, kêu gọi và khuyến khích mọi người dân, các tổ chức tham gia các phong trào thiết thực nhằm mục đích thực hiện tốt nhất chính sách ưu đãi đối với người có cơng. Là sự thể chế hóa các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có cơng, các quyền ưu đãi của người có cơng và những đảm bảo về mặt pháp lý cho việc thực hiện các quyền đó. Pháp luật đối với người có cơng quy định những nguyên tắc, cách thức, phương pháp thực hiện các chế độ ưu đãi; điều chỉnh tất cả các hoạt động ưu đãi nhằm mục đích đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất, hữu hiệu nhất các chế độ, ưu đãi đối với đối tượng đặc biệt này.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật đối với người có công trên địa bàn thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w